CÁC NGÀNH CỦA ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG – CHUYÊN NGÀNH HOT NHẤT NĂM 2019
FTU – Ngôi trường mơ ước
Đại học Ngoại thương là niềm mong muốn của rất nhiều các bạn học sinh. Bài viết sẽ giúp trả lời cho câu hỏi như các ngành của Đại học Ngoại thương và điểm chuẩn? Mã ngành Đại học Ngoại thương? Quản lý đào tạo FTU? Đại học Ngoại thương gồm những ngành nào?…rất cần thiết cho các phụ huynh và học sinh. Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội
I. Giới thiệu trường Đại học Ngoại thương
Tên tiếng Việt: Trường Đại học Ngoại thương
Tên tiếng Anh: Foreign Trade University
Tên viết tắt: FTU
Mã trường Đại học Ngoại Thương:
-
Cơ sở 1, 3: NTH
-
Cơ sở 2: NTS
Địa chỉ và thông tin liên hệ:
– Cơ sở 1: 91 phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội, tên gọi Đại học Ngoại thương Hà Nội.
-
Điện thoại: (04)32595155 – (024) 32 595158
-
Website: ftu.edu.vn
– Cơ sở 2: 15 đường D5, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, tên gọi Đại học Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Điện thoại: (028) 35127254 – Hotline: (028) 35127257 – Fax: 028.35127255
-
Website: cs2.ftu.edu.vn
– Cơ sở 3: 260 đường Bạch Đằng, phường Nam Khê, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh, tên gọi Đại học Ngoại thương – Cơ sở Quảng Ninh.
Fanpage: https://www.facebook.com/daihocngoaithuongftu/
Bản đồ trường Đại học Ngoại thương Hà Nội
Logo:
Logo Đại học Ngoại thương
II. Các ngành của Đại học Ngoại thương
Đại học Ngoại thương là trường đào tạo đa ngành, đa nghề. Các ngành của Đại học Ngoại thương như sau:
Các ngành của Đại học Ngoại thương
Các ngành của Đại học Ngoại thương sẽ đào tạo cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về quản trị kinh tế và thương mại quốc tế, tạo sự tự tin để có thể thành công trong môi trường kinh doanh quốc tế. Sinh viên khi mới vào trường sẽ cần cân nhắc các ngành của Đại học Ngoại thương để lựa chọn các công việc tương lai.
III. Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương
1. Điểm chuẩn năm 2016
Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương năm 2016 – cơ sở Hà Nội
Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương năm 2016 – cơ sở HCM
Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương năm 2016 – cơ sở Quảng Ninh
2. Điểm chuẩn năm 2017
Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương năm 2017 – cơ sở Hà Nội
Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương năm 2017 – cơ sở HCM
Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương năm 2017 – cơ sở Quảng Ninh
3. Điểm chuẩn năm 2018
Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương năm 2018 – cơ sở Hà Nội và HCM
Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương năm 2018 – cơ sở Quảng Ninh
IV. Học phí trường Đại học Ngoại thương năm 2018-2019
1. Mức học phí
Đối với sinh viên theo hệ niên chế:
Số tiền nộp một học kỳ = Mức học phí phải nộp cho 1 năm/2 kỳ
Đối với sinh viên học theo tín chỉ:
Số tiền học phí phải nộp một học kỳ = Tổng số tiền học phí phải nộp cho toàn bộ các học phần đã đăng ký hoặc được bố trí học.
Số tiền nộp một học phần = a* b * c
Trong đó:
a: Mức học phí phải nộp cho 01 tín chỉ tại kỳ nộp học phí
b: Số tín chỉ của học phần đăng ký
c: Hệ số tín chỉ của học phần đăng ký
2. Hình thức nộp
Học phí được thu theo học kỳ theo hình thức thu nộp bằng tiền mặt và qua ngân hàng. Hàng năm Ban Kế hoạch – Tài chính sẽ quy định chi tiết hình thức thu nộp học phí thông qua bản “Hướng dẫn nộp tiền học phí”.
Thời hạn nộp học phí:
Để được học tập và dự thi bình thường, các sinh viên phải nộp học phí trong thời hạn sau:
+ Học kỳ I: Chậm nhất ngày 30 tháng 11 hàng năm
+ Học kỳ II: Chậm nhất ngày 31 tháng 05 hàng năm
+ Học kỳ hè (nếu có): trước khi học 01 (một) tuần theo lịch
+ Riêng học kỳ cuối cùng của khoá học, tất cả các sinh viên/học viên phải đóng học phí và lệ phí (nếu có) chậm nhất 01 (một) tuần (theo lịch) trước ngày nộp thu hoạch thực tập tốt nghiệp/khoá luận tốt nghiệp/luận văn tốt nghiệp.
+ Đối với khóa mới nhập học, thời hạn nộp học phí là ngày cuối cùng của thời gian nhập học của khóa học theo thông báo nhập học của Nhà trường.
Đối với các chương trình liên kết đào tạo, thời hạn thu nộp học phí được quy định riêng. Các đơn vị phụ trách triển khai chương trình liên kết đào tạo có trách nhiệm trình Hiệu trưởng phê duyệt thời hạn nộp học phí trước khi thông báo chính thức cho sinh viên.
3. Trường hợp nộp học phí chậm
Nếu sinh viên không nộp học phí theo các quy định trên đây sẽ bị xử lý như sau:
-
Sinh viên sẽ không được đăng ký các môn học của các học kỳ tiếp theo cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ nộp học phí theo quy định.
-
Sinh viên không nộp đúng hạn học phí, lệ phí (nếu có) của học kỳ cuối cùng sẽ không được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ khóa luận/luận văn tốt nghiệp, xét tốt nghiệp. Sinh viên chỉ được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ khóa luận/luận văn tốt nghiệp, xét tốt nghiệp ở đợt tốt nghiệp kế tiếp sau khi đã nộp học phí đầy đủ.
-
Trong trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt sinh viên có đơn xin nộp muộn học phí, đơn vị quản lý trực tiếp sinh viên có ý kiến đồng ý và Hiệu trưởng/Giám đốc Cơ sở phê duyệt cho sinh viên nộp muộn học phí, sinh viên không bị xử lý theo chế tài được đề cập.
-
Trường hợp sinh viên nợ học phí quá 1 học kỳ mà không có đơn xin nộp muộn được đơn vị quản lý trực tiếp sinh viên có ý kiến đồng ý và Hiệu trưởng/Giám đốc Cơ sở phê duyệt như quy định thì sinh viên sẽ bị xử lý theo quy định.
V. Phương án tuyển sinh Đại học Ngoại thương năm 2019
1. Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập 03 năm THPT
1.1. Đối với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh
1.1.1. Chương trình đào tạo áp dụng
Gồm chương trình tiên tiến, chất lượng cao, Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế.
1.1.2. Điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển
– Học sinh các lớp chuyên Toán, Tin, Lý, Hóa, Văn và Ngoại ngữ của các trường THPT chuyên trong hệ thống trung học phổ thông toàn quốc tốt nghiệp năm 2019.
– Thời điểm nhập học đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương).
– Đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe học tập theo quy định hiện hành.
– Trung bình chung học tập của ba năm cấp ba đạt từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình chung học tập ba năm cấp ba 2 môn trong tổ hợp xét tuyển của trường (trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ) đạt từ 8,5 điểm trở lên; hạnh kiểm ba năm cấp ba từ Khá trở lên;
– Đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển): IELTS (academic) từ 6,5 trở lên, hoặc TOEFL PBT từ 550 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 90 trở lên hoặc giải ba quốc gia môn Tiếng Anh trở lên;
1.1.3. Nguyên tắc xét tuyển
Phương thức xác định trúng tuyển: Theo từng chương trình đào tạo và căn cứ trên chỉ tiêu và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển. Tiêu chí đánh giá hồ sơ xét tuyển bao gồm điểm tiếng Anh dựa theo chứng chỉ quốc tế hoặc quy đổi của giải quốc gia môn tiếng Anh theo quy định cụ thể của trường, điểm trung bình chung học tập ba năm cấp ba của 2 môn tổ hợp xét tuyển của trường (trong đó có môn Toán và một môn khác không phải Ngoại ngữ).
1.2. Đối với ngành ngôn ngữ, chuyên ngành ngôn ngữ thương mại
1.2.1. Chương trình đào tạo áp dụng
Các chương trình thuộc ngành ngôn ngữ, các ngành của Đại học Ngoại thương thuộc ngôn ngữ thương mại.
1.2.2. Điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển
– Học sinh chuyên ngoại ngữ của các trường THPT chuyên trong hệ thống trung học phổ thông toàn quốc tốt nghiệp năm 2019.
– Đến thời điểm nhập học, đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương).
– Đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe học tập theo quy định hiện hành.
– Trung bình chung học tập của ba năm cấp ba đạt từ 8,0 trở lên; hạnh kiểm ba năm cấp ba từ Khá trở lên.
– Có chứng chỉ quốc tế cụ thể như sau:
+ Chuyên ngành Tiếng Anh Thương mại: Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (academic) từ 6,5 trở lên, hoặc TOEFL PBT từ 550 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 90 trở lên.
+ Chuyên ngành Tiếng Nhật Thương mại: có chứng chỉ tiếng Nhật còn thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt trình độ từ N3 với mức điểm từ 130/180 điểm trở lên của kỳ thi Năng lực tiếp Nhật JLPT bởi Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation – JF) và Hiệp hội hỗ trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản (Japan Educational Exchanges and Services – JEES) phối hợp tổ chức.
+ Đối với chuyên ngành Tiếng Trung Thương mại: có chứng chỉ tiếng Trung còn thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt trình độ từ HSK 4 có mức điểm 280/300 điểm trở lên Hanban cấp.
+ Đối với chuyên ngành Tiếng Pháp Thương mại: có bằng tiếng Pháp còn thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) từ DELF – B2 trở lên do Đại sứ quán Pháp cấp.
2. Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả thi THPTQG
2.1. Chương trình đào tạo áp dụng
Các ngành của Đại học Ngoại thương gồm chương trình tiên tiến, chất lượng cao, Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo định hướng nghề nghiệp quốc tế.
2.2. Điều kiện ĐKXT
-
Đã tốt nghiệp THPT tính đến thời điểm xét tuyển (hoặc tương đương).
– Đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe học tập theo quy định hiện hành.
– Trung bình chung học tập của ba năm cấp ba đạt từ 7,5 trở lên; hạnh kiểm ba năm cấp ba từ Khá trở lên.
– Đến ngày nộp hồ sơ ứng tuyển, có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn đạt IELTS (academic) từ 6,5 trở lên, hoặc TOEFL PBT từ 550 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 90 trở lên, hoặc giải ba quốc gia môn Tiếng Anh trở lên và có tổng điểm 2 môn thi THPTQG năm 2019 (không gồm điểm ưu tiên xét tuyển) trong tổ hợp các môn xét tuyển của trường (trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ) đạt từ điểm sàn xét tuyển theo phương thức kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và kết quả thi THPTQG theo Thông báo tuyển sinh năm 2019 của Trường Đại học Ngoại thương (dự kiến sau kỳ thi THPT quốc gia sẽ thông báo) trở lên.
2.3. Nguyên tắc xét tuyển
Phương thức xác định trúng tuyển: Thí sinh được trúng tuyển vào chương trình đại học chính quy giảng dạy bằng tiếng Anh. Việc xác định trúng tuyển vào chương trình đào tạo cụ thể sẽ được thực hiện như sau:
Căn cứ xác định trúng tuyển vào từng chương trình đào tạo: Xác định trúng tuyển căn cứ tiêu chí đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định của nhà trường bao gồm điểm tiếng Anh theo chứng chỉ quốc tế hoặc điểm quy đổi của giải quốc gia môn tiếng Anh theo quy định cụ thể của trường, tổng điểm 2 môn thi THPTQG năm 2019 trong các tổ hợp môn xét tuyển của trường (trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ) và sẽ ưu tiên xét tuyển theo quy định của trường. Trong trường hợp cùng ngưỡng điểm đánh giá hồ sơ xác định trúng tuyển của từng chương trình đào tạo, số thí sinh nhiều hơn số chỉ tiêu xét tuyển, trường sẽ sử dụng tiêu chí phụ là điểm trung bình chung ba năm cấp ba. Trường sẽ công khai cách thức đánh giá hồ sơ xét tuyển trước thời điểm thu nộp hồ sơ xét tuyển.
2.4. Thời gian xét tuyển
Nhà trường dự kiến xét tuyển vào tháng 7 năm 2019
3. Phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019
3.1. Điều kiện ĐKXT
-
Đã tốt nghiệp THPT tính đến thời điểm xét tuyển (hoặc tương đương).
– Đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe học tập theo quy định hiện hành.
– Có tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức, tổng điểm ba môn thi theo tổ hợp môn xét tuyển (bao gồm điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng và điểm ưu tiên xét tuyển) đạt từ mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển theo thông báo của trường sau khi có kết quả của kỳ thi, không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển từ 1,0 điểm trở xuống.
– Điểm trung bình chung học tập của ba năm cấp ba đạt từ 6,5 trở lên; hạnh kiểm của ba năm cấp ba từ Khá trở lên.
3.2. Nguyên tắc xét tuyển
3.2.1. Phương thức xác định điểm trúng tuyển: Xác định điểm trúng tuyển theo theo nhóm ngành đăng ký và tổ hợp môn xét tuyển. Thí sinh sẽ đăng ký ngành/chuyên ngành sau khi trúng tuyển theo nhóm ngành đăng ký và tổ hợp môn xét tuyển.
3.2.2. Cách tính điểm xét tuyển
+ Đối với các mã xét tuyển NTH01, NTH02, NTH03, NTH08, NTS01, NTS02: các môn nhân hệ số 1.
Công thức tính:
ĐXT = (M1 + M2 + M3) + ĐƯT theo khu vực, đối tượng (nếu có) ) + ĐƯT xét tuyển (nếu có)
+ Đối với các mã xét tuyển NTH04, NTH05, NTH06, NTH07: môn Ngoại ngữ nhân hệ số 2.
ĐXT = (M1 + M2 + Điểm ngoại ngữ*2) + (ĐƯT theo khu vực, đối tượng (nếu có) + ĐƯT xét tuyển (nếu có))*4/3
3.2.3. Căn cứ xác định điểm trúng tuyển
+ Nguyện vọng đăng ký của thí sinh
+ Chỉ tiêu tuyển sinh sau khi đã trừ đi số thí sinh được tuyển thẳng (kể cả số học sinh các trường dự bị đại học được phân về trường). Trong trường hợp nhà trường không tuyển hết chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển kết hợp, chỉ tiêu còn dư được chuyển sang chương trình tiêu chuẩn tương ứng với ngành/chuyên ngành của chương trình tiên tiến, chất lượng cao và chương trình định hướng nghề nghiệp khi thực hiện xét tuyển theo kết quả thi THPTQG năm 2019.
+ Điểm xét tuyển của thí sinh (bao gồm tổng điểm thi các môn và điểm ưu tiên).
3.2.4. Chênh lệch điểm giữa các tổ hợp môn xét tuyển
+ Tổ hợp môn xét tuyển A01, D01, D03, D04, D06, D07 thấp hơn A00 là 0,5 điểm/thang 30 điểm.
+ Tổ hợp môn xét tuyển D02 thấp hơn tA00 là 2 điểm/thang 30 điểm.
+ Ngôn ngữ Pháp: tổ hợp môn xét tuyển D03 thấp hơn D01 là 2 điểm/ thang 40 điểm.
+ Ngôn ngữ Trung: tổ hợp môn xét tuyển D04 thấp hơn D01 là 2 điểm/ thang 40 điểm.
+ Ngôn ngữ Nhật: tổ hợp môn xét tuyển D06 thấp hơnD01 là 2 điểm/40 điểm.
+ Riêng với mã xét tuyển NTH08 (cơ sở Quảng Ninh): không có chênh lệch điểm giữa các tổ hợp môn xét tuyển.
3.2.5. Tiêu chí phụ xét tuyển
Trường hợp số thí sinh bằng ngưỡng điểm trúng tuyển nhiều hơn số chỉ tiêu xét tuyển còn lại của từng Nhóm ngành (từng Mã xét tuyển) tại ngưỡng điểm trúng tuyển (số chỉ tiêu xét tuyển còn lại bằng chỉ tiêu xét tuyển trừ số thí sinh có số điểm cao hơn ngưỡng điểm xét tuyển) thì trường sẽ sử dụng điểm xét tuyển chưa làm tròn, điểm thi môn Toán, thứ tự đăng ký nguyện vọng để xét tuyển đối với các thí sinh tại ngưỡng điểm trúng tuyển.
4. Phương thức tuyển thẳng
Theo nội dung quy định xét tuyển thẳng của trường.
5. Chỉ tiêu xét tuyển
Chỉ tiêu xét tuyển Đại học Ngoại thương theo kết quả THPTQG 2019 – cơ sở Hà Nội
Chỉ tiêu xét tuyển Đại học Ngoại thương theo kết quả THPTQG 2019 – Cơ sở QN
Chỉ tiêu xét tuyển Đại học Ngoại thương phương thức xét tuyển kết hợp 2019 – cơ sở Hà Nội
Chỉ tiêu xét tuyển Đại học Ngoại thương phương thức xét tuyển kết hợp 2019 – cơ sở HCM
VI. Quy mô trường
Đại học Ngoại thương – cơ sở 2
1. Lịch sử hình thành
Giai đoạn 1960-1963
-
1960, ngành học Đại học Ngoại thương chính thức ra đời
-
Sơ khai là bộ môn trong Khoa Quan hệ quốc tế do Bộ Ngoại giao quản lý, đặt tại trường Đại học Kinh tế – Tài chính (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân).
Giai đoạn 1964-1965
-
Khoa Quan hệ quốc tế tách khỏi trường Đại học Kinh tế – Tài chính thành lập trường Đại học Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương trực thuộc Bộ Ngoại giao. Trụ sở của trường Cán bộ Ngoại giao-Ngoại thương đặt tại phường Láng Thượng (nay là Học viện Ngoại giao).
Giai đoạn 1965-1983
-
1965, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định chia tách Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương thành hai trường: Trường Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao và Trường Ngoại thương trực thuộc Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Công Thương).
Giai đoạn 1984 – đến nay
-
1984, Đại học Ngoại thương chuyển từ Bộ Ngoại thương sang Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo).
-
1993, thành lập Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Tp Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Cơ sở II)
-
Trường được nhiều trường đại học quốc tế công nhận chương trình đào tạo và thiết lập quan hệ đào tạo, trong đó có Đại học La Trobe, Queensland, Úc; Đại học Vân Truyền, Đài Loan…
-
Sinh viên tốt nghiệp làm việc trong nước cũng như ở nước ngoài đều được đánh giá cao cả về kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ.
2. Mục tiêu đào tạo, sứ mệnh
Mục tiêu đào tạo
Đến năm 2030, trường Đại học Ngoại thương sẽ là trường đại học tự chủ, các ngành của Đại học Ngoại thương sẽ đa ngành, đa nghề theo định hướng nghiên cứu, nằm trong nhóm các trường đại học hàng đầu của khu vực. Trường bao gồm các trường trực thuộc, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, trường phổ thông chất lượng cao. Trụ sở chính của trường đặt tại Hà Nội, các phân hiệu đặt tại Hà Nội, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước và ở nước ngoài.
Sứ mệnh
Đào tạo nhân tài và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng, luật, công nghệ và ngoại ngữ; sáng tạo và chuyển giao tri thức khoa học đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; phát triển năng lực học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên; rèn luyện kỹ năng làm việc và lối sống trong môi trường quốc tế hiện đại. Trường còn là nơi phổ biến tri thức khoa học, nghề nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, là trung tâm giao lưu học thuật và văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới.
3. Thành tích
Số lượng sinh viên tốt nghiệp giành được học bổng du học đại học và sau đại học tại nước ngoài luôn chiếm ưu thế trong số sinh viên các trường đại học tại Việt Nam. Nhờ vậy, Đại học Ngoại Thương đã được Liên hiệp Hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VUSTA) trao tặng Cúp vàng “Thương hiệu Việt” năm 2006, danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi mới vào tháng 5 năm 2010 và Huân chương Độc lập hạng Nhất vào tháng 9 năm 2012 do Chủ tịch nước trao tặng.
4. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất hiện đại được trang bị điều hòa, hệ thống âm thanh máy chiếu, máy tính tốc độ cao để đáp ứng cho nhu cầu học tập. Ngoài ra, hai thư viện lớn với hàng ngàn đầu sách hữu ích, đa dạng phục vụ cho nhu cầu dạy và học.
5. Đội ngũ giảng viên
Giảng viên Đại học Ngoại thương
Giảng viên đều là những người có học hàm cao, đa số chủ yếu đều là các Thạc sỹ, tiến sỹ, du học và có chứng chỉ Ngoại ngữ. Giảng viên không những giỏi mà còn rất năng động, tâm lý, nhiệt huyết, là người thầy trên giảng đường và là người bạn ngoài đời.
6. Chính sách học bổng
6.1. Học bổng khuyến khích học tập
Học bổng khuyến khích học tập dành cho sinh viên đạt kết quả tốt trong học tập; Học bổng dành cho sinh viên các chương trình đào tạo CTTT,CLC, chương trình Kế toán –Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, chương trình kinh doanh quốc tế theo mô hình Nhật Bản….; Học bổng khuyến khích dành cho sinh viên thủ khoa đầu vào; Học bổng dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đạt kết quả học tập tốt; Học bổng của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
6.2. Học bổng các tổ chức cá nhân
Ngoài học bổng do trường và từ nước ngoài, trường cũng nhận một nguồn kinh phí lớn từ các nhà đầu tư. Một trong những đối tác mạnh của trường và cung cấp học bổng quan trọng đó là học bổng VJCC. Những sinh viên theo học các lớp tiếng Nhật thuộc các khoa tiếng Nhật có điểm trung bình cả học kỳ cao nhất sẽ được xét tiêu chí nhận học bổng. Bên cạnh đó, trường cũng nhận nhiều hỗ trợ của nhiều Tập đoàn lớn khác như Coca Cola, Vietcombank,… Học bổng Lotte vừa rồi cũng được trao tới sinh viên có thành tích xuất sắc trong học kì I các ngành Kinh tế đối ngoại, Kế toán, Tài chính – ngân hàng,…
Trên đây là tổng hợp rất nhiều thông tin cần thiết về trường Đại học Ngoại thương, đặc biệt là thông tin các ngành của Đại học Ngoại thương. Từ khóa mà rất hay được tìm kiếm trên mạng xã hội. Hy vọng sẽ sẽ đem lại kiến thức bổ ích cho độc giả!