CÁC NHÓM THỰC PHẨM VÀNG MẸ CẦN BỔ SUNG CHO TRẺ ĐỂ CÓ SỨC ĐỀ KHÁNG TỐT TRÁNH BỊ CẢM VẶT
Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Nên ăn gì tăng sức đề kháng? Dưới đây là chế độ dinh dưỡng khuyến nghị dành cho trẻ nhỏ mà phụ huynh có thể tham khảo để bé luôn khỏe mạnh.
1/ Chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Hệ miễn dịch của trẻ phải khỏe mạnh mới có thể giảm rủi ro nhiễm bệnh, nhất là các bệnh cảm vặt, cảm mạo thông thường. Dưới đây là một số khuyến nghị về chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ nhỏ theo từng độ tuổi.
Trẻ từ 0-6 tháng tuổi
Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng duy nhất với trẻ sơ sinh trong giai đoạn này. Sữa mẹ được xem là thức ăn tốt nhất và đầy đủ nhất. Trẻ có thể tiếp tục cho bú mẹ đến 24 tháng. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị cảm vặt, sốt. Sốt uống sữa được không? Lúc này mẹ tiếp tục cho bé bú nhiều hơn bình thường một chút để tăng cường hệ miễn dịch, hạ sốt nhanh.
Trẻ trên 6 tháng tuổi
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm (từ trên 6 tháng), trong mỗi bữa ăn của bé cần có đầy đủ các nhóm tinh bột, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ có thể chọn nấu thành các món dễ nuốt, không nêm hoặc nêm rất ít gia vị, có màu sắc bắt mắt để kích thích trẻ ăn.
2/ Các nhóm thực phẩm cần thiết
Các thực phẩm giàu protein; các vitamin A, C, D, E, vitamin nhóm B; các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, selen, magie và probiotics đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ miễn dịch cho bé. Dưới đây là công dụng chi tiết của từng nhóm dinh dưỡng.
Protein được xem là chất dinh dưỡng quan trọng nhất, đóng vai trò lập cấu trúc xây dựng và tái tạo các tổ chức trong cơ thể. Protein là thành phần chính của các kháng thể, giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Trẻ nên ăn gì tăng sức đề kháng? Mẹ nên cho bé ăn bổ sung các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa. Một số cá biển có chứa axit béo không no omega-3, tác dụng chống viêm, tăng cường cho hệ miễn dịch.
Nhóm thực phẩm tiếp theo cần được bổ sung hàng ngày cho trẻ đó là thực phẩm giàu vitamin A như sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…), rau có lá màu xanh thẫm, các loại quả có màu vàng, đỏ (đu đủ, cà chua…); lòng đỏ trứng, gan động vật… Vitamin A có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và các bệnh về mắt cho trẻ.
Trẻ nhỏ trong giai đoạn sơ sinh rất cần hấp thụ vitamin D. Vitamin D có nhiều nguồn từ thực phẩm hoặc qua quá trình tự tổng hợp dưới ánh nắng mặt trời của cơ thể. Chú ý khi mang trẻ đi tắm nắng, các mẹ nên chọn thời điểm có cường độ nắng không quá cao, tốt nhất nên cho trẻ tắm nắng trước 8h sáng và sau 4 giờ chiều. Mẹ có thể bổ sung vitamin D qua bữa ăn bằng những thực phẩm như: Dầu cá, cá hồi, nấm, trứng, sữa và các chế phẩm sữa.
Vitamin C là nhân tố quan trọng giúp tăng trưởng và đảm bảo hoạt động của các mô cơ thể. Khi bị cảm sốt, vitamin C giúp tăng sức đề kháng, là chất chống oxy hóa mạnh của cơ thể. Nên cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều Vitamin C như: Bưởi, chanh, cam, ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, bông cải xanh, bông cải trắng, ớt chuông, rau ngót, rau cải…
Vitamin E cũng là chất dinh dưỡng cần thiết đối với hệ miễn dịch, nhất là với chức năng của tế bào lympho T. Dầu thực vật, hạt hướng dương, mầm lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, lạc, rau bina, cải xoăn là các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin E.
Mẹ đừng quên bổ sung kẽm cho trẻ. Bởi vì khi cơ thể thiếu kẽm, trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng, biếng ăn, hạn chế phát triển chiều cao. Nguồn cung kẽm dồi dào thường có trong hải sản, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, các loại rau mầm…
Trẻ bị sốt không nên ăn gì và nên ăn gì nhanh khỏi?
Trẻ bị sốt cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, góp phần đẩy lùi cơn sốt. Vậy trẻ bị sốt ăn gì? Trẻ bị sốt không nên ăn gì? Trẻ sốt cao uống nước dừa được không? Trẻ sốt uống sữa được không?…
Mẹ nên cho trẻ ăn gì tăng sức đề kháng? Quá trình tạo máu trong cơ thể không thể thiếu sắt, sắt giúp trẻ nhỏ phát triển thể chất và tăng cường khả năng miễn dịch, hạn chế cảm vặt. Các thực phẩm giàu sắt cho trẻ: Thịt nạc, cá, trứng, đậu đỗ, rau có lá màu xanh thẫm.
Probiotics đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, nhất là đường ruột. Chúng là những vi sinh vật có lợi, có nhiệm vụ điều chỉnh các tế bào miễn dịch có trong niêm mạc và tế bào ruột. Những thực phẩm giàu probiotics đó là sữa chua, sữa chua uống, rau quả muối chua, tương đậu nành…
Nếu trẻ bị cảm sốt, mẹ có thể cho con ăn các nhóm thực phẩm trên giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Uống nhiều nước cũng là giải pháp giúp hạ sốt nhanh chóng. Sốt uống nước dừa được không? Nước dừa chứa nhiều vitamin và chất khoáng giúp cơ thể trẻ hạn chế tình trạng mất nước, cân bằng điện giải.
Mong rằng những gợi ý về các nhóm thực phẩm giúp mẹ giải đáp câu hỏi nên cho trẻ ăn gì tăng sức đề kháng. Dinh dưỡng rất quan trọng không chỉ giúp bé hạn chế bệnh tật mà còn đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể, đây chính là cách chăm sóc trẻ mạnh khỏe và toàn diện nhất.
Nguồn tham khảo: https://suckhoedoisong.vn/bi-quyet-tang-suc-de-khang-cho-tre-trong-mua-dich-covid-19-169196664.htm