Mặc dù không còn quá lạ lẫm với tên gọi của gạo nếp, gạo tẻ và gạo lứt. Nhưng nhiều người vẫn chưa phân biệt được sự khác biệt về hình thái và giá trị dinh dưỡng và công dụng của của gạo tẻ, gạo nếp và gạo lứt. Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu, hãy tham khảo “Cách phân biệt gạo nếp, gạo tẻ, gạo lứt” dưới đây nhé.
1. Về hình thái của 3 loại gạo nếp, gạo tẻ và gạo lứt
Gạo nếp có dạng hạt dài, hoặc hạt ngắn tương đối tròn trịa, nhưng cùng màu trắng sữa giống sáp.
Trong khi gạo tẻ hạt dài và nhỏ hơn, màu trắng đục hơi trong.
Gạo lứt có hình dáng cũng giống như gạo nấu hàng ngày, nhưng có màu nâu sẫm, đen hoặc đỏ tùy theo giống gạo lứt của nó.
(Phân biệt gạo nếp, gạo tẻ và gạo lứt)
2. Về hương vị đặc trưng khi ăn của chúng
Cả gạo nếp, gạo tẻ và gạo lứt đều cho cảm giác ngọt khi ăn, nhờ lượng đường vốn có sẵn trong hạt gạo, khi nấu chín chúng sẽ có hương vị như sau:
Gạo nếp có độ kết dính cao, nở kém khi nấu, dẻo hơn gạo tẻ, khi chín các hạt thường kết dính với nhau chứ không tơi xốp, cho cảm giác no lâu hơn khi ăn.
Gạo tẻ cho độ nở hạt cao, cần dùng nhiều nước hơn khi nấu, độ dẻo kém hơn gạo nếp nên khi chín ít kết dính, các hạt rời rạc tơi xốp hơn so với gạo nếp, dễ ăn hơn.
(Mỗi loại gạo có hương vị đặc trưng riêng)
Gạo lứt cho độ nở thấp, khi nấu chín sẽ hơi tơi và cứng cơm. Khi ăn gạo lứt, nếu chưa quen bạn sẽ cảm thấy hơi thô và cứng, gây ra cảm giác nham nháp ở cổ họng do gạo còn lớp vỏ cám ở ngoài. Tuy nhiên gạo lứt này rất tốt cho sức khỏe đấy nhé!
3. Về giá trị dinh dưỡng của chúng
– Thành phần gạo tẻ chứa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như tinh bột, protein, vitamin C, B1, Niacin, Canxi, sắt… Trong 100g gạo tẻ chứa 350 kcal, nó là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể.
– Gạo nếp so với gạo tẻ được đánh giá giàu dưỡng chất hơn, đặc biệt với loại gạo nếp cẩm. Chúng bổ sung sắt, chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin E tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể. Gạo nếp tính nóng, vị ngọt, dễ tiêu hóa, ăn vào ấm búng. Trong 100 g gạo nếp chứa 344 kcal.
– Gạo lứt được đánh giá là giàu giá trị dinh dưỡng nhất trong cả ba loại. Ngoài chứa các chất cần thiết như hai loại gạo kia, gạo lứt còn chứa dưỡng chất như canxi, kali, riboflavin (B2), và folate. Đặc biệt trong gạo lứt có chứa hàm lượng mangan cao, mặc dù đây là một khoáng chất ít được biết đến nhưng nó có vai trò trọng yếu đối với cơ thể, bao gồm chữa lành vết thương, kích thích xương phát triển, điều chỉnh lượng đường trong máu, chức năng thần kinh hoặc chuyển hóa co cơ. Trong 100g gạo lứt chỉ chứa 260 Kcal.
(Gạo nếp, gạo tẻ và gạo lứt chứa nhiều giá trị dinh dưỡng)
Sự khác biệt lớn nhất người dùng dễ dàng nhận thấy khi ăn gạo nếp, gạo tẻ và gạo lứt là gạo nếp và gạo lứt cho cảm giác no lâu hơn. Sự khác biệt này là do độ kết dính của hạt gạo và kết cấu gạo. Để nấu được 1 chén cơm nếp thì cần nhiều lượng gạo hơn so với nấu 1 chén cơm gạo tẻ và lứt, vì gạo nếp nở kém, độ kết dính lại cao. Còn gạo lứt lại chứa nhiều chất xơ hữu cơ, hơi thô và cứng.
Đó là nguyên do vì sao ăn cùng 1 chén cơm nhưng gạo nếp, gạo lứt lại cho cảm giác no và no lâu hơn gạo tẻ.
4. Gạo nếp, gạo tẻ và gạo lứt được dùng như thế nào?
Gạo tẻ chủ yếu được sử dụng để nấu cơm, dùng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, khó bị thay thế. Gạo tẻ được dùng nấu cháo có tác dụng giải cảm, dễ tiêu cho người ốm bệnh.
(Mỗi loại gạo được dùng với mục đích khác nhau)
Trong khi gạo nếp có tính ứng dụng đa dạng hơn: nấu cơm nếp, nấu xôi, làm bánh (bánh trưng, bánh dày, bánh tét…), ủ rượu…
Gạo lứt thường được sử dụng với mục đích hỗ trợ điều trị các vấn đề về sức khỏe như đau dạ dày, tiêu chảy, giun đường ruột, ứ nước, vàng da, bỏng, thiếu thiamin,…Ngoài ra, nó cũng có vai trò như một chất kích thích sự thèm ăn, chất làm dịu, làm se vết thương hoặc làm thuốc bổ. Gạo lứt còn được sử dụng nhiều trong quá trình giảm cân vì giá trị dinh dưỡng to lớn của nó.
Qua bài viết trên, Orimart đã đem đến cho bạn những thông tin quan trọng về gạo nếp, gạo tẻ và gạo lứt. Tùy vào mục đích sử dụng trong nấu nướng mà bạn có thể linh hoạt lựa chọn một trong ba loại trên. tuy nhiên, không thể phủ nhận, cả 3 loại gạo đều là nguồn lương thực quan trọng, không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay.