[CẨM NANG] Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng khó tiêu

Đầy bụng khó tiêu là một trong những rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Việc hiểu rõ các dấu hiệu, nguyên nhân là vô cùng cần thiết để giúp giảm tình trạng này ở trẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Bài viết này là cẩm nang gợi ý cho các mẹ những việc nên làm khi trẻ bị đầy bụng khó tiêu. Các mẹ hãy theo dõi nhé.

đầy bụng khó tiêu

1. Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị đầy bụng khó tiêu

Khác với người lớn, cơ thể của trẻ sơ sinh chưa phát triển một cách hoàn thiện từ cấu tạo cơ thể các đặc tính. Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ và nằm ngang hơn so với người lớn, chính vì thể, trẻ rất dễ bị đầy bụng khó tiêu. Khi xảy ra tình trạng này, trẻ thường có các biểu hiện như: 

  • Quấy khóc

    : Khóc là cách giao tiếp của trẻ với mẹ khi trong người cảm thấy đói, nóng/lạnh hoặc khó chịu. Khi mẹ kiểm tra thấy trẻ không gặp các bất thường như đói, gắt ngủ hay nóng/lạnh, thì rất có thể bé đang gặp những tình trạng rối loạn về đường ruột.

  • Biếng ăn

    : Khi bị đầy bụng khó tiêu, trẻ thường hấp thu kém, ăn không ngon, dẫn tới tình trạng biếng ăn, lười ăn.

  • Nôn trớ

    : Trẻ đầy bụng khó tiêu thường cảm thấy buồn nôn và nôn. Do cấu tạo dạ dày nằm ngang, trẻ đã dễ nôn trớ, khi gặp tình trạng khó tiêu, các thức ăn càng dễ bị đẩy lên hơn

  • Ợ hơi, ợ chua

    : Thức ăn khó tiêu hóa tích tụ lại, lên men trong dạ dày, sinh khí do đó gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua.

  • Xì hơi, đánh rắm

    với mùi khó chịu.

  • Chướng bụng:

    Khó tiêu khiến bụng trẻ lúc nào cũng căng tròn.

Tóm lại

Trẻ bị đầy bụng thường hay biếng ăn, quấy khóc, đôi khi xảy ra tình trạng nôn trớ, ợ hơi, ợ chua, xì hơi, đánh rắm với mùi khó chịu, đặc biệt là chướng bụng (bụng căng tròn). Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu đầy hơi khó tiêu ở trẻ sẽ giúp mẹ có cách xử trí phù hợp để làm giảm tình trạng này ở trẻ.

2. Nguyên nhân phổ biến gây đầy bụng ở trẻ sơ sinh

Có nhiều nguyên nhân gây đầy bụng ở trẻ:  

  • Cơ quan tiêu hóa chưa hoàn thiện

    : Hệ tiêu hóa của trẻ mới sinh chưa phát triển một cách hoàn thiện, dạ dày còn nhỏ. Do đó việc cho trẻ ăn quá nhiều, cơ thể chưa tiêu hóa kịp sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi chướng bụng.

  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp:

    Ở mỗi độ tuổi của trẻ có một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Do đó, nếu các mẹ phân chia bữa ăn trong ngày cho trẻ không hợp lý hay cho trẻ ăn quá nhiều thì sẽ khiến trẻ bị đầy bụng khó tiêu, đôi khi còn xảy ra hiện tượng nôn trớ..

non trớ ở trẻ

  • Không dung nạp với thức ăn

    : Một số trẻ sinh ra không dung nạp lactose (không có enzyme lactase) hoặc cơ thể bị thiếu hụt enzym lactase nên không tiêu hóa được lactose có trong các loại thực phẩm. Chính vì vậy mà việc trẻ ăn phải các thực phẩm chứa lactose đôi khi sẽ gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa (đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy,…), gây dị ứng, sốc phản vệ dẫn đến tử vong.

  • Do bệnh lý đường tiêu hóa

    : Trẻ bị các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm ruột, tiêu chảy, táo bón,… sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi khó tiêu.

  • Tư thế bú mẹ không đúng

    : Tư thế bú mẹ không đúng khiến cho một lượng lớn khí đi vào bụng trẻ, gây ra tình trạng đầy bụng ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bụng khó tiêu của trẻ sơ sinh là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Song, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, việc không dung nạp với lactose, dị ứng đạm bò,…hay là trẻ bị mắc một số bệnh lý đường tiêu hóa (viêm ruột, tiêu chảy, táo bón,…) cũng là những nguyên nhân gây nên tình trạng ở trẻ. Chính vì vậy, các mẹ cần theo dõi và phát hiện kịp thời nguyên nhân gây đầy bụng ở trẻ để có cách chăm sóc cũng như biện pháp phòng tránh cho trẻ.

3. 7 việc mẹ nên làm khi trẻ đầy bụng khó tiêu

Đầy bụng khó tiêu là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, biếng ăn,…Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, việc nắm rõ nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sẽ giúp các mẹ hướng xử trí phù hợp. Sau đây là gợi ý cho mẹ 7 việc cần làm khi trẻ bị đầy bụng khó tiêu.

3.1. Vỗ ợ hơi cho trẻ khi ăn

khom tay khi vỗ

Vỗ ợ hơi cho trẻ khi ăn là việc làm vô cùng cần thiết để giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ. Vỗ ợ hơi giúp đẩy lượng khí từ trong đường tiêu hóa của trẻ ra ngoài, nhờ vậy mà giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng một cách tối ưu, đồng thời còn giúp trẻ thoải mái, dễ chịu. Ngoài ra, việc cho trẻ ợ hơi thường xuyên khi ăn còn giúp làm giảm tình trạng nôn trớ, ọc sữa,…

Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh: 

  • Các mẹ bế trẻ sao cho đầu trẻ tựa vào vai mẹ, sau đó dùng tay vỗ nhẹ vào lưng trẻ từ dưới lên trên để giúp khí từ trong bụng được đẩy ra ngoài (giúp trẻ ợ hơi).

  • Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể vỗ ợ hơi cho trẻ bằng cách cho trẻ nằm sấp lên tay mẹ sao cho đầu trẻ cao hơn bụng, sau đó dùng bàn tay xoa đều xung quanh lưng trẻ hoặc vỗ nhẹ từ dưới lên để đẩy khí ra ngoài. 

  • Thời gian vỗ ợ hơi cho trẻ thông thường là từ 10-15 phút. Nếu sau khoảng thời gian này, bé vẫn chưa thể ợ hơi thì các mẹ cần đổi tư thế hoặc đổi bên và tiếp tục vỗ cho đến khi trẻ ợ hơi được.

>> Xem thêm: Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh – Kỹ thuật vỗ chuẩn nhất

3.2. Massage bụng cho trẻ

 Chướng bụng là một trong những dấu hiệu khi trẻ bị đầy bụng. Việc các mẹ massage nhẹ nhàng xung quanh bụng sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, massage quanh bụng còn giúp đẩy khí ra ngoài, do đó mà tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ sơ sinh cũng được cải thiện.

massage bụng cho bé táo bón

3.3. Chườm ấm vùng bụng cho trẻ

Chườm ấm vùng bụng là một trong những cách hiệu quả giúp giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Các mẹ nên dùng khăn mềm nhúng vào vào nước ấm (khoảng 35 độ C), sau đó đặt lên bụng trẻ trong 2-3 phút, lặp lại nhiều lần thì tình trạng này của trẻ sẽ được cải thiện.

3.4. Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho trẻ

bổ sung lợi khuẩn

Một trong những cách làm giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ không thể không kể đến đó chính là bổ sung lợi khuẩn đường ruột. 

  • Lợi khuẩn đường ruột có vai trò quan trọng đối với sức khỏe đường tiêu hóa như giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích cơ thể tiết ra kháng thể bảo vệ bề mặt niêm mạc ruột khỏi sự tấn công của vi khuẩn, vi rút,…
  • Đặc biệt, lợi khuẩn còn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể diễn ra một cách nhịp nhàng và đều đặn bằng cách kích thích cơ thể tiết ra enzyme phân cắt, tiêu hóa thức ăn. Nhờ vậy mà làm giảm được tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ.

3.5. Cho trẻ bú đúng cách

Việc cho trẻ bú đúng cách sẽ giúp làm giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ sơ sinh.

  • Tư thế bú đúng sẽ làm giảm lượng khí đi vào trong dạ dày trẻ, từ đó giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tối ưu nhất.

  • Bên cạnh đó, cho trẻ bú đúng cách còn giúp làm giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ.

  • Có nhiều tư thế cho trẻ bú (đứng, ngồi, nằm,…). Song cần đảm bảo sự thoải mái cho trẻ. Sau đây là hướng dẫn cho trẻ bú đúng cách.

bú đúng cách cho trẻ

Bế trẻ sao cho đầu và thân nằm trên một đường thẳng, mặt trẻ hướng vào vú mẹ, mũi trẻ chạm vào núm vú, miệng trẻ sát ngay núm vú. Khi trẻ há miệng rộng thì các mẹ cần chuyển núm vú vào miệng trẻ, đảm bảo miệng trẻ ngậm sâu đến phần quầng vú. Nhờ vậy mà giảm lượng khí đi vào dạ dày trẻ khi bú mẹ, tình trạng đầy bụng ở trẻ sơ sinh cũng được cải thiện. 

3.6. Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lý

Các mẹ cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập chế độ ăn hằng ngày cho trẻ một cách hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn của trẻ để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ phát triển một cách khỏe mạnh đồng thời còn giúp giảm được tình trạng đầy bụng khó tiêu.

3.7. Cung cấp đủ nước cho trẻ

Việc bổ sung đủ nước cho trẻ là một trong những giải pháp cần thiết để cải thiện tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ. 

Nước đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể (điều hòa nhiệt độ của cơ thể, tham gia vào quá trình trao đổi chất, thải độc tế bào). Đặc biệt, nước tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể, làm mềm thức ăn, tạo điều kiện cho quá trình phân cắt, tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn. Nhờ vậy mà giúp làm giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ.

4. Khi nào các mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ?

Đầy bụng khó tiêu là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ. Thông thường, nó sẽ hết sau khoảng một vài ngày. Tuy nhiên, nếu các mẹ không chăm sóc trẻ đúng cách thì sẽ khiến tình trạng của trẻ ngày càng nặng hơn, gây cho trẻ cảm giác khó chịu, mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc nhiều,… lâu dần dẫn đến suy dinh dưỡng, trào ngược dạ dày thực quản,…Chính vì vậy, các mẹ cần chú ý các biểu hiện của trẻ, đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ  chẩn đoán và điều trị kịp thời.

đưa trẻ gặp bác sĩ

Bên cạnh đó, đối với những trẻ bị đầy bụng do mắc một số bệnh về đường tiêu hoá: viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy, táo bón,… Các mẹ cũng nên đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ.

5. Tổng kết

Đầy bụng khó tiêu là triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó khiến trẻ cảm thấy khó chịu, bụng căng (chướng), quấy khóc, mệt mỏi, biếng ăn, nôn trớ, ợ hơi, đắm rắm với mùi khó chịu,… Chính vì vậy, việc xác định rõ nguyên nhân sẽ giúp giảm được tình trạng này ở trẻ.

Bên cạnh đó, bài viết còn gợi ý cho các mẹ 7 việc cần làm khi trẻ bị đầy bụng khó tiêu: Vỗ ợ hơi, chườm nóng, massage bụng, cho trẻ bú đúng cách, thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung lợi khuẩn,….Mong rằng, với những giải pháp trên, các mẹ sẽ có cách chăm sóc trẻ hợp lý để giảm tình trạng đầy bụng ở trẻ.

Đầy bụng khó tiêu là tình trạng thường gặp nhưng nếu nó diễn ra lâu dài sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, trào ngược dạ dày thực quản, gây nặng thêm tình trạng táo bón,…Do đó, các mẹ cần để ý các biểu hiện của trẻ để đưa trẻ đến cơ sở y tế  khám và điều trị kịp thời.

Kết luận

Bài viết trên giúp các mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ sơ sinh: Cách nhận biết, nguyên nhân gây ra tình trạng cũng như giải pháp xử trí phù hợp. Mong rằng, những thông tin này sẽ giúp ích cho các mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ.

Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0967629482

Tham khảo nguồn: Parenting

Rate this post

Viết một bình luận