[CẢNH BÁO] Tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ
Đăng ngày: 23/11/2012 – Cập nhật ngày 20/05/2022.
Chuyên gia tư vấn bệnh lý
Lương y: Ngô Trí Tuệ
Lương y vì sức khỏe nhân dân
GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
Khi trẻ ở trạng thái tĩnh, hoàn toàn không có chút vận động nào đặc biệt ban đêm mà đổ mồ hôi thì đó gọi là hiện tượng đổ mồ hôi trộm. Mồ hôi trộm thường ra nhiều nhất ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay, bàn chân. Cũng có nhiều trường hợp trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ. Có không ít thắc mắc của độc giả về hiện tượng này. Chúng ta cùng theo dõi những câu hỏi gửi đến và giải đáp từ các chuyên gia, bác sĩ về hiện tượng này nhé.
Thắc mắc về tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ
Trẻ 4 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu
Môt bạn đoc gửi thắc mắc: “Tôi có cháu nhỏ 4 tuổi, khi cháu chơi cũng như cháu ngủ thường ra nhiều mồ hôi ở phần đầu. Xin hỏi cháu có bệnh gì không?”
Theo bác sĩ Võ Thị Bạch Sương (TNO) – ĐH Y Dược TP. HCM: “Bài tiết mồ hôi là một trong các chức năng của da, giúp giải độc và điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Mồ hôi tiết ra nhiều sẽ giúp “làm mát” cơ thể. Ở một số trẻ em, thậm chí cả người lớn đều có thể bị chứng tăng tiết mồ hôi. Đại đa số tăng tiết mồ hôi là bình thường. Do trạng thái cường giao cảm ở một số người. Mồ hôi tăng tiết khi trời nóng bức, khi tăng vận động, khi lo lắng, thậm chí cả lúc chúng ta e thẹn cũng làm tăng tiết mồ hôi nữa!”
Trẻ 5 tháng ra nhiều mồ hôi đầu
Cũng gặp hiện tượng như trên, chị Huyền cho biết: “Con trai em 5 tháng tuổi, nặng 8,8 kg, cao 71cm, (lúc sinh là 3,1 kg, dài 47cm). Từ 2 tháng tuổi đến giờ bé hay đổ mồ hôi đầu khi ngủ. Lúc trước, bé chỉ ra mồ hôi chứ không vặn vẹo người. Tuy nhiên mấy ngày gần đây, không những bé đổ mồ hôi nhiều ở đầu mà khi ngủ còn lăn qua, lăn lại. Em vẫn thường cho cháu tắm nắng, 15 – 20 phút mỗi ngày. trẻ bị ra mồ hôi trộm khi ngủ
Hiện tại bé bú mẹ là chủ yếu. Ngoài ra, một ngày uống thêm 60ml sữa công thức, 60 ml bột ngọt, 20ml nước hoa quả chín, 10ml nước rau củ, khoảng 3 – 4 thìa cháo nấu từ gạo. Em vẫn thắc mắc rằng, thực đơn như vậy có cân bằng và có đủ chất hay không? Em có cần phải bổ sung thuốc gì cho bé không?” Tham khảo thêm: Bé đổ mồ hôi trộm sau gáy.
Theo đánh giá từ Ths.BS Lê Thị Hải, trẻ đạt các tiêu chí như con chị Huyền là phát triển khá tốt, cả cân nặng và chiều cao đều vượt chuẩn. Do phát triển nhanh nên nhu cầu về vitamin D, canxi của bé tăng hơn trẻ phát triển bình thường.
Việc bé bị đổ mồ hôi đầu khi ngủ, ngủ không yên giấc chính là do thiếu canxi, kẽm, magie,… Dù vẫn tắm nắng nhưng có thể lượng vitamin D chưa đủ nên bé vẫn bị thiếu canxi. Trường hợp này có thể bé mắc bệnh còi xương thể bụ bẫm. Bé cần được bổ sung vitamin D thêm 400 UI/ngày và uống thêm kẽm 5mg/ngày.
Trẻ bị đổ mồ hôi trộm ở đầu có thể xảy ra thiếu canxi, vitamin D trong giai đoạn sớm. Một vài trường hợp nguyên nhân từ cách chăm sóc của bố mẹ. Ví dụ như do mẹ đắp quá nhiều chăn cho con hoặc phòng ngủ quá bí hơi làm bé khi ngủ cảm thấy khó chịu dễ toát mồ hôi.
Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ có phải bệnh?
Ở trẻ nhỏ, cơ thể đang phát triển, hoạt động chuyển hóa mạnh nên trạng thái tăng tiết mồ hôi rất thường gặp. Người lớn thường tiết mồ hôi ở bàn tay, bàn chân, nách. Còn ở trẻ thì da đầu vừa là nơi tiết mồ hôi nước vừa là nơi tiết bã nhờn. Chính vì vậy, khi sốt, hay lúc bé chạy chơi và kể cả lúc ngủ, trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu. Đây cũng là vị trí thể hiện bệnh viêm da tiết bã (cứt trâu) hay gặp ở tuổi này. Xem thêm: Trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi có sao không?
Một số ít trường hợp tăng tiết mồ hôi theo sau các bệnh lý toàn thân như:
- Nhiễm trùng
- Bệnh về nội tiết như chứng to đầu chi (acromegalie),
- U tủy thượng thận,
- Bướu giáp trạng
- Uống nội tiết tố (kháng androgen),
- Rối loạn tiền mãn kinh,
- Hạ đường huyết…
Nếu bé ra mồ hôi đầu khi ngủ thường xuyên nhưng vẫn ăn ngủ, chạy chơi và tăng cân bình thường thì bạn không phải lo lắng gì. Tình trạng này sẽ giảm dần khi cháu lớn.
Làm gì khi trẻ ra mồ hôi đầu quá nhiều?
- Bổ sung vitamin D: Cung cấp đủ vitamin D cho bé bằng cách tắm nắng. Thời gian tắm nắng: Buổi sáng trước 10h, thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 đến 30 phút. Để việc tắm nắng đạt hiệu quả, các mẹ nên để càng nhiều da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng tốt, không cho mắt trẻ nhỏ bị ánh sáng mặt trời chiếu vào.
- Giữ cho bé luôn mát. Ăn, ngủ nơi rộng rãi, thoáng mát. Chơi đùa trong bóng râm và luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày.
- Trẻ bị ra mồ hôi trộm khi ngủ, mẹ hãy dùng khăn mềm nhẹ nhàng thấm khô cho bé. Nhất là trong trường hợp trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng. Vì nếu không lau khô, mồ hôi ra nhiều, thấm ngược vào cơ thể khiến bé sẽ bị nhiễm lạnh, dễ bị ốm.
Giải pháp nào cho trẻ bị nhiều mồ hôi ở đầu? Cách trị ra mồ hôi đầu ở trẻ em
Dựa trên nguyên lý ‘chữa bệnh chữa tận gốc’ của y học Phương Đông, một số bài thuốc y học cổ truyền sử dụng các thảo dược để tăng cường chức năng của phổi, hỗ trợ phổi điều hoà hệ thống thần kinh thực vật. Qua đó kiểm soát việc điều tiết ra vào mồ hôi của cơ thể và chữa trị dứt điểm tình trạng trẻ bị mồ hôi trộm ở đầu.
Thuốc trị mồ hôi trộm Đức Thịnh được điều chế dưới dạng thuốc nước thảo dược. Vì vậy rất dễ uống do có độ ngọt thấp hơn so với các loại si-rô trên thị trường. Thuốc phù hợp cho mọi lứa tuổi, chữa trị rất hiệu quả bệnh ra nhiều mồ hôi ở đầu, tay và chân đôi với người lớn và trẻ em. Ngoài ra, đây còn là loại thuốc bổ. Trẻ em và người lớn dùng thường xuyên sẽ ngủ ngon, ăn tốt, ít bị ho và cảm vặt.
Trên đây là các thông tin về trình trạng trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ. Hy vọng những thông tin này có ích đối với bạn cũng như gia đình.
Nếu còn thắc mắc, liên hệ trực tiếp với Hotline: 0876.37.8866 hoặc để lại thông tin bên dưới. Các chuyên gia của 3T Pharma luôn sẵn sàng Tư Vấn Miễn Phí.
Đăng ký tư vấn
Δ