CẤU TẠO VÀ QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY NỘI SOI DẠ DÀY

Nội soi (Tiếng Anh: Endoscopy) là một kỹ thuật y học hiện đại được ứng dụng trong việc khám bệnh, chẩn đoán bệnh bằng việc sử dụng các loại dụng cụ chuyên biệt để quan sát trực tiếp bên trong các cơ quan của cơ thể. Với kỹ thuật nội soi, người ta có thể quay phim, chụp hình bên trong các cơ quan, lấy dị vật, sinh thiết và thậm chí là thực hiện hiện phẫu thuật nội soi. Nội soi hiện nay được sử dụng trong hầu hết các chuyên khoa: tai mũi họng, tiêu hóa (thực quản, dạ dày, ruột già…) sản, ngoại, tiết niệu, xương khớp, thần kinh, thẩm mỹ… . Vậy cấu tạo và quy trình vận hành máy nội soi dạ dày như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nội dung trên.

1. ĐẠI CƯƠNG VỀ MÁY NỘI SOI ỐNG MỀM:

      Năm 1960, máy nội soi ống mềm ra đời đã mở ra một kỷ nguyên mới cho kỹ thuật nội soi và đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý đường tiêu hóa.Từ khi ra đời máy nội soi ống mềm đã phát triển rất nhanh, mới đầu là máy nội soi fiber, đến năm 1990, máy nội soi mềm video ra đời đã tạo nên sự phát triển vượt bậc trong chất lượng hỉnh ảnh của máy nội soi.

Cùng với sự xuất hiện của nội soi video, các kỹ thuật nội soi khác cũng xuất hiện như nội soi sử dụng ánh sáng có chọn lọc (NBI), nội soi khuếch đại (imaging), siêu âm nội soi, nội soi can thiệp… đã tạo nên một diện mạo hoàn toàn khác so với khi nội soi mới ra đời.

      Máy nội soi là dụng cụ kỹ thuật cao, có cấu tạo phức tạp, đắt tiền, do vậy đòi hỏi một quy trình sử dụng và bảo quản chặt chẽ. Người làm nội soi phải hiểu rõ cấu tạo máy, quy trình vận hành máy nội soi, biết cách sừ dụng máy nội soi và các dụng cụ kèm theo máy một cách thành thạo, nếu không sẽ làm hỏng máy, gây tai biến cho bệnh nhân và cho chính người sử dụng máy. Sử dụng, máy nội soi đúng cách sẽ nâng cao tuổi thọ của máy và giảm chi phí cho việc sửa chữa máy.

2. NGUYÊN LÝ CẤU TẠO MÁY NỘI SOI

      Máy soi mềm dựa trên nguyên lý dẫn ánh sáng của bó sợi cáp quang học, có đường kính 2 – 3mm, bao gồm 20.000 – 40.000 sợi thuỷ tinh nhỏ có đường kính 10mm, chúng cỏ khả năng truyền dẫn ánh sáng với tiêu hao rất ít trên khoảng cách dài.

Ánh sáng được tập trung vào từng sợi cáp quang và được truyền theo hiện tượng khúc xạ bên trong. Việc truyền hình ảnh phụ thuộc vào hướng đi của sợi cáp quang và 2 đầu của bó sợi thuỷ tinh. Phía ngoài của môi sợi cáp quang được bọc bởi một lớp thuỷ tinh để tránh ánh sáng bị truyền ra ngoài, do đó vỏ bọc này không truyền được ánh sáng.

     Vật kính truyền hình ảnh ở đầu dây được gắn thêm bộ phận gọi là CCD (Charge Coupling Device – chip), bộ phận CCD có 33.000 – 400.000 điểm cảm ứng quang học đã nhận hình ảnh từ niêm mạc ống tiêu hoá làm tăng độ nét của hình ảnh. Những hình ảnh được truyền về CCD của bộ phận xử lý hình ảnh và truyền lên màn hình.

     Tất cả màu trắng, đen, xanh, đỏ của niêm mạc đường tiêu hoá được ghi nhận và truyền lên màn hình một cách rõ nét và chi tiết là nhờ có bộ phận quay lọc màu gắn ờ nguồn sáng được gọi là màng lọc màu.

3. CẤU TẠO MÁY

3.1 Các loại máy soi mềm

   – Máy soi nhìn thẳng: cửa sổ nhìn của máy nằm ngay trên đầu máy. Nhiều máy soi thuộc nhóm này như: máy soi dạ dày, máy soi đại tràng, máy nội soi ruột non, máy soi đường mật…

cau-tao-va-quy-trinh-van-hanh-may-noi-soi-da-day-3cau-tao-va-quy-trinh-van-hanh-may-noi-soi-da-day-3Máy nội soi tiêu hóa Huger

  – Máy soi nhìn bên: cửa sổ nhìn của máy nằm ở phía mặt bên của đầu máy soi. Các máy nội soi dùng để chụp mật ngược dòng và làm các thủ thuật can thiệp đường mật tuỵ qua nội soi có cấu tạo dạng này.

   – Máy soi nhỏ thường có đường kính ngoài 0,9cm – 1,1 cm và có đường kính kênh làm thủ thuật là 0,28 cm dùng cho nội soi chẩn đoán.

   – Máy soi to có đường kính ngoài l,2cm – 1,35 cm, có đường kính kênh sinh thiết 0,32 – 0,40 cm, dùng cho nội soi can thiệp.

3.2 Cấu tạo bên ngoài máy

3.2.1 Phần chỉnh máy

cau-tao-va-quy-trinh-van-hanh-may-noi-soi-da-day-2cau-tao-va-quy-trinh-van-hanh-may-noi-soi-da-day-2Phần chỉnh máy nội soi tiêu hóa Huger

      Nút điều chỉnh lên – xuống và khoá để cố định.

      Nút điều chỉnh trái – phải và khoá để cố định.

3.2.3 Phần thân máy (Phần máy cho vào bệnh nhân)

      Bao gồm 3 phần:

– Phần mềm (Flexible Portion).

– Phần cong (Bending Section).

– Đầu máy (Distal End).

Hiểu biết kỹ hơn về máy nội soi giúp quý bác sĩ vận hành máy nội soi tốt hơn, tránh gây tổn thương cho người bệnh và hư hỏng máy.

3.2.4 Dây dẫn chung

      Bó sợi cáp quang dẫn ánh sáng.

      Đường bơm khí và nước.

      Đường hút.

      Dây dẫn điện cho hệ thống tiếp xúc tự động dùng trong các thủ thuật.

3.2.5 Phần nối với nguồn sáng

     Phần trực tiếp nối với nguồn sáng.

     Đường dẫn khí.

     Phần tiếp xúc điện. 

 Cấu tạo bên ngoài của máy soi :     

     Phần nối với máy hút.

     Phần nối với nguồn điện.

     Phần nối với bình nước.

4. CHUẨN BỊ VÀ KIỂM TRA MÁY TRƯỚC KHI SOI

      Việc chuẩn bị và kiểm tra máy trước nội soi rất quan trọng và cần thiết. Chuẩn bị tốt trước khi vận hành máy nội soi và trước khi soi làm cho cuộc soi thuận lợi và tránh được các biến chứng cũng như làm hỏng máy nội soi.

4.1 Những dụng cụ cần thiết khi soi

  •  Máy soi và các phụ tùng kèm theo.
  • Nguồn sáng.
  • Máy hút
  • Nguồn đốt điện và phụ tùng kèm theo.
  • Máy ảnh và phim.
  • Màn hình (nếu soi qua màn hình).
  • Bộ phận truyền hình ảnh (khi cần luôn đi theo màn hình).
  • Bình nước.
  • Kim sinh thiết.
  • Van sinh thiết.
  • Thuốc gây tê họng.
  • Canun ngáng miệng.
  • Khay quả đậu.
  • Dầu silicone (bôi vào phẩn kim loại ở các van).
  • Dầu bôi trơn máy (bôi vào đầu máy và canun).
  • Cồn trắng 900.
  • Cồn trắng 900.
  • Găng tay.
  • Gạc sạch.

            4.2 Chuẩn bị và kiểm tra nguồn sáng

       Nối nguồn sáng vào nguồn điện.

       Điều chính ánh sáng ở mức có thể quan sát rõ hình ảnh niêm mạc.

       Để nguồn sáng ở nơi chắc chắn và phẳng, tránh xa các loại khí dễ cháy

       – Không để vật nặng đè lên nguồn sáng.

       – Không để nước vào nguồn sáng có thể gây hỏng nguồn và điện giật

4.3 Chuẩn bị và kiểm tra máy hút

       Cắm máy hút  vào nguồn điện

       Lắp ống  hút một đầu vào máy hút, một đẩu vào máy soi, bật máy hút và hút thử.

4.4 Chuẩn bị và kiểm tra nguồn đốt điện 

       Dùng nguồn đốt phù hợp với máy soi.

       Nếu dụng cụ bi hỏng phải thay dụng cụ mới.

       Dụng cụ phải sạch, vô trùng.

       Thử test cắt đốt trước khi dùng trên bệnh nhân

4.5 Chuẩn bị bình nước

       Đổ đầy 2/3 bình nước bằng nước cất, đậy nắp chặt và treo bình nước vào đúng vị trí ở nguồn sáng.

       Hàng ngày phải rửa sạch và thay nước mới,

       Phải dùng nước cất nếu không có thể gây nhiễm trùng.

4.6 Kiểm tra máy soi

      Bao giờ trước khi soi cũng phải kiểm tra máy vì bất cứ sự hỏng hóc nào của máy cũng có thể làm tổn thương cho bệnh nhân và làm máy soi hỏng nặng hơn.

Kiểm tra máy soi gồm:

     Kiểm tra vỏ bọc cao su của máy.

     Kiểm tra bộ phận cơ học của máy.

     Kiểm tra bộ phận quang học của máy.

     Kiểm tra hệ thống bơm hơi và nước.

     Kiểm tra hệ thống hút.

     Kiểm tra dây dẫn chung.

     Kiểm tra hệ thống chụp ảnh.

     Kiểm tra van sinh thiết.

4.6.1. Kiểm tra vỏ bọc cao su của máy

4.6.1.1.Thân máy

     khi vận hành máy nội soi dùng đầu ngón tay đưa nhẹ dọc thân máy để phát hiện những chỗ bất thường, kiểm tra bằng mắt bề mặt của máy để phát hiện chỗ lõm, chỗ phồng, chỗ không đều trên thân máy. Nêu thấy bất thường không sử dụng máy, phải gửi đi sửa.

4.6.1.2.Phần cong của máy

     Dùng dụng cụ thử hơi, thử theo đúng quy định nếu thấy thùng hoặc bất thường phải gửi đi sửa ngay.

4.6.2. Kiểm tra bộ phận cơ học của máy

     Vặn nút điều khiển lên – xuống, trái – phải xem máy có điều chỉnh tốt không, có đạt được độ cong tối đa không là một yếu tố rất quan trọng khi vận hành máy nội soi..

      Để khoá ở vị trí cố định và quan sát xem phần cong cùa máy có cố định được không.

      Để khoá ở vị trí “F” và quan sát xem các nút điều khiển cố quay được tự do không.

4.6.3. Kiểm tra hệ thống quang học của máy

4.6.3.1.Kiếm tra bằng mắt thường thị kính và vật kính

     Nếu bẩn dùng cồn 90° lau sạch, hoặc dùng cồn 90° và ete tỷ lệ 7/3 để lau.                   Chú ý: không bao giở dùng chất mài mòn để lau sẽ làm hỏng thị kính và vật kính.

4.6.3.2.Bật nguồn sáng và chỉnh độ sáng:  chỉnh cân bằng màu (một số loại máy).

      Chú ý: vật chuẩn để cách vật kính 15mm nếu nhìn rõ hệ thống quang học

của máy tốt.

4.6.4. Kiểm tra hệ thống bơm hơi và nước

4.6.4.1.Kiểm tra bơm hơi

      Bật nút bơm hơi ở mức độ tối đa, nhúng đầu máy soi ngập sâu vào cốc nước sạch khoảng l0 giây, để ngón tay lên van bơm khí hơi sẽ làm sùi bọt cốc nước. Nếu hơi ra yếu hoặc không có hơi ra là đường bơm hơi và nước tắc.

4.6.4.2.Kiếm tra bơm nước

      Bỏ đầu máy ra khỏi cốc nước, ấn ngón tay vào nút bơm hơi và nước, nước sẽ bắn thành tia thẳng mạnh ra đầu máy, nếu tia nước yếu là tắc đường bơm nước.

      Chú ý: bơm nước chi để rửa vật kính khi bị bẩn, nếu rửa thực quản dạ dày phải dùng bơm tiêm nước rửa qua đường sinh thiết.

4.6.5. Kiểm tra hệ thống hút

      Nhúng đầu đèn soi vào cốc nước sạch, lấy ngón tay ấn vào van hút nước sẽ được hút.

4.6.6. Kiểm tra dây dẫn chung

      Không bị rách, xoắn, vặn, phần nối trực tiếp với nguồn sáng không bị méo bẹp để tiếp xúc điện được tốt.

4.6.7. Kiểm tra van sinh thiết

      Nếu van sinh thiết bị rách hoặc bị hỏng sẽ làm cho áp lực hút giảm, thay van khác để đảm bảo áp lực hút.

5. CÁCH SỬ DỤNG MÁY SOI

5.1. Cầm máy

      Tư thế bệnh nhân phải tạo đường thẳng từ miệng tới dạ dày của bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ nằm ở tư thế nghiêng bên trái và ngậm một dụng cụ bằng nhựa để bảo vệ răng miệng và giữ cho miệng luôn mở.

cau-tao-va-quy-trinh-van-hanh-may-noi-soi-da-day

cau-tao-va-quy-trinh-van-hanh-may-noi-soi-da-day

Bác sĩ đưa ống nội soi mềm từ hầu họng qua thực quản xuống dạ dày. Hình ảnh từ camera trên đầu thiết bị nội soi sẽ truyền tải về màn hình, bác sĩ dựa vào đó có thể xác định chính xác các vùng tổn thương và đưa ra các chẩn đoán.

      Tay trái cầm máy, ngón tay trỏ điều khiển van bơm hơi, nước, van hút, ngón tay cái điều khiển lên xuống.

      Tay phải điều khiển trái phải cũng như đưa máy vào và rút máy.

Chú ý:

      Không được bẻ cong chỗ tiếp nối giữa phần cứng và phần mềm ở thân máy.

      Để dây dẫn chung thẳng, không được bẻ gập, uốn cong vì có thể lảm hỏng đường dẫn điện, đường bơm hơi, nước, dây dẫn ánh sáng, dây dẫn hình ảnh nằm trong lòng dây dẫn chung.

      Ngón tay cái chỉnh lên – xuống (up – down) và có thề chuyển sang phải trái, ngón trỏ hút và bơm hơi – nước trong khi ngón giữa vá ngón nhẫn có thể trợ giúp lên – xuống (up – down) vả phải – trái (right – left).

5.2.Chuẩn bị đưa máy vào bệnh nhân

      Bôi trơn vào phần cong của máy và vào canun, không bôi vào đầu máy.

Để khoá của bộ phận điều khiển ờ vị trí “F”, cho đoạn cong của máy được chuyển động tự do lên – xuống, trái – phải khi vặn nút điều khiển.

5.3.Cho máy vào quan sát

     Vừa đưa máy vào vừa quan sát, cần bơm hơi đủ để quan sát, nếu không quan sát rõ đường mà cứ đẩy máy soi sẽ gây tổn thương niêm mạc và hỏng máy.

     Chỉ để khoá  ở vị trí cố định khi muốn quan sát kỹ tổn thương, sau đó  lại phải trả lại ở vị trí “F”, nếu không, khi rút máy sẽ gây tai biến cho bệnh nhân.

5.4.Điều chỉnh ánh sáng

      Điểu chỉnh ánh sáng ở bộ phận điều chỉnh tại nguồn sáng, thường để ánh sáng ở mức tối thiểu đủ để quan sát.

5.5.Hút rửa chất bẩn

      Ấn nút hút để hút dịch, quan sát rõ tổn thương.

       Khi cần, dùng bơm tiêm bơm nước qua đường sinh thiết để rửa.

5.6.Làm sạch vật kính

     Ấn nút bơm nước để rửa sạch vật kính, sau đó bơm hơi để làm khô vật kính.

5.7.Điều chỉnh hơi trong dạ dày khi vận hành máy

      Không bơm quá nhiều hơi vào dạ dày vì bệnh nhân khó chịu. Khi cần thiết, hút bớt hơi trong dạ dày

5.8. Sinh thiết

      Trước khi sinh thiết, phải kiểm tra cẩn thận kim sinh thiết theo đúng quy định để xem kìm cổ đóng mở tét không.

5.8.1 Kìm sinh thiết

       Phải luôn đóng trước khi cho vào máy soi cũng như trước khi rút kìm sinh thiết ra khỏi máy soi. Luồn kìm sinh thiết qua đường dụng cụ, luồn kìm qua lỗ nhò cùa van, đẩy từ từ, nhẹ nhàng từng đoạn ngắn một. Nếu đẩy nhanh, mạnh có thể gây hòng máy và kim sinh thiết, cầm kìm sinh thiết ở vị trí gần lỗ van.

      Nếu kìm sinh thiết qua phần cong của máy soi khó khăn, phải giảm độ cong của đầu máy cho tới khi kim sinh thiết qua được.

       Khi đưa kìm sinh thiết vào phải quan sát đầu kim sinh thiết, xem đầu kìm sinh thiết đã vào đến dạ dày chưa, nếu đưa kìm vào mà không quan sát sẽ làm tổn thương niêm mạc (rách, thủng…).

5.8.2. Tiến hành sinh thiết

     Cắt niêm mạc, nhẹ nhàng kéo lên để đưa mẩu sinh thiết ra ngoài.

      Rút kim sinh thiết ra, phải luôn luôn đóng kìm sinh thiêt để:

      -Không rơi mẩu sinh thiết.

      -Không gây tổn thương cho bệnh nhân.

      -Không hỏng kìm sinh thiết.

Chú ý :Khi đóng và mở kìm sinh thiết, phải thao tác nhẹ nhàng, dứt khoát.

Nếu kìm sinh thiết không đóng được:

      Ấn đầu kim sinh thiết vào niêm mạc vài lần, sau đó kéo ra khi thấy kìm đã đóng lại.

      Nếu kim sinh thiết vẫn chưa đóng được, phải rút kim sinh thiết càng sát vào đầu máy càng tốt, sau đó kéo cả kim sinh thiết và máy ra cùng một lúc, vừa kéo vừa quan sát.

5.9. Rút máy soi ra

     Trước khi rút máy soi ra khỏi bệnh nhân, phải tháo các dụng cụ ra cùng  máy như kim tiêm cầm máu, kìm sinh thiết…

      Hút hơi trong dạ dày trước khi rút máy.

     Để khoá điều khiển ở vị trí “F” vả điều chỉnh đẩu máy ớ vị trí thẳng, tử tử rút máy ra, vừa rút vừa quan sát.

Chủ ý:Nếu để đầu máy cong, khi rút ra không quan sát sẽ làm tốn thương

niêm mạc và cỏ thể không rút được máy ra nếu máy bị gấp tại thực quản hoặc cuộn ở hành tá tràng.

Rửa – tầy uế – sát trùng và làm khô máy sau khi soi xong theo đúng hướng dẫn.

6. TAI BIẾN:

6.1. Những tai biến kỹ thuật khi vận hành máy nội soi và biến chứng:

Bảng 1. Tai biến kỹ thuật và biến chứng

Sự cố kỹ thuậtBiến chứngDùng máy soi hỏng hoặc dụng cụ hỏng.Tổn thương niêm mạc, thủng, rách,bỏng, điện giật.Cho máy soi hoặc dụng cụ vào mà không quan sát.Tổn thương rách hoặc thủng niêm mạc.Khi hút để đầu máy sát vào niêm mạc và hút lâu.Chảy máu, tổn thương giả.Gập máy trong thực quản hoặc cuộn máy trong hành tá tràng không kéo máy ra được.Đau, rách, thủng.Kéo dụng cụ ra vội vàng hoặc không quan sát.Tổn thương niêm mạc, thủng ,rách, hoặc hỏng máy soi và dụng cụ.Không quan sát kỹ vị trí đốt điện.Bỏng niêm mạc, thủng.Khi kéo máy soi ra không để khóa điều chỉnh ở vị trí “ F”.Tổn thương, thủng, rách.Khi kéo máy soi ra không quan sát , máy soi không thẳng.Tổn thương, thủng, rách.Dùng dung dịch không được khử trùng và bảo quản tốt.Lây chéo , nhiễm trùng.

6.2 Những sự cố của máy xảy ra trong khi vận hành máy nội soi và khi soi. Cách khắc phục

      Có rất nhiều sự cố nhỏ của máy xảy ra trong khi soi, có thể khắc phục được, không cần gửi đi sửa chữa. Nhưng nếu máy bị rách hoặc máy không hoạt động được thì phải gửi đi sửa chữa, không nên tự sửa chữa vì có thể làm máy bị hỏng thêm.

Bảng 2  Các sự cố xảy ra trong khi soi và cách khắc phục

 Nguyên nhânCách khắc phụcChưa có ánh sáng– Do xoay ổ cắm ở nguồn sáng chưa đúng.– Xoay ổ cắm cho tới khi nhìn thấy điểm xanh.– Bóng hỏng bóng đèn.– Thay bóng đèn.Chất lượng hình ảnh không tốt– Do vật kính bẩn.– Bơm nước rửa sạch hoặc dùng cồn lau sạch.– Do máy bị thủng kênh sinh thiết hoặc rách vỏ máy.– Gửi máy đi sửa.– Chỗ tiếp xúc của dây dẫn bẩn.– Dùng cồn lau sạch vào chỗ tiếp xúc và vật kính .– Điều chỉnh nguồn sáng chưa hợp lý, đấu dây dẫn chưa đúng.– Điều chỉnh lại nguồn sáng và lắp đặt lại dây dẫn.– Bóng đèn cũ.– Thay bóng đèn khác.    Bơm hơi và nước– Do bị tắc đường bơm hơi và nước.-Ngâm đầu máy soi vào nước xà phòng ấm, dùng van bơm rửa và van 3 chiều rửa thật sạch.– Do đường bơm hơi và nước bị biến dạng.– Gửi đi sửa.– Do van bị bẩn.– Rửa sạch van, cho dầu silicone.– Do bình nước vặn chưa chặt.– Vặn chặt bình nước.– Do nguồn bơm hơi nước bị hỏng.– Gửi đi sửa chữa.– Do bình nước quá đầy hoặc vơi.– Đổ đầy 2/3 bình nước.– Van bơm hơi bị hỏng.– Gửi đi sửa chữa. Hút không được– Đường hút bị tắc.-Tháo van dùng bàn chải dài cọ cả phần máy và phần dây dẫn.– Van hút bẩn.– Tháo van , rửa sạch , bôi dầu Silicone.

-Van sinh thiết hở hoặc lắp chưa chặt.

– Kiểm tra và thay van mới nếu cần.– Máy hút hỏng.– Sửa máy hút.– Chưa lắp máy hút hoặc lắp chưa chặt , chưa bật máy hút hoặc máy hút chưa đủ áp lực hút.– Lắp máy hút và bật máy hút.-Do hỏng van hoặc van bẩn.– Tháo van , rửa sạch , bôi dầu silicone.Bộ phận cơ học không có tác dụng– Do khóa chưa ở vị trí “F” .- Do bị dão hoặc đứt bộ phận điều khiển cơ học của máy.– Đặt khóa ở vị trí “F”.- Gửi máy đi sửa.Kìm sinh thiết không đưa qua được kênh sinh thiết– Kim sinh thiết bị hỏng.– Thay kim sinh thiết mới nếu bóng bị cháy.– Đường kính dụng cụ lớn hơn đường kính của đường đưa dụng cụ vào.-Dùng dụng cụ có đường kính thích hợp theo bản hướng dẫn.– Kênh sinh thiết bị biến dạng.– Gửi máy đi sửa.

 

Rate this post

Viết một bình luận