CHA MẸ CẦN LÀM GÌ KHI CON KHÔNG NGHE LỜI

“Điều kiện sống hiện nay ngày một tốt hơn, nhưng trẻ con lại càng không nghe lời”. Đây là vấn đề khiến rất nhiều bậc cha mẹ đau đầu. Mọi người đã bao giờ suy nghĩ, tại sao trẻ không nghe lời chưa? Giải quyết như thế nào? Gặp tình huống này, rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng không yên và đều mong muốn có những hướng giải quyết để trẻ nghe lời cha mẹ.

Cha mẹ làm gì khi con không nghe lời

Sau đây là một số đề xuất cho cha mẹ những phương pháp giải quyết hiệu quả:

  1. Kích thích trẻ tiến bộ từ mặt tiêu cực để khiến trẻ phấn đấu.Cha mẹ không thể ép buộc thay đổi nhanh chóng khi con không nghe lời, bởi sự thay đổi là cần có thời gian. Việc tìm ra mặt tiêu cực và động viên khi trẻ có sự tiến bộ là động lực giúp trẻ có thể tiếp tục phấn đấu. Cha mẹ nên trò chuyện với trẻ, tìm hiểu suy nghĩ của trẻ và kịp thời sửa chữa những suy nghĩ lệch lạc. Cha mẹ hãy trở thành người bạn thân thiết có thể chia sẻ mọi điều của trẻ, dạy trẻ biết tự điều tiết cảm xúc, khi trẻ có tâm trạng không tốt có thể hát, đi dạo, tâm sự với bạn bè, xóa bỏ cảm xúc chống đối với người khác.Kích thích trẻ tiến bộ từ mặt tiêu cực để khiến trẻ phấn đấu.
  2. Hóa giải tâm lý đối địch của trẻ

    Ví dụ: Trẻ thông minh nhưng lại không chịu học hành nghiêm túc, không nghe lời của cha mẹ nói, lúc này cha mẹ có thể kích thích trẻ như: “ Cha mẹ biết là con không thể thi tốt được mà, xem ra con chẳng thông minh mấy, đừng nói con không chịu học, mà con có chịu học đi nữa cũng chẳng giỏi được”. Nghe vậy có lẽ lúc đó trẻ sẽ tức giận, nhưng lòng tự tôn sẽ khiến chúng hạ quyết tâm cố gắng học. Khi đó cha mẹ hãy kịp thời giúp đỡ, chắc chắn trẻ sẽ thành Hóa giải tâm lý đối địch của trẻ.
  3. Cha mẹ đừng quá tạo áp lực cho trẻ

Khi dạy trẻ học, cha mẹ tránh làm trẻ nảy sinh tâm lý chống đối, không nghe lời. Cha mẹ không nên cố ép buộc trẻ phải theo ý muốn, nguyện vọng của mình. Một khi trẻ chống đối thì quan hệ giữa trẻ và cha mẹ sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng. Cha mẹ nên tiếp xúc, nói chuyện nhiều để khích lệ, khen ngợi  và ủng hộ trẻ nhiều hơn để trẻ tin mình làm được. Không nên so sánh con mình với những đứa trẻ khác, cách này càng làm tăng thêm gánh nặng tâm lý cho trẻ, từ đó thành tích của trẻ ngày càng giảm sút.

Cha mẹ đừng quá tạo áp lực cho trẻ

  1. Thực tiễn hóa những điều trong sách vở, cho trẻ cảm giác học mà chơi

Phương pháp giáo dục thông minh là cha mẹ nên gợi ý trẻ phát hiện và giải quyết vấn đề, bồi dưỡng cho trẻ khả năng tự xử lý công việc. Do đó, ở nhà cha mẹ nên chú ý tạo dựng cho trẻ môi trường học tập và không gian sống tốt. Ví dụ: Dạy trẻ gấp quần áo, cất đồ đạc, cha mẹ phải đưa ra yêu cầu cụ thể, hướng dẫn cụ thể để trẻ làm gọn gàng ngăn nắp, có đầu có cuối, đồng thời bồi dưỡng sự kiên trì, nhẫn nại khi chưa đạt được mục tiêu.

  1. Không để trẻ nói bậy

Để đối mặt với thời kỳ nhạy cảm về những câu chửi tục, các bố mẹ cần phải bình tĩnh và quan sát, tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng. Phương pháp hữu hiệu được đưa ra cho các gia đình là “lờ đi thái độ của trẻ”.  Việc cha mẹ cố tìm cách uốn nắn đồng nghĩa với việc công nhận “sức mạnh” của những từ ngữ đó. Do vậy, bố mẹ càng cấm càng nhanh chóng đẩy bé vào sự chống đối lại cha mẹ và lặp lại những từ đó nhiều hơn.

  1. Không để trẻ nói dối

Người lớn rất có ảnh hưởng tới con trẻ. Nên việc giữ đúng lời hứa với con là vô cùng quan trọng. Ví dụ: Cha mẹ phải đi thăm họ hàng xa, con gào khóc đòi đi cùng nhưng cha mẹ lại không muốn, thế là họ nói với con: “ Con ở nhà ngoan, bao giờ về mẹ mua cho con món gì ngon nhé.” Nhưng nói xong lập tức cha mẹ quên luôn, còn con thì nhớ rất kĩ. Nếu lúc về cha mẹ không mua gì hết thì trẻ sẽ cho rằng người lớn nói dối và bắt trước theo. Vậy cha mẹ mà không làm gương thì sao con nghe lời mẹ dạy?

  1. Phê bình trẻ cũng cần thân mật

Nếu trẻ phạm lỗi, cha mẹ nên kìm nén, thật bình tĩnh gợi ý cho trẻ nhận ra lỗi. Không nên trách mắng, đánh đập mà dùng tình yêu thương để dạy bảo, khích lệ và sự dẫn dắt của cha mẹ con sẽ nhanh chóng thay đổi.

Phê bình trẻ cũng cần thân mật

Chỉ cần có sự giáo dục một cách đúng đắn, áp dụng những phương pháp thích hợp thì trẻ sẽ thành tài.

Vừa rồi là những cách cha mẹ có thể thực hiện để giải quyết vấn đề khi con không nghe lời. Khóa học Ismartkids của Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara sẽ giúp trẻ trang bị kỹ năng rèn luyện bản thân và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Ngoài ra khóa học Fastrackids STEM của Cara  sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng sống cần thiết cho thế kỉ 21 , kiến thức khoa học xã hội , khoa học ,đồng thời giúp trẻ định hướng nghề nghiệp sau này . 

Giáo viên Ngô Thùy Dương – Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara  

Rate this post

Viết một bình luận