CHA MẸ LÀM GÌ KHI CON KHÔNG NGHE LỜI

CHA MẸ LÀM GÌ KHI CON KHÔNG NGHE LỜI

Dù ở độ tuổi nào, con trẻ cũng sẽ có những lúc bướng bỉnh, không nghe lời cha mẹ. Phải làm thế nào khi con một mực cãi lời? Nếu gặp trường hợp như thế, bạn sẽ giải quyết ra sao? Thẳng thừng trách mắng rất dễ khiến con bị tổn thương tinh thần, thậm chí là gây phản ứng ngược (trẻ có xu hướng bạo lực, càng cố ý thực hiện trái ý cha mẹ). Lẳng lặng cho qua thì con “được voi đòi tiên”. Đừng quá lo lắng, trường Quốc tế Học viện Anh Quốc UK Academy sẽ bật mí cho bạn giải pháp hữu hiệu, áp dụng khi con không nghe lời.

 

cha mẹ nên làm gì khi con không nghe lời

 

Hãy để con có chính kiến riêng của mình

1. Đừng vội vàng “lên lớp” con

 

 

cha mẹ cần làm gì khi con không chịu nghe lời

 

Hãy để con có chính kiến riêng của mình

Khi con cãi lời hoặc có những hành động trái ngược với yêu cầu của bạn thì hãy… bình tĩnh. Đừng vội vàng lên lớp con theo kiểu “đã nói rồi mà không nghe”, “sao con suốt ngày cãi lời mẹ”. Không một ai trong chúng ta thích “được” lên lớp. Và trẻ cũng vậy. Đôi khi những lời răn đe sáo rỗng của bạn khiến con phát chán. Hãy dành thời gian để suy nghĩ, lựa lời để giải quyết.

2. Làm gương cho con

Cách tốt nhất để giúp con điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực là cha mẹ phải làm gương. Muốn dạy con khoanh tay, cúi đầu, “dạ” một tiếng rõ to khi gặp những người lớn tuổi thì khi dạy con, bạn phải thực hiện động tác tương tự. Muốn dạy con bỏ rác vào thùng thì khi đi ngoài đường, bạn đừng bao giờ xả rác. Muốn dạy con đừng suốt ngày chơi game thì bạn cũng phải dành thời gian buông bỏ điện thoại thông minh.

 

 

cách giáo dục con

 

Luôn làm tấm gương để con noi theo

3. Đối thoại và lắng nghe con nhiều hơn

Những mẫu thuẫn giữa phụ huynh và con cái sẽ càng leo thang nếu như biết cách làm lắng dịu.

Trò chuyện với con tưởng chừng là việc mà ai cũng có thể làm được. Nhưng  đối thoại, trò chuyện như thế nào để con nói ra hết những tâm tư, vướng mắc thì khi đó bạn sẽ hiểu con và giúp con chấp nhận ý kiến, chia sẻ của bạn.Khi con tâm sự ra được, ba mẹ lắng nghe được thì mối liên hệ trong gia đình mới có sự gắn kết

4. Cho con quyền quyết định

Ở trong độ tuổi vị thành niên, trẻ rất dễ có xu hướng nổi loạn, thậm chí đến khi học trung học phổ thông cũng còn xu hướng này. Đây là khoảng thời gian hình thành và phát triển nhân cách. Cái tôi cá nhân là quan trọng hơn tất thảy. Để tìm điểm dung hòa giữ cha mẹ và con cái, bạn cần cho con quyền quyết định. Thay vì ép buộc “con phải…” bạn có thể dùng “con nên…”, “mẹ nghĩ như thế này thì tốt hơn…” Bên cạnh đó, bạn cũng giúp con nhìn ra những mặt tiêu cực của quyết định.

5. Đặt luật gia đình

Các thành viên trong nhà cần thống nhất với nhau một số điều luật cơ bản như: con đi học về phải tắm, ăn cơm đúng giờ, mỗi ngày xem ti vi bao lâu, học bài lúc mấy giờ… khi nào cha chơi với con, mẹ sẽ thưởng gì khi con vâng lời… Tất nhiên là trong thưởng có phạt. Một khi cả nhà đều đồng ý với điều luật, bạn cần là người làm gương đầu tiên để có thể dễ dàng áp dụng khi trẻ làm sai.

Dạy con không chỉ đơn giản là những lời giáo huấn sáo rỗng, bạn cần đồng hành, lắng nghe, chia sẻ với con. Trường Quốc tế Học viện Anh Quốc UK Academy sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong hành trình trưởng thành của con yêu

Thông tin liên hệ:

Website: uka.edu.vn

Facebook:.facebook.com/UKAcademy

Cơ Sở Bình Thạnh – HCM

– Địa chỉ: 48 Võ Oanh (đường D3), Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

– Hotline: 01222 666 988

Cơ Sở Bà Rịa – Vũng Tàu

– Địa chỉ: 165 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Phước Hiệp, Thành phố Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

– Hotline: 01222 666 989

 

Chia sẻ bài viết này

Rate this post

Viết một bình luận