CHĂM SÓC CÁ RỒNG TRONG MÙA LẠNH

 Không khí lạnh đã ùa về, miền bắc ban đêm nền nhiệt độ giảm xuống còn 11oC và ban ngày cao nhất cũng chỉ đạt 22oC, miền nam ấm áp hơn nhưng ban đêm cũng giảm xuống 21oC và ban ngày cao nhất cũng chỉ đạt 30oC. Nhiệt độ trong bể cá luôn thấp hơn nhiệt độ trong không khí từ 3-4oC, điều đó có nghĩa là vào ban đêm nhiệt độ trong nước bể ở miền bắc có thể sẽ giảm xuống 7-8oC và ở miền nam sẽ là 17-18oC. Theo các tài liệu khoa học, nhiệt độ thích hợp nhất để các cơ quan và các bộ phận của cá rồng hoạt động hữu hiệu là 28oC, ở nền nhiệt độ này cơ thể cá sản sinh kháng thể rất mạnh. Khi nhiệt độ của nước bể nằm ở mức dưới 20oC, và tệ hại hơn nữa là nhiệt độ giảm hơn mức 12oC thì khả năng sản sinh kháng thể của cá gần như hoàn toàn chấm dứt, lúc này cá sẽ dễ dàng nhiễm đủ các loại bệnh, đặc biệt là các bệnh cơ hội như nấm trắng, nấm đen, viêm loét da, thối vảy, thuỷ mi… Ngoài ra, khi nhiệt độ nước giảm dưới mức 20oC thì một triệu chứng khá phổ biến sẽ diễn ra là kênh, xù vảy. Bởi vì thận cá là cơ quan được trao phó chức năng loại bỏ và thải đi những phần dư thừa của dung dịch, khi nhiệt độ xuống thấp thì chức năng của thận sẽ bị rối loạn, nó không còn hoạt động hữu hiệu nữa, ngay lập tức nước sẽ xâm nhập vào cơ thể cá, phân tử nước sẽ len lỏi vào các vách mô tế bào tạo ra hiện tượng phù và đẩy cho vảy cá kênh lên, xù ra… tình trạng này kéo dài, áp xuất của phần dung dịch dư thừa này sẽ tạo ra hiện tượng phá vỡ các mạch máu tạo ra hiện tượng xuất huyết chân vảy… Qua quan sát, trong mùa lạnh nếu không kiểm soát chất lượng nước tốt cũng dẫn đến tình trạng cá bị stress, nằm đáy, bỏ ăn, dễ kích động, phóng nhảy, và đặc biệt là triệu chứng tự cắn đuôi diễn ra rất phổ biến… Đọc đến đây nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: vậy những con cá rồng sống ngoài ao hồ thiên nhiên thì sao? Không lẽ vào mùa đông chúng chết hết? Xin thưa, ngoài ao hồ thiên nhiên với thể tích nước lớn cùng ánh nắng mặt trời soi chiếu, phần mặt hồ và đáy hồ sẽ có nhiệt độ khác nhau, cá sẽ tự tìm tầng giữa hoặc tầng đáy, nơi có nhiệt độ ấm áp hơn để trú ẩn. Hơn nữa, ngoài môi trường thiên nhiên nhờ vào nguồn thức ăn đa dạng và dồi dào hơn trong môi trường nuôi nhốt nhân tạo nên kháng thể của chúng cũng mạnh hơn. –> Qua những phân tích ở trên, chúng ta thấy rõ những tác hại to lớn cho cơ thể cá rồng khi nền nhiệt độ xuống thấp, vì thế nên vào mùa lạnh việc đầu tiên chúng ta cần làm là cắm sưởi để duy trì nhiệt độ trong nước luôn ổn định ở mức 28-30oC. Các ae miền bắc thì phải tăng cường thêm các biện pháp giữ nhiệt như bọc lót thêm mút xốp cho bể lọc, bể chính, che kín mặt bể bằng kính hoặc ván gỗ… Trong thời gian nền nhiệt độ thấp, hạn chế tối đa việc thay nước, có thể thay tuần 1 lần, không quá 20% và lượng nước thay vào nên được làm ấm trước. Việc cho cá ăn cũng nên kiểm soát chặt chẽ, nên cho ăn ít hơn và cho ăn cách ngày để hạn chế lượng thức ăn dư thừa và chất thải của cá làm biến đổi chất lượng nước. Nên duy trì hàm lượng 0.2% muối trong nước suốt thời gian nền nhiệt thấp để kích thích điện phân và điện giải trong cơ thể cá hoạt động hữu hiệu hơn cũng là việc cần làm. Ngoài ra, trước khi bước vào mùa lạnh, nên bổ sung một trong những chế phẩm có chức năng nâng cao sức đề kháng cho cá như Aqua Plus

Tư vấn thêm thông tin. Vui lòng gửi qua Zalo : 0908434080

Showroom trưng bày cá cảnh : 402 Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B, Bình Tân

Rate this post

Viết một bình luận