CHUYỆN CÁI “BA VẠN CHÍN NGHÌN”

Có ông đồ làng dốt nát, học trò nghe thấy ngoài chợ có người hát rằng:

Ba vạn chín nghìn này là mấy?

Một kiếp hồng nhan đổi bạc tiền.

Nhắm mắt đưa chân liều mấy bận,

Nghìn vàng thỉnh thoảng bán vài phân

Mới đem cái chữ “ba vạn chín nghìn” hỏi thầy là gì, chắc phải trân quý lắm mới đem đổi được bạc tiền nhỉ. Bất đồ bị hỏi câu hóc hiểm, thấy đồ dốt lúng túng lắm, đem ra hỏi thì được mấy ả ngoài chợ kể cho thế này:

Xưa ở trên trời có ông Sổ, chuyên trách giữ sách bạ cai quản các vì tinh tú, xem vị nào mới mở phủ, vị nào lui về thì hàng năm đem trình tấu cho vua cha Ngọc Hoàng nghe. Lúc đầu biên chế gọn gàng, việc kê khai không có gì đáng ngại, sau dần chuyện trời sinh sự, việc bổ sung quan lại biên chế ngày càng nhiều, phủ đệ đánh số càng ngày càng rắc rối, đến đỗi không tài nào quản lý nổi nữa. Cuối năm ấy, sau ông Công ông Táo, ông Sổ đem những thứ ghi chép vừa qua trình bày trước thiên đình, trải qua ba bốn ngày cũng chưa khóa sổ được, khiến Ngọc Hoàng bực tức sai thiên binh thiên dõng đánh cho một trận rồi đuổi xuống trần.

Xuống trần ông Sổ lang thang ngoài chợ, gặp đúng mấy ả đang mặc cả mấy đồng rau đồng cà, nghe thấy có vẻ tính toán rất khó khăn, bèn thò mồm vào tính toán hộ, sự việc đang đâu vào đấy thì bà hàng rau tốc váy hét lên mà rằng: “Cha bố cái nhà anh kia, chuyện đong đưa đâu phải tính toán rõ ràng, làm bà mày mất cả vốn lẫn lãi, sao không bảo là ba vạn chín nghìn đồng ấy mà còn chi li làm gì?!”.

Bấy giờ ông Sổ mới sực tỉnh, giá mà biết được chuyện này trước thì đâu đến nỗi phải đuổi xuống trần.

Sau này ba vạn chín nghìn được người hạ giới dùng để chỉ số ước lượng, lâu dần được ví với cái ấy của các bà các mẹ cũng vì cái chuyện tốc váy ngoài chợ trên.

P/s: Nếu ai còn không rõ cái “ba vạn chín nghìn” thì hỏi lão

>>> này

Bê từ nhà Phước Béo

Chia sẻ:

  • Thêm

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Rate this post

Viết một bình luận