CÓ NÊN MỞ CỦA HÀNG BÁN MỸ PHẨM HAY KHÔNG?

Kinh doanh mỹ phẩm là một trong những ngành kinh doanh sôi nổi nhất và đầy cạnh tranh. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin về có nên mở cửa hàng bán mỹ phẩm hay không?

Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện từ đó kéo theo nhiều dịch vụ phục vụ cho cuộc sống trong đó, nổi bật lên là các dịch vụ liên quan đến mỹ phẩm làm đẹp. Kinh doanh mỹ phẩm hiện nay đang là một trong những ngành kinh doanh sôi nổi nhất và đầy cạnh tranh. Với nhu cầu sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da, làm đẹp ngày càng tăng, đây thực sự là một mảnh đất tiềm năng cho các bạn trẻ. Khi kinh doanh các dịch vụ liên quan đến thẩm mỹ, làm đẹp người kinh doanh cần phải thực hiện theo trình tự thủ tục theo quy định. 

 

1. Lên kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm chi tiết

Dù là kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào, quy mô lớn hay nhỏ, điều đầu tiên là cần có một bản kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng tốt. Phần lớn các cửa hàng mỹ phẩm thất bại là do họ thiếu đi bản kế hoạch kinh doanh cụ thể. Để tar lời được câu hỏi Có nên mở cửa hàng bán mỹ phẩm? thì việc đầu tiên là chúng ta phải lên được bản kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm bao gồm xác định đối tượng khách hàng, nguồn vốn, địa điểm kinh doanh, kế hoạch Marketing, kế hoạch mở rộng quy mô cửa hàng, kế hoạch quản lý,…

Bên cạnh đó, bản kế hoạch sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi được tiến độ và tình hình kinh doanh, đồng thời còn hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất.

 

2. Phân tích thị trường, xem xét tiềm năng và lợi nhuận

Khi lập bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào, không chỉ riêng kinh doanh mỹ phẩm, điều đầu tiên bạn cần phải là xác định đối tượng khách hàng hướng đến là ai, thói quen mua sắm của họ, thu nhập và mức sống của người dân xung quanh cửa hàng,… Từ đó, mới quyết định được dòng sản phẩm, địa điểm kinh doanh cũng như số vốn cần bỏ ra.

Đồng thời, các bạn cũng cần phải tìm hiểu và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh xem họ kinh doanh những mặt hàng mỹ phẩm nào, cách thu hút khách hàng, dịch vụ của họ, giá cả sản phẩm và các chương trình khuyến mãi,… Từ đó, mới rút ra được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ để hoàn thiện hơn chiến lược kinh doanh của bản thân.

 

3. Lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp để kinh doanh mỹ phẩm

Việc lựa chọn đúng dòng mỹ phẩm để kinh doanh là bước rất quan trọng khi mở cửa hàng mỹ phẩm. Việc này ảnh hưởng đến khả năng thành công của cửa hàng. Bạn sẽ quyết định kinh doanh gì? Mỹ phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc, đồ trang điểm hay chuyên về son môi,…

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu mỹ phẩm trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bạn không nên ôm hết tất cả các thương hiệu mỹ phẩm về bán, nhất là khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Trước khi quyết định bán loại mỹ phẩm nào, bạn hãy thực hiện khảo sát tìm hiểu xem xu hướng làm đẹp hiện nay, thị trường kinh doanh và các cửa hàng mỹ phẩm xung quanh khu vực bạn định mở cửa hàng. Từ đó mới có thể lên danh sách những sản phẩm nào cần bán và khai thác trên thị trường.

 

 4. Nguồn vốn và kế hoạch ngân sách cho cửa hàng mỹ phẩm

Nguồn vốn chi phối rất nhiều đến quy mô kinh doanh của bạn. Dù có vốn ít hay nhiều, bạn cũng cần phải tính toán thật cẩn thận. 

Các chi phí mở cửa hàng mỹ phẩm cơ bản cần phải xem xét cẩn thận như:

  • Chi phí thuê mặt bằng mở cửa hàng.

  • Vốn nhập hàng mỹ phẩm.

  • Chi phí thuê nhân viên bán hàng.

  • Vốn chi cho các trang thiết bị trong cửa hàng như máy in hóa đơn, máy tính, quầy thu ngân, giỏ hàng, kệ đựng hàng, các phần mềm quản lý bán hàng, hệ thống an ninh,…

  • Vốn dự trù trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Nếu bạn đang băn khoăn về huy động nguồn vốn kinh doanh, bạn có thể tham khảo các cách sau: vốn tự có, góp vốn chung, vay mượn của người thân hoặc bạn bè, vay ngân hàng,…

 

5. Chọn địa điểm phù hợp để mở cửa hàng mỹ phẩm

Các mặt hàng mỹ phẩm thường nhỏ và không chiếm quá nhiều không gian. Vì vậy, bạn không cần lựa chọn cửa hàng quá to sẽ tạo nhiều không gian trống rất phí. Nếu chỉ tập trung vào một số dòng mỹ phẩm nhất định thì cửa hàng chỉ cần diện tích từ 30m2 đến 50m2 là được.

Địa điểm mở cửa hàng bạn nên lựa chọn những nơi đường lớn tập trung nhiều người qua lại. Tránh mở cửa hàng ở những ngã tư đường dễ kẹt xe, ồn ào, khói bụi ảnh hưởng đến việc buôn bán. 

 

6. Tìm những nguồn hàng chất lượng

Với những người mới bắt đầu kinh doanh, một số nguồn hàng các bạn có thể lựa chọn như:

  • Làm đại lý cho các hãng mỹ phẩm chính hãng, đây là cách để có được nguồn hàng mỹ phẩm ổn định và đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, để được làm đại lý thì cửa hàng của bạn phải đảm bảo hoạt động ổn định và có cơ sở vật chất phù hợp.

  • Nhập hàng xách tay từ nước ngoài về bán. Bạn có thể nhờ người quen mua giúp, tự đi lấy hàng, đặt hàng qua tiếp viên hàng không, nhập lại hàng từ các đại lý mỹ phẩm xách tay hoặc đặt hàng trên các website bán hàng nước ngoài,…

  • Nhập hàng từ các shop bán sỉ mỹ phẩm trong nước nếu bạn có ít vốn hoặc kinh doanh với quy mô nhỏ. Với cách nhập hàng này, bạn cần chú ý đến chất lượng và nguồn gốc xuất xứ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

  • Kinh doanh mỹ phẩm handmade. Đây là mặt hàng được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Bạn có thể tự nhập nguyên liệu chất lượng để làm ra những mặt hàng mỹ phẩm như son handmade, phấn mắt, má hồng, xà phòng,… Với nguồn nguyên liệu rẻ nhưng mang về hiệu quả rất cao.

7. Đăng ký kinh doanh mỹ phẩm

Để có thể đăng ký kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm thành công cần thực hiện theo những bước sau:

 

Bước 1: Chủ kinh doanh gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh cửa hàng đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Quận/huyện nơi mình dự tính kinh doanh bao gồm những thông tin và hồ sơ giấy tờ sau:
Đối với hộ kinh doanh cá thể

Nếu bạn kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể thì cần phải có:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, nội dung giấy đề nghị kinh doanh bao gồm: tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh, số điện thoại, số fax, thư điện tử; ngành nghề kinh doanh; số vốn kinh doanh, số lao động,…

  • Tờ đơn xin đăng ký kinh doanh (theo mẫu có sẵn) và ghi đầy đủ thông tin vào đơn

  • Nếu kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, bạn cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (mẫu có sẵn)

  • Bản sao có công chứng hoặc có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc nơi đặt địa điểm kinh doanh

  • Bản sao chứng minh nhân dân của người thành lập Hộ kinh doanh

  • Trong trường hợp nhiều người (một nhóm người) cùng thành lập hộ kinh doanh thì cần phải có biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh

  • Giấy thỏa thuận hoặc hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh (có công chứng) nếu Hộ kinh doanh của bạn thuê địa điểm kinh doanh. Trong trường hợp giấy thỏa thuận hoặc hợp đồng không có công chứng thì bạn phải nộp bản sao (có công chứng) quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất của người cho thuê mặt bằng.

 

 8. Đối với loại hình công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân

  • Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân như: giấy CMND, thẻ căn cước công dân, nếu là người nước ngoài thì là hộ chiếu nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài (Quy định tại Điều 21, Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp)

  • Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh đối với công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Danh sách các thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh), danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông đầu tư (nếu là công ty cổ phần) và một số giấy tờ hợp lệ khác (vấn đề này được quy định rõ tại Điều 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp)

  • Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh đối với công ty TNHH 1 thành viên bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức và một số giấy tờ hợp lệ khác theo quy định tại Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp.

 

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cửa hàng trong thời hạn 3-5 ngày làm việc nếu có đủ các điều kiện sau đây.

  • Ngành nghề kinh doanh không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật,

  • Tên chủ kinh doanh đăng ký phù hợp với quy định;

  • Nộp lệ phí đăng ký: 100.000đ/ lần

  • Thời hạn giải quyết: 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

– Trường hợp hồ sơ đăng ký kinh doanh cửa hàng không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bằng văn bản cho chủ kinh doanh.

– Nếu sau thời gian quy định kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, cũng không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi hồ sơ đăng ký kinh doanh cửa hàng thì người đăng ký có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

– Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên của tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế, cho Phòng Đăng ký kinh doanh cũng như cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

 

9. Đăng ký kinh doanh mỹ phẩm ở đâu?

Việc đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh được tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Cụ thể là:

  • Phòng Đăng ký kinh doanh  tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên trong hai năm gần nhất.  Thông thường phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ được mở tại các quận, huyện thuộc các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,…

  • Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND quận huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình dưới 500

 

Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Doanh Nghiệp ACC Group là công ty cung cấp mọi dịch vụ pháp lý, thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp và pháp lý bất động sản một cách nhanh chóng, chính xác và uy tín với mức chi phí phù hợp. Công ty luôn thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ của mình một cách tận tình, nhiệt thành, chuyên nghiệp và đặt uy tín lên hàng đầu. 

 

10. Quy trình đăng ký kinh doanh mỹ phẩm của ACC Group

  • Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải;

  • Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không;

  • Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu;

  • Khách hàng cung cấp hồ sơ bao gồm giấy giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy khám sức khỏe;

  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bàn giao cho khách hàng;

  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy chứng nhận

 

 

Vừa rồi là tổng hợp những thông tin mới nhất về có nên mở cửa hàng bán mỹ phẩm hay không cho những ai đang có ý định kinh doanh mặt hàng sản phẩm này. Mong rằng bài viết này sẽ trả lời được câu hỏi có nên mở cửa hàng bán mỹ phẩm hay không về những điều kiện và thủ tục, cũng như có thêm thông tin bổ ích để có thể tiến hành công việc này một cách thuận lợi nhất có thể. Hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn và tránh được những rắc rối không cần thiết về mặt thủ tục pháp lý khi mở cửa hàng mỹ phẩm và có một công việc kinh doanh suôn sẻ và cải thiện được tài chính và thu nhập cho mình và gia đình của mình. 

 

 

 

 

Đánh giá post

Rate this post

Viết một bình luận