Cá Mún (đỏ, hạt lựu, panda, đen, koi) ăn gì, Cách nuôi, Giá bao nhiêu 2022

Hôm nay AnimalWorld.vn sẽ giới thiệu cho bạn một dòng cá vô cùng có ích cho bể thủy sinh. Lợi ích đó là gì hãy xem bên dưới nhé. Và loài cá được xướng tên ngày hôm nay không ai khác chính là Cá Mún. Với thân hình mini, sỡ hữu nhiều màu sắc như đỏ, vàng, đen, trắng. Cùng với đó là sự phong phú về các dòng như cá mún hạt lựu, panda, koi, uyên ương, kim tiền, đuôi lửa chắc chắn sẽ làm bể thủy sinh thêm sinh động.

Cá Mún là cá gì?

Cá mún hay còn gọi là cá Hà Lan, cá hột lựu (có tên tiếng anh là Platy Fish). Chúng nằm trong bộ cá sóc (Cyprinodontiformes) và thuộc họ cá khổng tước (Poeciliidae). Điều trùng hợp ở cá thủy sinh là cá Mún cùng dòng họ với cá Guppy. Cá mún hạt lựu có nguồn gốc và được tìm thấy nhiều nhất ở Trung Mỹ và Mexico. Loài này phân bố và sinh sống trong môi trường tự nhiên.

Cá MúnCá Mún

Có một điểm lợi ích từ việc nuôi loài cá Mún này chính là khả năng ăn các loại rêu, rêu tóc có hại trong bể thủy sinh. Chính vì điều này mà loài cá này rất được yếu thích bởi những người có bể thủy sinh lớn trong nhà. Hơn nữa chúng rất dễ thích nghi với môi trường nước và có sức sống rất cao, phù hợp nuôi bể kích thước lớn lẫn bể nhỏ.

Ngoài ra, tuổi thọ của cá Mún lên tới 3 năm, nếu được chăm sóc trong môi trường tốt thì có thể sống hơn 4 năm là chuyện bình thường.

Đặc điểm ngoại hình và sinh học của cá Mún

Về ngoại hình, cá Mún sỡ hữu cho mình một màu đỏ khá đẹp mắt. Với kích thước khá nhỏ, khi trưởng thành kích thước cơ thể chỉ từ 6 – 8cm. Tròng mắt đen và có vòng vàng quanh mắt. Tuy theo dòng cá mà chúng có kích thước và màu sắc khác nhau. Một số màu điển hình ở cá Mún như đỏ, vàng, đen, trắng. Nhưng dòng cá mún đỏ vẫn được ưa chuộng nhất hiện nay bởi độ nổi bật của chúng trong bể thủy sinh.

Về đặc tính sinh học, cá Mún sống được ở nhiệt độ nước từ 18 đến 25˚C và độ pH từ 7.0 đến 8.3. Chúng có tập tính ăn tạp và đặc biệt sống ở mọi tầng nước. Hình thức sinh sản là ấp trứng trong bụng và đẻ con. Loài này rất mắn đẻ, mỗi năm có thể để 3 đến 4 lứa.

Phân loại các dòng cá Mún

Cá Mún từ rất lâu đã trải qua nhiều quá trình lai tạo để phục vụ nhu cầu chơi cá cảnh thêm phong phú. Cho đến ngày nay số lượng và hình dáng của chúng tăng lên khá nhiều. Điển hình như một số dòng cá Mún rất được yêu thích hiện nay như: Cá Mún đỏ, hạt lựu, panda, đen, vàng, koi, Uyên Ương, kim tiền kỳ cao, đuôi lửa,… Sau đây, AminalWorld.vn sẽ viết chi tiết hơn về các dòng này:

Cá Mún đỏ

Cá Mún đỏCá Mún đỏ

Đây là loại cá được lai ghép từ cá Mún thủy sinh thường và cá đuôi kiếm đỏ. Với màu sắc đỏ toàn thân và trên thân có thể nhìn rõ được từng vảy rất đẹp. Cá Mún đỏ là loại khá phổ biến và dàng tìm thấy chúng ở các cửa hàng cá cảnh trong vùng. Loại này rất thích hợp cho những bạn mới chơi cá Mún vì rất dễ nuôi không đòi hỏi nhiều về các chăm sóc.

Cá Mún panda

Cá Mún PandaCá Mún Panda

Cá Mún Panda có tên tiếng anh là Panda Flaty. Chúng được gọi với cái tên panda bởi vì trên thân cá có hai màu trắng đen. Đây là cặp màu của gấu trúc, chính vì vậy mà cá tên panda được gọi cho đến tận bây giờ. Loài này cũng không khó nuôi chỉ cần cho ăn đầy đủ và không để nước bẩn quá là cá có thể sống tốt. Cá Mún panda cũng thuộc hàng khá hiếm và ít khi xuất hiện ở cửa hàng.

Cá Mún đen

Cá Mún đenCá Mún đen

Như tên gọi cá Mún đen, trên thân cá được phủ một lớp màu đen. Tuy nhiên chúng không đều, có cá thể toàn màu đen và cũng có những cá thể ngoài màu đen còn có sự pha trộn với các màu như cam, vàng,… Để tìm mua được cá Mún đen ở những thành phố lớn như TpHCM và Hà Nội thì không khó.

Cá Mún vàng

Cá Mún vàngCá Mún vàng

Cũng giống như cá Mún đen, trên thân cá Mún vàng ngoài màu vàng ra còn có sự xuất hiện của các màu khác. Đây cũng là sản phẩm đã trải qua rất nhiều giai đoạn lai tạo mới hình thành cá Mún vàng như hiện nay. Một quá trình không hề dễ dàng chút nào!

Cá Mún koi

Cá Mún koiCá Mún koi

Cá Mún koi là dòng cá khá hiếm, rất khó để tìm mua chúng. Cá có hai màu trắng đỏ, giống với dòng cá chép koi Nhật Bản. Vì ngoại hình khá giống nên cái tên cá Mún koi được giữ đến hiện nay. Đặc biệt giá của cá Mún koi có phần mắc hơn so với các dòng khác.

Cá Mún uyên ương

Cá Mún Uyên ƯơngCá Mún Uyên Ương

Đây là dòng cá mình thích nhất về ngoại hình lẫn cái tên. Cá Mún uyên ương hai màu được chia 2 phần rõ rệt. Phần thân cá màu vàng óng và phần đuôi có màu đỏ cam. Nuôi theo bầy trong bể thủy sinh thì đẹp không gì bằng. Cá Mún uyên ương cũng dễ kiếm ở những shop cá cảnh lớn.

Cá Mún kim tiền kỳ cao

Cá Mún kim tiền kỳ caoCá Mún kim tiền kỳ cao

Loài này nghe cái tên chắc hẳn bạn cũng đã hình dung được hình dáng của chúng như thế nào rồi. Đúng vậy cá Mún kim tiền kỳ cao không khác gì các loại cá Mún thông thường là mấy. Điểm khác ở đây là vây lưng của cá dài hơn rất nhiều so với dòng khác. Màu sắc điển hình của cá Mún kim tiền chính là vàng, đỏ – đen, vàng – đỏ.

Cá Mún đuôi lửa

Cá Mún đuôi lửaCá Mún đuôi lửa

Đây là dòng cá Mún có hai màu đỏ đen, thân đỏ và đuôi đen. Đặc biệt cuối giữa đuôi của cá Mún đuôi lửa sẽ có một cộng dài ra như đuôi của cá đuôi kiếm. Cá Mún đuôi kiếm có giá cũng không quá mắc và có thể mua ở những của hàng cá cảnh lớn.

Cách nuôi cá Mún thủy sinh mau lớn

Nuôi bất cứ một con vật nào cũng cần những yếu tố và kinh nghiệm, đã nuôi thì ít nhất phải bỏ một chút thơi gian tìm hiểu về con vật mà mình nuôi để biết mà áp dụng cho thích hợp. Sau đây sẽ là cách nuôi cá Mún thủy sinh.

Chọn cá Mún khỏe mạnh

Trước khi lựa chọn cá Mũn hãy nhìn tổng thể bể cá trước khi mua. Nên chọn những con cá màu đẹp, bơi khỏe. Một điều cần phải biết chính là sự đồng nhất về giới tính đực cái. Trong một bể thủy sinh số lượng cá Mún theo tỉ lệ 1 đực – 2 cái hoặc 1 đực – 1cái.

Để phân biệt được đực cái, ở con con đực sẽ có kích thước cơ thể nhỏ hơn và trông thon hơn con cái. Màu sắc của con đực cũng có phần đậm hơn nhiều so với con cái.

Bể nuôi cá Mún

Nếu nhà bạn đã có bể thủy sinh để nuôi cá thì mời bạn xem tiếp phần dưới. Ở đây mình chỉ cho những bạn cách chọn bể thủy sinh thích hợp. Cá Mún có thể nuôi chung với rất nhiều loại cá khác nên hãy chọn một bể thủy sinh lớn. Bể lớn sẽ trông sinh động hơn và về tính thẩm mỹ cũng làm đẹp cho căn nhà của bạn.

Nếu đã chơi thì chơi cho tới. Mua một bể có thể chứa được 50 lít nước là đẹp. Trong bể trang bị thêm các cây thủy sinh và trang trí như thế nào thì tùy vào sự sáng tạo của bạn. Cho thêm máy lọc nước để đảm bảo nước luôn sạch và trong. Thêm một máy sục oxy để cá Mún sống khỏe mạnh hơn. Dưới đáy bể thì nên trải một lớp cát chuyện dụng để nuôi cá (các này bạn có thể mua ở cửa hàng cá cảnh với giá không quá cao).

Để bể thủy sinh ở những nơi không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào.

Thức ăn cho cá Mún

Cá Mún với tập tính là ăn tạp, để đảm bảo cá phát triển tốt thì cho cá ăn những loại thức ăn tươi sống như trùn chỉ, artemia, bobo, ấu trùng muỗi, trứng tôm, sâu đông lạnh, trùn cỏ,… Tuy nhiên, trước khi cho cá ăn hay rửa sạch hoặc ngâm qua đêm để lọc chất bẩn và vi khuẩn. Hơn nữa nên mua thức ăn tươi ở cửa hàng để đảm bảo vệ sinh.

Ngoài ra thức ăn khô cũng là một giải pháp nếu như không kím được thức ăn tươi. Một số loại thức ăn khô như tép khô, cám, tảo sprirulina, aquafin,…

Nhìn chung thức ăn của cá Mún thủy sinh không khác gì cá Sọc Ngựa, cá ông tiên hay cá betta là mấy.

Chăm sóc cá Mún

Trước khi mua cá Mún từ cửa hàng về không nên thả cá vào bể ngay. Đây là kinh nghiệm từ lâu, hãy cho luôn túi đựng cá vào bể ngâm khoảng 20 phút. Làm như vậy để cho cá làm quen với môi trường nước mới, tránh tình trạng cá bị sốc nước. Khi thả cá vào bể không nên cho ăn ngay, đợi 3 – 4 tiếng sau hãy cho ăn.

Mỗi ngày cho cá ăn khoảng 2 lần sáng tối. Nếu bận không có thời gian thì cho ăn 1 lần, tuy nhiên số lượng cần nhiêu hơn một chút. Không nên cho cá ăn sau 6h tối, lúc này cá ăn sẽ bị khó tiêu. Tuy nhiên nên cho ăn vừa đủ, nếu có thức ăn thừa thì nên dùng dây nước hút ra. Thức ăn thừa để 2 – 3 ngày sẽ làm đục nước rất nhanh và dễ sản sinh vi khuẩn gây bệnh cho cá Mún.

Nên thay nước mỗi tuần 2 lần, tạo môi trường sống xanh sạch đẹp cho cá ở. Nước hơi dơ cá Mún sẽ không chết nhưng để tạo tính thẩm mỹ cho bể thủy sinh thì nên thay nước thường xuyên. Còn không hãy trang bị hệ thống lọc nước để không phải tốn công sức thay nước.

Vào mùa lạnh, nên thay nước vào giữa trưa khi trời đã ấm dần.

Cách nuôi cá Mún sinh sản như thế nào?

Trong quá trình nuôi cá Mún, thấy xuất hiện tình trạng cặp cá ví theo đuôi nhau. Thì lúc này cá đực đang tới thời kì sinh sản và muốn giao phối với cá cái.

Nếu trong bể đủ số lượng đực cái không chênh lệch quá lớn thì cứ để kệ chúng tìm bạn tình.

Đến khi nào mà thấy bụng cá mái to ra, xuất hiện vết đen ở bụng, hậu môn lộ rõ thì hãy tách cá mái sang hồ riêng để chúng sinh sản. Từ thời gian giao phối đến khi đẻ khoảng 20 ngày.

Mỗi lần cá Mún mái sẽ đẻ khoảng 50 con. Số lượng con cũng yùy thuộc vào nhiều yếu tố nữa.

Khi cá mái đẻ xong, hãy vớt cá mái cho vào bể thủy sinh để cá con nuôi riêng. Sau khi cá đẻ được 2 ngày thì cho cá bột ăn lòng trứng luộc. Trứng luộc điểm bất lợi là nhanh đục nước. Nếu có thể thì hãy có cá con ăn trứng artemia. Đây là loại thức ăn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp cá con phát triển nhanh.

Sau khoảng 4 tháng thì cá Mún sẽ trưởng thành và có thể bắt đầu sinh sản mùa đầu tiên.

Cá Mún giá bao nhiêu?

Giá cá Mún trên thị trường hiện nay cũng khá rẻ. Mức giá chính xác còn phụ thuộc vào các yếu tố như dòng cá, màu sắc, kích thước, đực cái,…

Bảng giá cá Mún hiện nay:

  • Cá Mún đỏ: 3.000 VNĐ
  • Cá Mún hạt lựu: 5.000 VNĐ
  • Cá Mún panda: 5.000 VNĐ
  • Cá Mún đen: 5.000 VNĐ
  • Cá Mún vàng: 5.000 VNĐ
  • Cá Mún koi: 10.000 VNĐ
  • Cá Mún Uyên Ương: 5.000 VNĐ
  • Cá Mún kim tiền kỳ cao: 10.000 VNĐ
  • Cá Mún đuôi lửa: 10.000 VNĐ

Để mua cá Mún hiện nay không quá khó, bạn có thể tìm mua chúng ở những cửa hàng cá cảnh ở TpHCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Lưu ý nên mua ở những cửa hàng lớn và mua theo combo để có mức giá rẻ nhất có thể nhé!

Những câu hỏi thường gặp về cá Mún

Cá Mún mang thai bao lâu?

Thông thường thì tính từ thời gian giao phối cho đến lúc cá Mún đẻ là 40 ngày. Biểu hiện của cá sắp đẻ là chúng sẽ trốn một chỗ và hậu môn hai bên sẽ có màu đỏ nhạt.

Cá Mún đẻ bao nhiêu con?

Nếu là lần đầu thì cá Mún sẽ đẻ khoảng 15 – 20 con. Và lần sau thì số lượng sẽ tăng lên khá nhiều khoảng 70 con.

Cá Mún đẻ như thế nào?

Cũng như bao loài cá cảnh khác, cá Mún đẻ con và chúng cần một không gian yên tĩnh để có thể sinh sản một cách tốt nhất. Nếu thấy bụng cá đã to và có biểu hiện sắp đẻ hãy tách cá mẹ ra bể riêng cho quá trình sinh sản thuận lợi hơn.

Cá Mún nuôi chung với tép có được không?

Tép kiểng là loài khá hiền lành, chúng không gây sự hay ăn hiếp với các loài cá cảnh khác trong đó có cá Mún. Vì vậy cá Mún nuôi chung với tép kiểng sẽ là một sự lựa chọn thú vị.

Qua bài viết chắc hẳn bạn cũng đã biết ít nhiều về loài cá Mún này rồi. Cá Mún đỏ là dòng mình thích nhất, còn chần chừ gì nữa mà không mua chúng về nuôi thêm trong bể thủy sinh nhà bạn đi nào.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Viết một bình luận