Nên nuôi chung cá Phượng hoàng với những loài cá cảnh nào?
Cá Phượng hoàng hiện nay hiện hữu rất phổ biến trong các bể cá cảnh của anh em chơi cá lâu năm. Hẳn hình ảnh chúng rượt đuổi nhau đã quá quen thuộc với nhiều người. Để giải đáp thắc mắc cá Phượng hoàng có dữ không và nên nuôi chúng cùng các loại cá nào, hãy cùng Yêu cá cảnh tìm hiểu thông tin nhé!
Cá Phượng hoàng có dữ không
Cá Phượng hoàng có dữ không? Chúng không dữ tợn như nhiều người nghĩ mà khá tinh nghịch và linh hoạt. Nếu không trong thời kì sinh sản thì hành vi hay rượt đuổi cũng giống như cách vui đùa vui vẻ thoải mái giữa chúng.
Tất nhiên vào kì sinh sản bảo vệ con, chúng dường như khá hung dữ với cả cộng đồng xung quanh, nhưng có vẻ không quá đáng lo đâu bởi kích thước chúng không nổi trội mà chỉ thiên về sắc màu.
Cá Phượng hoàng khá tinh nghịch
Với thể tích bể cá đủ rộng cùng những sinh vật cảnh bài trí đủ chỗ ẩn nấp thì việc duy trì một cộng đồng cá nhỏ khá dễ dàng.
Nên nuôi chung cá Phượng hoàng với những loài cá cảnh nào?
Cá Phượng hoàng sống khá hòa đồng với đa phần các loài cá xung quanh, chăm sóc nuôi nấng lại rất dễ dàng. Tuy nhiên bạn hãy lưu ý không nên nuôi cùng các loại có kích thước nhỏ vừa mồm chúng, sẽ vô tình trở thành miếng mồi ngon đấy.
Hãy chọn những loại có kích cỡ tương đồng hoặc loại lớn hơn nhưng hiền lành sẽ giúp bể cá nhà bạn luôn ổn định, loại bỏ sự lo lắng và đơn giản hóa việc nuôi chăm sóc chúng.
Tùy sở thích và độ lớn của bể cá, anh em hãy tham khảo các cách kết hợp cộng đồng cá này nhé.
Cách kết hợp thứ nhất
Cá Phượng hoàng nuôi chung các loại: cá cánh bướm, cá bảy màu, cá sặc gấm, cá nô lệ, cá xê can hay cá đuôi kiếm … Kích thước chúng khá đồng đều nên hạn chế tối đa việc đe dọa nhau, tạo thêm sự phong phú về màu sắc, kiểu dáng sinh động cho bể cá.
Nuôi chung cá Phượng hoàng với cá bảy màu
Theo kinh nghiệm của những người nuôi cá lâu năm, lựa chọn chúng chung sống thêm yếu tố đủ không gian hang hốc, tiểu cảnh, rong tảo thủy sinh… sẽ tạo nên một quần thể nhỏ hài hòa đẹp mắt.
Cách kết hợp thứ hai
Kết hợp cá Phượng hoàng chung sống cùng cá ngựa vằn, cá neon dạ quang, cá đuôi kiếm, sặc lửa hay cá cánh buồm ngũ sắc … cũng tạo ra một quần thể màu sắc tuyệt vời.
Mỗi chủng loại các bạn nên thả theo cặp đôi chẵn giúp chúng có bạn tình khi tới mùa giao phối sinh sản.
Cá cánh buồm ngũ sắc
Và tất nhiên, các yếu tố không gian, tiểu cảnh, thủy sinh cũng vô cùng quan trọng với chúng. Cá Phượng hoàng phần lớn có đặc tính lãnh thổ, chúng bơi quanh và bảo vệ nhà của mình. Việc đủ không gian trú ngụ cho các cặp đôi khiến sự va chạm khác loài trở nên nhẹ nhàng mà vẫn giữ được sự sinh động đông đủ.
Cách kết hợp thứ ba
Nhiều người nuôi e ngại các cặp đôi chủng loại khác nhau có thể ăn các con nhỏ của nhau nên cách thứ ba này áp dụng cho những người có sở thích an toàn và đơn giản hơn.
Cách kết hợp này bao gồm một quần thể phần lớn cá Phượng hoàng kết hợp cùng các loại cá dọn bể hiền lành chăm chỉ. Việc kết hợp này có vể thích hợp cho các không gian bể vừa. Chúng kết hợp ăn đồ ăn thừa, rong rêu nhớt làm cho không gian bể luôn sạch sẽ, bớt đi nỗi lo ô nhiễm, giảm tần suất thay nước cũng như lọc và sục bể.
Kết luận
Việc kết hợp được một cộng đồng cá sống hòa thuận, sinh sản sinh trưởng tốt đem đến một quần thể đa dạng màu sắc dễ làm hài lòng thỏa mãn bất kì người chơi cá nào.
Hy vọng những thông tin Yêu cá cảnh vừa cung cấp đã giải tỏa cho anh em về cách kết hợp cá Phượng hoàng cùng các loài khác. Chúc các bạn thành công!
Please follow and like us: