Cá Phượng hoàng | Đặc điểm, giá tiền và cách chăm sóc tại Việt Nam

Cá Phượng Hoàng là giống cá cảnh đẹp nhiều màu sắc được nuôi nhiều tai Việt Nam. Với đặc tính dễ chăm sóc và lên màu rất đẹp nên loài cá này đang được rất nhiều người ưa chuộng.

Bài viết này của blogyeuchomeo.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài cá cảnh có 102 này nhé.

Giới thiệu sơ bộ

Theo ghi chép của Wikipedia về cá Phượng Hoàng

Loài cá này có tên khoa học là Mikrogeophagus ramirezi – sống ở khu vực sông Orinoco của Venezuela và Nam Mỹ nói chung. Loài cá này được nhân giống tại nhiều quốc gia và nhanh chóng trở thành một giống cá cảnh được nuôi nhiều trên thế giới.

Với ngoại hình đẹp của mình, loài cá này mang nhiều màu sắc sặc sỡ bắt mắt khiến nhiều con tim yêu thích cá cảnh phải rung động. Trên thị trường, loại cá này rất được ưa chuộng. Bên cạnh thẩm mỹ, cá phượng hoàng còn mang nhiều ý nghĩa duy tâm theo quan niệm của nhiều người.

Đặc điểm sinh trưởng

Cá Phượng Hoàng chỉ có thể sống trong môi trường nước ấm áp, nhiệt độ từ 26 -28 độ C giống với nhiều loài cá khác như cá Hồng Két, cá La Hán…

Đặc điểm

Màu sắc cá đa dạng, lấp lánh trông rất đẹp.
Chiều dài cá trưởng thành có thể đạt :5 – 7cm
Độ cứng của nước sinh sống 5 -12
Độ pH của nước :5,0 – 6,0 nước có tính axit
Thức ăn của cá là cám công nghiệp hoặc sử dụng các loại động vật nhỏ như ấu trùng, trùng chỉ…

Vì sao lại gọi là cá Phương Hoàng?

Tại sao người ta lại đặt tên cho loài cá này như vậy có lẽ cũng bởi một phần đặc điểm cơ thể bên ngoài của chúng. Dưới ánh sáng mặt trời, màu sắc của cá trở nên lấp lánh hơn. Đây cũng chính là đặc điểm khá nổi bật và dễ nhân biết của dòng cá cảnh này. Bạn có thể sử dụng ánh sáng nhân tạo được tạo ra từ đèn để làm sáng bể cá đồng thời giúp cá Phượng Hoàng phát huy được hết vẻ đẹp của mình.

Đặc điểm dễ dàng nhận biết của cá Phượng Hoàng là đốm xanh rải trên khắp cơ thể cá cùng với đó là các màu sắc lấp lánh rải đều trên cơ thể. Phân lưng có độ đậm nhiều nhất. Sau đó nhạt đần về phía bụng.

Càng trưởng thành cá sẽ càng có màu sắc đẹp hơn. Ngoài vẻ lung linh, cá còn có thể sử dụng màu sắc này để cạnh tranh thức ăn với những cá thể khác. Đuôi của loài cá này cực kỳ đẹp mắt khi trưởng thành vì vậy những người nuôi cá Phượng Hoàng luôn mong chờ tới ngày cá lớn để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chúng.

Một số dòng cá phượng hoàng có thể kể tới như phượng hoàng lửa, phượng hoàng lam…Mỗi dòng có một đặc điểm đặc trưng riêng và có vẻ đẹp khác nhau. Vì vậy, nếu có nhu cầu. Bạn có thể tới các cửa hàng cá cảnh để nhận được tư vấn của người bán hàng nhé.

Phân bố môi trường sống của cá Phượng Hoàng

Môi trường sống là điều mà bất kỳ người nuôi cá cảnh nào cũng phải chú ý và quan tâm để giúp cá sinh trưởng và phát triển một cách tối ưu. Điều này không chỉ giúp tuổi thọ của cá tăng lên mà cũng làm giảm khả năng mắc bệnh của loài cá này.

Vì là loài cá phân bổ nhiều nhất tại các khu vực Nam Mỹ, lưu vực sống Venezuela. Vì vậy khi chăm sóc tại nhà, bạn cũng cần phải tạo ra một môi trường sống tương tự giúp cá có thể thích nghi.

Cá phượng hoàng sinh sản như thế nào?

Giống cá này có bản tính ăn tạp và có thể sống được ở mọi tầng nước. Khi đến mùa sinh sản, cũng như những loài cá khác, cá phượng hoàng sẽ bắt cặp 1 đực, 1 cái và đẻ trứng

Chúng không ưa dòng nước chảy nhanh và siết bởi sức khỏe không đủ kháng cự lại. Cá phượng hoàng thích dòng chảy chậm, có vài khoáng chất hòa tan, và khoảng màu từ trong đến đục có tannin.

Cá đực có vi lưng, bụng, vi hậu giương cao, màu sắc sặc sỡ hơn nhiều so với cá cái.
Cá cái có kích thước nhỏ hơn, màu sắc vây nhạt, các vi không giương cao, bụng phình to khi mang trứng.

Loài cá này đẻ quanh năm nhưng nhiều nhất vào tháng 3 – 10. Tỉ lệ đực cái là 1:1, để chăm sóc cho cá tốt nhất cần bố trí sục khí nhẹ vào bể.

Khi nuôi cá sinh sản, cần tách trứng sang bể ấp 36h để tránh cá mẹ ăn con khi hoảng hốt. Sau đó chuyển sang bể nở.  Khi nở 3 – 6 ngày cá tiêu hết noãn hoàn và bắt đầu ăn ngoài.

Thời gian cá phát dục lại sau khoảng 15 – 20 ngày.

Cá Phượng Hoàng tại Việt Nam chủ yếu là có Phượng Hoàng ngũ sắc ngoài ra còn có Lùn xanh Lan, Phượng hoàng lùn vàng…

Các loại cá Phượng Hoàng được nuôi khá nhiều và đa dạng tại nước ta vì vậy tùy thuộc nhu cầu chăm sóc của bạn mà bạn nên lựa chọn cho phù hợp.

Cách nuôi cá Phượng Hoàng

Để có thể chăm sóc tốt nhất cho cá, bạn cần chuẩn bị chu đáo

Bể nuôi

Bể nuôi cần dung tích tối thiểu là 70 lít, trồng thêm thủy sinh dày rậm. Bên trong bể cần cho thêm các hang đá để làm chỗ trú và đẻ trứng cho cá và cách ra khoảng trống để cá bơi lội.

Môi trường ưa thích cho cá sống là môi trường nhiều rong rêu, thủy sinh nhiều. Đặc biệt là phải có sỏi. Điều này ảnh hưởng bởi tập tính lẩn tránh của loài cá này. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị các vật để giúp cá có thể có điều kiện thuận lợi nhất để ẩn nấp.

Cá Phượng Hoàng đẻ trứng lên đá và cá mịn vì vậy trước khi đẻ, những hòn đá bạn để vào có thể là nơi cá yêu thích lựa chọn để đẻ trứng. Trước khi đẻ chúng sẽ tìm ra những khu vực, viên đá thuận lợi nhất để giúp chúng đẻ trứng. Sau đó cá đực sẽ thụ tinh cho trứng.  Cá con có thể ăn trùng cỏ và tiếp theo là rận nước Daphnia, từng mảnh giun ống Tubiflex. Cá lớn có thể ăn giun, ấu trùng ruồi.

Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp nhất để nuôi cá Phượng Hoàng là từ 25 đến 28 độ C. Không được để nước quá lạnh hoặc quá nóng. Tất cả đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cá.

Sống được ở mọi tầng nước là điểm mạnh của loài cá này. Vì vậy cần phải có đầy đủ các yếu tố nêu trên ngoài ra bể cần có ảnh sáng vừa phải đặc biệt là sục khí trong bể. Như đã nói ở trên, cá sẽ chết khi có quá nhiều thức ăn thừa . Nước trở nên đục vì vậy, bạn cần chú ý thay nước thường xuyên cho cá nhé.

Cá Phượng Hoàng ăn gì

Thức ăn chúng thích nhất là các loại động vật giáp xác, bé hơn, các loài trùng chỉ, côn trùng. Ngoài ra cá cũng có thể ăn thức ăn viên. Bạn nên cân đối lượng thức ăn viên để tránh gây ra tình trạng đục nước nhé.

Giá tiền cá Phượng Hoàng là bao nhiêu?

Để sở hữu 1 em cá Phượng Hoàng các bạn cần bỏ ra từ 30 -35k/ em.

Có rất nhiều hội yêu cá cảnh trên Mạng các bạn có thể vào đó học hỏi những người có kinh nghiệm và xin tư vấn cũng như địa chỉ mua uy tín. Các bác ấy sẽ giúp bạn thêm nhiều kiến thức mới đó.

Cách phòng bệnh cho cá

Cá mặc dù khỏe mạnh nhưng lại rất nhạy cảm với môi trường nước. Khi mắc bệnh, chúng thường sẫm màu và để lại sọc đen toàn thân.

Khi phát hiện ra dấu hiệu này, bạn nên nhanh chóng thay nước và triển khai các phương pháp làm sạch bể nuôi để cá có thể khỏe mạnh.

Chúc các bạn thành công.

Bạn còn có thể quan tâm tới dòng cá Mún khá lạ và đặc biệt được blog Yêu Chó Mèo giới thiệu trong số trước: https://blogyeuchomeo.com/ca-mun/

Rate this post

Viết một bình luận