Cá Phượng hoàng – Hướng dẫn nuôi và chăm sóc cá Phượng hoàng

Cá Phượng hoàng có tên tiếng anh là German blue ram, còn được gọi là Ram cichlid, là một loài thuộc họ cá hoàng đế. Không giống như nhiều loài thuộc họ cá hoàng đế thường hung dữ, cá Phượng hoàng có tính cách thân thiện, sống hòa bình trong bể cộng đồng.

Cá Phượng hoàng không được khuyến khích cho người mới chơi cá do chúng yêu cầu chất lượng nước nghiêm ngặt và môi trường sống khó chăm sóc.

Khi đã thành thạo trong việc chăm sóc bể cũng như chăm sóc cây thủy sinh, làm chủ được hệ thống lọc nước cũng như cân bằng được chu trình nitơ trong bể, Aquarila khuyên bạn nên thử nuôi cá Phượng hoàng trong bể cộng đồng vì chúng thực sự rất đẹp.

Cá phượng hoàng – German blue ram (Ram cichlid) Họ Cichlidae Tên khoa học Mikrogeophagus ramirezi Nguồn gốc Nam Mỹ Kích thước trưởng thành 7cm Tính cách Thân thiện Tuổi thọ 2 đến 3 năm Tầng nước Tầng giữa và tầng đáy Kích thước bể tối thiểu 40L Chế độ ăn Động vật ăn tạp Sinh sản Đẻ trứng Yêu cầu chăm sóc Khó pH 5.0 đến 7.0 Độ cứng 100 đến 150 mg/L Nhiệt độ 23°C đến 28°C * Theo tổng hợp từ Aquarila.com

Nguồn gốc và phân bố

Cá Phượng hoàng là một loài cá đặc hữu tự nhiên sống ở lưu vực sông Orinoco, ở Los llanos của Venezuela và Colombia.

Mô tả

Cá Phượng hoàng đực có thể dài hơn 7cm, con cái nhỏ hơn một chút. Chúng có màu sắc rực rỡ, màu cơ thể chính là xanh lục vàng và có nhiều các chấm màu xanh lam trải dài từ đầu đến vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi.

Cá phượng hoàng đực có thể dài hơn 7cm, con cái nhỏ hơn một chút. Chúng có màu sắc rực rỡ, màu cơ thể chính là xanh lục vàng và có nhiều các chấm màu xanh lam trải dài từ đầu đến vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi.

Cá Phượng hoàng có nhiều sọc dọc màu thẫm và mờ dần từ trên xuống trên hai bên sườn của cá và một sọc đậm chạy dọc xuống trên đầu qua mắt.

Có một mảng đỏ trên bụng và một mảng đỏ gần mắt của cá Phượng hoàng. Màu đỏ và xanh lam chiếm ưu thế ở vây bụng, trong khi vây lưng lớn có màu vàng với màu đen ở mép trước. Các thùy trên và dưới của vây lưng và vây đuôi có màu cam đỏ.

Phân biệt cá Phượng hoàng đực và cái

Khó phân biệt con đực và con cái ở cá Phượng hoàng. Cá cái nhỏ hơn cá đực và có nhiều sắc tố hồng hơn trên vùng bụng. Nếu quan sát vùng trước của vây lưng, bạn có thể thấy các tia vây của cá cái kém phát triển hơn cá đực.

Cá cái cũng thường có thân hình đầy đặn hơn và phần vây đuôi tròn hơn.

Phần sau của vây lưng và vây hậu môn ở cá cái có nhiều cạnh nhọn hơn ở cá đực, và vây đuôi cũng có cạnh nhọn hơn.

Cá phượng hoàng đực

 

Cá phượng hoàng cái

Nếu bạn cẩn thận quan sát kĩ các đốm đen ở hai bên thân của cá Phượng hoàng, thì con đực sẽ không có bất kỳ chấm màu xanh nào trong các đốm đen, trong khi con cái thì có. Tuy nhiên, trên đây không phải là những phương pháp xác định giới tính chính xác của cá Phượng hoàng.

Bạn cùng bể

Không giống như nhiều loài thuộc họ cá hoàng đế, cá Phượng hoàng là một loài tương đối hòa bình, và do đó chúng không thích hợp để nuôi trong bể kết hợp các loài cá hoàng đế. Với điều kiện chất lượng nước phù hợp, cá Phượng hoàng có thể được nuôi chung với các loại cá hiền lành khác.

Nếu bạn muốn nuôi nhiều loại thuộc họ cá hoàng đế trong bể, thì cá Phượng hoàng có thể nuôi cùng cá hồng két hoặc Kribensis Cichlid.

Thi thoảng cá Phượng hoàng trở nên hung dữ đối với những con khác trong bể, rất có thể là do chúng thiếu nơi ẩn náu thích hợp. Việc chúng trở nên hung dữ trong quá trình sinh sản cũng là điều bình thường vì chúng muốn bảo vệ con non.

Môi trường sống của cá Phượng hoàng

Cá Phượng hoàng không phải là loài cá thích hợp cho những bể mới vào nước; nếu mới thiết lập bể, bạn cần chờ đến khi chu trình nitơ trong bể ổn định, vi sinh phát triển mạnh, cũng như thông số nước phù hợp mới nên thả cá.

Tuân thủ lịch bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra chất lượng nước của bạn thường xuyên, để đảm bảo môi trường sống cho chúng.

Trong tự nhiên hoang dã, cá Phượng hoàng thường sống ở những khu vực có nước chảy chậm, vì vậy khi thiết lập luồng nước lưu thông, để nuôi được cá Phượng hoàng bạn cần hạn chế dòng chảy mạnh trong bể.

Ngoài chất lượng nước đặc biệt, loài này thích có thực vật để bơi xung quanh, hang để ẩn náu, và nếu bạn có kế hoạch nuôi cặp cá sinh sản, hãy đặt những tảng đá phẳng trên đáy để cá cái đẻ trứng.

Tuy nhiên, quá nhiều thực vật thì sẽ làm giảm không gian bơi, còn nếu ít hang sẽ dẫn đến những xung đột tranh giành lãnh thổ giữa những con Phượng hoàng đực.  Quan sát bể thường xuyên, thiết lập một môi trường cân bằng để chúng cảm thấy thoải mái nhất với khu vực sống của mình, được bơi tự do và luôn cảm thấy an toàn.

Về thông số nước, cố gắng đảm bảo các chỉ số giống với môi trường tự nhiên, nước có tính axit mềm với giá trị pH là 5.

Trong tự nhiên, cá Phượng hoàng sống trong khu vực nhiệt độ nước 25.5 – 29.5ºC, do đó nhiệt độ nước bể nuôi tốt nhất trong khoảng 27°C và chúng có thể thích nghi với giá trị pH từ 5.0 đến 7.0.

Chế độ ăn của cá Phượng hoàng

Cá Phượng hoàng ăn tạp và không kén ăn, thức ăn dạng hạt cân bằng là lựa chọn tốt nhất. Thi thoảng bạn có thể bổ sung với chế độ ăn trùng chỉ đông lạnh (ấu trùng muỗi lắc) sẽ rất tốt, nhưng không nên chiếm nhiều hơn 5 – 10% chế độ ăn tổng thể.

Cá Phượng hoàng sinh sản

Aquarila xin đưa ra lời khuyên, trong bất kể trường hợp nào, nếu bạn muốn tạo một cặp cá sinh sản, bạn nên nuôi chúng trong các bể sinh sản riêng biệt. Điều này sẽ cho phép thay đổi nhỏ về chất lượng nước và nhiệt độ, để kích thích cá sinh sản đồng thời bảo vệ cá con mới nở.

Cá Phượng hoàng thích sinh sản trong môi trường nước hơi chua, độ pH trong khoảng 5.5 – 6.5, và trong thời gian kích thích cá sinh sản, nhiệt độ nước nên tăng từ từ lên cao nhất 28ºC. Quá trình sinh sản yêu cầu trao đổi chất cao, vì vậy hãy đảm bảo cá của bạn được cho ăn đầy đủ trước khi chuyển chúng vào môi trường mới.

Cá Phượng hoàng đực có thể sinh sản khi đạt 4 – 6 tháng tuổi, còn cá cái sẽ chậm hơn khi từ 8 tháng tuổi trở lên. Một khi cá Phượng hoàng hình thành một cặp đực, cái sinh sản, chúng sẽ có xu hướng bơi cùng nhau.

Cá Phượng hoàng cần một tảng đá phẳng để con cái đẻ trứng lên, sau đó con đực sẽ bơi theo sau để thụ tinh cho chúng. Một lượt sinh sản, cá cái có thể đẻ tới 300 quả trứng, cá đực và cá cái sẽ ăn những quả trứng không được thụ tinh để ngăn chúng trở thành ổ của mầm bệnh.

Cá bố mẹ sẽ thay phiên nhau canh giữ trứng và cá con mới nở.

Trứng thường sẽ nở trong vòng 40 giờ nếu nước được giữ nhiệt độ trong phạm vi khuyến nghị. Thời gian nở trung bình của trứng khoảng 35 giờ. Sau đó sẽ mất khoảng 5 ngày để cá con bơi được tự do. Những chú cá con bơi tự do sẽ được bố mẹ chăm sóc, được mẹ hoặc bố hộ tống trong quá trình kiếm ăn.

Cá Phượng hoàng không tấn công con non, nếu bạn gặp phải hành vi như vậy trong những lần sinh sản đầu, bạn nên tìm nguyên nhân khiến cá của bạn căng thẳng và cố gắng hết sức để làm cho bể trở nên thư giãn hơn cho chúng.

Tham khảo các loài cá cảnh khác

Nếu bạn quan tâm đến các loài cá cảnh khác, tham khảo thêm:

Tìm hiểu về các loài cá để chăm sóc tốt hơn cũng như thêm chú cá mới phù hợp cho bể của mình nhé.

Rate this post

Viết một bình luận