Cá Rồng Thanh Long

Cá Rồng Thanh Long

㊙️ Cá Rồng Thanh Long
✔️ Scleropages formosus

Nếu cá rồng Huyết long nổi bật với ánh đỏ rực lửa, Kim long quá bối là màu vàng hoàng kim thì cá rồng Thanh long lại mang một sắc thái hoàn toàn khác với màu xanh thanh khiết. Đây cũng là một trong những họ chính của loài cá rồng được nhiều người yêu thích.

1. Một số thông tin về cá rồng Thanh long

Cá rồng Thanh long có tên khoa học là Scleropages formosus

Phân bố: Mặc dù là loài cá rồng có giá trị thấp nhưng chúng phân bố phổ biến tại nhiều nơi của châu Á như đảo Borneo và Sumatra ở Indonesia, Malaysia, miền Nam Thái Lan, Campuchia và miền Nam Việt Nam. Vì loại này sống ở nhiều nơi khác nhau nên hình dạng và màu sắc cũng có thể khác nhau.

Phân loại: Có 4 loại chính là cá rồng Thanh long thường (Scleropages formosus), Thanh long Borneo (Scleropages macrocephalus) và Thanh long Nami, Thanh long chỉ vàng…

Đăc điểm: Cá rồng Thanh long có kích thước tối đa khoảng 60 cm, lưng màu xanh sậm, thân màu bạc hay phớt xanh, màng vây màu xanh tím, tia vây màu đỏ nâu. Ở những cá thể trưởng thành, vùng xung quanh mắt chuyển sang màu xanh ngọc.

2. Một số loài cá rồng Thanh long nổi bật

Thanh long Borneo (Scleropages macrocephalus): phân bố chủ yếu ở đảo Borneo của Indonexia. Loài cá cảnh này còn được biết đến với cái tên “Ngân long châu Á” (silver Asian) bởi vì thân và bụng của chúng có màu trắng bạc như loài Ngân long Nam Mỹ. Thanh long Borneo có thân rộng hơn so với loài Lhanh long bình thường, kích thước nhỏ, dài xấp xỉ 40 cm, đặc biệt vây ngực ngắn, không chạm tới gốc vây bụng. Thanh long Borneo bao gồm hai dòng là “greytail” hay “Pinoh” (còn viết là Pino) phân bố ở các sông Melawi và Pinoh, hai nhánh thuộc về hạ nguồn của sông Kapuas. Dòng thứ hai là “yellowtail” hay “Kuning Banjar” phân bố ở sông Barito, tỉnh Trung Kalimantan. Vây của cá có màu vàng, tia vây màu xám. Loài thanh long này khi trưởng thành trên mặt vảy xuất hiện những vệt hình móng ngựa màu xám sậm hay xanh tím rất đẹp, tuy nhiên, kích thước của chúng lại khá nhỏ so với những loài cá rồng khác.

Thanh Long Nami là giống cá rồng đẹp bản địa ở Malaysia bên cạnh Kim long quá bối. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm thấy chúng ở cả Thái Lan và Myanmar. Loài cá này nổi bật với những hoa văn độc đáo trên nắp mang và vảy nên được nhiều người yêu thích. Hiện tại, chúng là những cá thể hoang dã được bảo vệ và cấm buôn bán nhưng một khi các trang trại cá cảnh đã nhân giống thành công và gắn chíp nên những chú cá rồng xinh đẹp này đã nhanh chóng xuất hiện trên thị trường.

3. Kỹ thuật nuôi cá rồng Thanh long

– Thiết kế bể: Kích thước tối thiểu là 120 x 60 x 60 cm. Hoặc nếu không bạn cần tuân thủ theo nguyên tắc: chiều dài bể gấp 3 lần chiều dài cá. Bạn cũng cần thiết kế kính che đậy cẩn thận do cá hay phóng ra ngoài.

– Số lượng: Thanh long có thể nuôi 1 hoặc 2 con trong hồ, nếu hồ rộng có thể cả 1 đàn tầm 8, 9 con.

– Nhiệt độ (độ C): 28- 32

– Độ pH: 7- 8

– Yêu cầu lọc nước: Thường xuyên

– Thức ăn đa dạng: gồm thức ăn viên, tép, nhái, thằn lằn, côn trùng (châu chấu, gián, sâu… là món khoái khẩu)…

– Sinh sản: Đẻ trứng. Đã có thời gian cá rồng Thanh Long khan hiếm trên thị trường nhưng do thời gian gần đây, việc lai tạo thành công trong các trang trại đã giúp cho Thanh Long nhanh chóng trở lại thị trường cá cảnh và khẳng định vị trí của mình so với các loại cá rồng khác.

Rate this post

Viết một bình luận