Cá dìa nấu với khoai lang được không

  • Nội dung chính

    • Cách nấu cháo cá dìa cho bé ăn dặm
    • Tại sao nên cho dầu oliu vào trong món cháo cá dìa?
    • Cách bảo quản món cháo cá dìa
    • Tác dụng của cháo cá thác lác
    • Nguyên liệu cần có để nấu cháo cá thác lác cho bé ăn dặm
    • Cách nấu cháo cá thác lác cho bé ăn dặm
    • Cần chú ý gì khi cho trẻ ăn cháo các thác lác?
    • Tác dụng của cháo cá chẽm với trẻ
    • Nguyên liệu cần có để nấu cháo cá chẽm cho bé ăn dặm
    • Cách nấu cháo cá chẽm cho bé ăn dặm
    • Cần chú ý gì khi cho trẻ ăn cháo cá chẽm?
    • Những lỗi các mẹ thường gặp khi nấu cháo ăn dặm cho trẻ
    • Nguyên liệu cần có để nấu cháo cá mè
    • Cách khử mùi tanh của cá mè
    • Cách nấu cháo cá mè ngon bổ dưỡng dành cho trẻ
    • Video liên quan

    Ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp phổ biến được nhiều bà mẹ Việt tin dùng. Cùng tham khảo gợi ý các món ăn dặm kiểu Nhật đơn giản, dễ làm trong bài viết dưới đây nhé.

  • Từ 6 tháng tuổi trẻ đã có thể bắt đầu ăn dặm, lúc này hệ tiêu hóa của bé tiếp tục hoàn thiện nên việc lựa chọn thực phẩm là vô cùng quan trọng.

  • Ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, mẹ cần đặc biệt chú tâm nhiều hơn. Vì đây là giai đoạn đầu mới tập làm quen với thức ăn của trẻ và hệ tiêu hóa còn non nớt.

  • Ăn dặm là một bước tiến quan trọng trong quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ nhỏ. Việc chọn dụng cụ, đồ ăn dặm cho trẻ cũng cần sự quan tâm lưu ý cẩn thận.

  • Ngoài các loại kem dưỡng, dầu thơm thì nước hoa cũng là sản phẩm được nhiều mẹ bỉm ưa dùng cho các bé. Vậy nước hoa em bé có thật sự tốt hay không và các loại nước hoa nào mẹ nên chọn lựa?

  • Ăn dặm là bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, đối với bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể sử dụng những loại gia vị cho bé một cách hợp lý.

Cá dìa có thân dẹp tròn, da trơn màu nâu xám, vây sắc xanh nhạt, trên thân hình có những chấm nâu đen, đầu nhỏ, mắt đen tròn. Cá thường sống trong các ghềnh đá, bãi rạn san hô nên rất khó đánh bắt. Theo một số ngư dân, loại cá này trưởng thành và “sung” nhất vào độ từ tháng hai đến tháng năm âm lịch. Mỗi con cá to bằng bàn tay người lớn khép lại, mập, thịt béo, thơm ngon.

Trong cá dìa có chứa nhiều omega 3 và đạm nên rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Cách chế biến món cháo cá dìa bông tương đối đơn giản nên mẹ hoàn toàn có thể tự chế biến tại nhà để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho con.

Cách nấu cháo cá dìa cho bé ăn dặm

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Cá dìa: 100g
  • Gạo
  • Cải bó xôi
  • Dầu oliu
  • Củ nén

Cách nấu

  • Bước 1: Vo gạo cho sạch, cho gạo và nước vào nồi theo tỉ lệ 1 phần gạo 10 phần nước đun đến khi chín như. Bạn có thể trộn gạo tẻ với 1 ít gạo nếp để cháo được dẻo và thơm hơn.
  • Bước 2: Cá dìa rửa sạch, mổ bỏ nội tạng bên trong, lấy muối chà xát phần da để cá bớt tanh. Đem cá hấp sơ qua, gỡ bỏ xương.
  • Bước 3: Đổ 1 chút dầu oliu vào chảo, thêm 1 vài củ nén đập dập phi thơm rồi cho cá vào đảo đều.
  • Bước 4: Cải bó xôi rửa sạch, luộc chín, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn
  • Bước 5: Cho cá vào nồi cháo đã chín, thêm 1/2 thìa dầu oliu.
  • Bước 6: Múc cháo ra tô, cho cải bó xôi đã xay trộn đều. Món cháo cá dìa đã hoàn thành.

Tại sao nên cho dầu oliu vào trong món cháo cá dìa?

Giúp giảm các hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)

Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ngày nay đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Nguyên nhân của hội chứng này hiện chưa được biết rõ hoàn toàn. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy Dầu ôliu được cho là có thể giúp trẻ đối phó với các triệu chứng của hội chứng này một cách tốt hơn.

Củng cố sự phát triển của não bộ

Dầu ôliu có chứa rất nhiều axit omega, do vậy dầu ôliu là một cách tuyệt vời để củng cố sự phát triển não bộ của trẻ.

Giàu vitamin

Trẻ nhỏ cần vitamin để duy trì sức khỏe cũng như để phát triển. Dầu ôliu có chứa rất nhiều loại vitamin, bao gồm vitamin A, B, E và D. Vitamin A giúp giữ cho đôi mắt trẻ khỏe mạnh, vitamin nhóm B giúp ích cho sự phát triển của não bộ trong khi vitamin D giúp giữ xương chắc khỏe.

Ngoài món cháo cá dìa thì mẹ cũng nên học thêm cách chế biến các món cháo cá khác để bữa ăn của trẻ được đa dạng, kích thích vị giác của trẻ tốt hơn.

Tham khảo ngay:

Cách bảo quản món cháo cá dìa

Đối với những mẹ bận rộn không có nhiều thời gian để ngày nào cũng chế biến thành các món ăn dặm cho trẻ thì có thể tham khảo thêm các cách bảo quản đồ ăn dặm sau:

  • Thực phẩm ăn dặm của bé cũng có thể được bảo quản trong các hộp nhựa hoặc lọ thủy tinh. Nếu để trong ngăn mát thì khoảng 2 ngày, còn ngăn đá sẽ để được khoảng 1 tháng. Trên mỗi hộp bảo quản, mẹ nên ghi chú loại thực ăn và hạn sử dụng.
  • Khi cho trẻ ăn đồ ăn trong tủ lạnh, mẹ nên lấy ra bát, sau đó đặt vào lò vi sóng hâm nóng hoặc cho lên bếp đun lại.
  • Trước khi cho bé ăn, mẹ nên kiểm tra xem nhiệt độ thức ăn có vừa với trẻ hay không, tránh để bé bị bỏng.
  • Với đồ ăn đã lấy ra bát cho trẻ ăn, nếu bé không ăn hết thì mẹ nên bỏ đi, không nên lưu trữ lại vì rất dễ gây bệnh.

Một số lưu ý cần nhớ trong quá trình cho trẻ ăn dặm

Để đảm bảo cho trẻ ăn dặm ngon miệng và hấp thu tốt cần

  • Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ (với trẻ mới ăn dặm hoặc trẻ biếng ăn). Tránh cho trẻ ăn bữa chính bằng những thức ăn thô, nguyên hạt, khó tiêu, thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…
  • Đa dạng thực phẩm: thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa.
  • Với những trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá…
  • Ngoài ra khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi, nước rau và ăn thêm hoa quả xay sinh tố hoặc cắt miếng nhỏ để cung cấp đủ vitamin, và chất xơ nhằm đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.

Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong món cháo cá dìa cho bé ăn dặm. Thật đơn giản phải không các bạn. Để tránh quên, các mẹ hãy ghi ngay công thức ở trên vào sổ tay nấu ăn nhé. Chúc các mẹ thành công.

Góc chia sẻ thêm: Nếu bạn quan tâm đến các vấn đề liên quan đến in ấn, bạn có thể tìm hiểu thêm:

Page 2

Tác dụng của cháo cá thác lác

  • Cá thác lác có chứa rất nhiều EPA. EPA là viết tắt của axit eicosapentaenoic, một axit béo omega-3 hay còn được gọi là “chất có tính lọc máu”. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra tác dụng chính của EPA là giúp sản xuất prostaglandin trong máu. Loại prostaglandin này ức chế tạo các tiểu cầu nhằm làm giảm và ngăn ngừa chứng huyết khối. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm giảm cholesterol và triglycerides có trong máu. Thêm nữa, EPA còn có thể làm giảm độ sánh của máu, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
  • Ăn cháo cá thác lác giúp trẻ phát triển não bộ: Ngoài EPA ra thì cá thác lác cũng có rất nhiều AA. AA(hay ARA) là viết tắt của arachidonic axit, nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ, giúp chúng hoạt động bình thường và kích thích sự phát triển võng mạc ở trẻ.

Nguyên liệu cần có để nấu cháo cá thác lác cho bé ăn dặm

  • ½ lon gạo
  • 500gr xương heo
  • 200gr cá thác lác
  • 200gr nấm rơm búp
  • 250gr thịt ba rọi
  • Hành tím, tỏi khô
  • Hành lỏ, ngũ xanh, bột năng
  • Gia vị: tiêu, đường, bột ngọt

Kinh nghiệm chọn các thác lác ngon: Cá thác lác tươi ngon thường trong, màu trắng xen kẽ hồng nhạt, thi thoảng xen màu đỏ của máu. Khi nạo cá ra bóng đẹp, không bị xỉn màu hoặc tái xanh (trường hợp tái xanh là có mùi hôi luôn).

Cách nấu cháo cá thác lác cho bé ăn dặm

Bước 1: Thịt ba rọi rửa sạch, loại bỏ phần bì, băm nhuyễn. Hành ngò đem rửa sạch để ráo, xắt nhỏ. Nấm rơm thì bạn ngâm nước muối, cắt sạch gốc, xả sạch với nước rồi để ráo.

Bước 2: Xương heo mua về rửa sạch, trần qua một lần với nước sôi cho sạch chất bẩn.  Đổ nước đó đi rồi cho lại nước mới vào nồi hầm xương. Cho thêm chút muối vào nồi, đun sôi, thường xuyên vớt bọt để nước dùng trong.

Bước 3: Sơ chế cá thác lác. Cá thác lác bạn nên mua loại đã nạo sẵn để tiết kiệm thời gian. Trong trường hợp bạn mua cá thác lác nguyên con thì có thể thực hiện sơ chế bằng cách: Mổ cá, loại bỏ nội tạng bên trong, rửa qua với nước muối loãng để khử mùi tanh của cá. Xả lại với nước sạch, để ráo, sau đó dùng kéo hoặc dao bỏ đầu, vây và đuôi cá. Dùng dao rạch theo đường sống lưng với chiều từ dưới lên để tách phần thịt cá ra, dùng thìa nạo lấy phần thịt cá còn lại. Gỡ các xương nhỏ còn sót trong phần thịt cá rồi cắt thành nhiều miếng nhỏ.

Bước 4: Cho cá vào cối đem giã thật nhuyễn. Nêm thêm gia vị: hành, tỏi băm nhỏ, ½ muỗng cà phê tiêu, ½ muỗng cà phê muối, ít bột ngọt, nước mắm vừa đủ và cả thịt ba rọi đã xay ở trên vào. Trộn đều tất cả nguyên liệu, gia vị với nhau. Tiếp đến lấy 1 muỗng bột năng trộn với ít nước lạnh, khuấy lên cho tan bột rồi đổ vào hỗn hợp cá trên, để trong khoảng 20 phút.

Bước 5: Bắc nồi lên bếp, cho gạo đã vo sạch vào nấu, lấy nước hầm xương đã chuẩn bị vào nồi nấu cháo. Nấu đến khi gạo nở nhừ, bạn nêm thêm 4 muỗng nước mắm, 2 muỗng đường, ít bột ngọt, tiêu, cùng hành tím băm nhỏ.

Bước 6: Bạn cho cá vào nồi cháo. Nấu sôi cháo thêm khoảng 15 phút nữa để cá viên chín. Nêm nếm lại cho cháo vừa ăn rồi cho nấm rơm vào, khuấy đều lên. Nấu thêm lúc nữa thấy nấm rơm chín thì bạn có thể tắt bếp.

Bước 7: Múc cháo ra chén, thêm lên trên ít hành ngò. Đợi cháo ấm thì cho bé ăn.

Cần chú ý gì khi cho trẻ ăn cháo các thác lác?

Món cháo cá thác lác tốt thì tốt thật. Nhưng cho trẻ ăn nhiều thì cũng có hại cho sức khỏe của trẻ. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguồn protein từ thực vật sẽ giúp bảo vệ tim mạch tốt hơn, còn nguồn protein động vật lại thường chứa hàm lượng chất béo bão hoà nên sẽ là một tác nhân gây ra bệnh tim (trong khi đó cá thác lác lác lại có nhiều protein). Bởi vậy mỗi tuần mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từ 1 – 2 bữa cháo cá thác lác là tốt nhất.

Ngoài cháo cá thác lác thì các mẹ cũng có thể tham khảo thêm một số cách chế biến món ăn dặm khác được làm từ nguyên liệu chính là cá để bổ sung thực đơn ăn uống cho trẻ thêm đầy đủ mà không bị ngán:

Tham khảo ngay:

Để cho bé nhà mình luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Các mẹ hãy để ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Nên cho bé ăn những món ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là món cháo cá thác lác này. Để tránh quên, các bạn hãy ghi lại ngay cách nấu cháo cá thác lác cho bé ăn dặm trên đây vào sổ tay nấu ăn của mình. Chúc các mẹ thành công.

Page 3

Tác dụng của cháo cá chẽm với trẻ

Theo nghiên cứu, các chuyên gia đã tìm thấy các chất selen, kẽm, canxi, magiê và các khoáng chất thiết yếu khác mà cơ thể cần để bảo vệ xương ở bên trong cá chẽm. Việc cho trẻ ăn các món chế biến từ cá chẽm sẽ giúp xương khớp trẻ khỏe mạnh, dẻo dai.

Bên cạnh đó cá chẽm có sự cân bằng ấn tượng giữa các axit béo omega-3 và omega-6, gần với mức mong muốn trong cơ thể con người. Nói cách khác thực phẩm này giúp cân bằng lượng cholesterol, do đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch, béo phì và bệnh tim mạch vành bằng cách giảm căng thẳng cho tim và động mạch. Omega là chất giúp não bộ trẻ hoàn thiện và phát triển về tư duy cực tốt cho trẻ.

Nguyên liệu cần có để nấu cháo cá chẽm cho bé ăn dặm

  • 600g cá chẽm
  • 1 chén gạo dẻo
  • 3 tép hành lá
  • 3 củ hành tím
  • 1 muỗng canh nước mắm
  • 2 muỗng cà phê bột nêm
  • 2 muỗng cà phê muối
  • 1 muỗng dầu ăn
  • ½ muỗng cà phê đường
  • ½ muỗng cà phê tiêu

Cách nấu cháo cá chẽm cho bé ăn dặm

  • Bước 1: Vo sạch gạo rồi đổ 2,5 lít nước vào nấu thành cháo chín nhừ.
  • Bước 2: Trong thời gian nấu cháo ta làm cá. Mổ bụng cá chẽm, bỏ toàn bộ phần mang, ruột bên trong sau đó rửa sạch. Bạn có thể dùng trực tiếp muối để xát lên cá khử mùi tanh, hay dùng nước muối để rửa cá đều được. Hoặc bạn cũng có thể ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh có pha ít giấm hay trộn vào cá một ít hạt tiêu hay lá nguyệt quế… cũng giúp khử mùi tanh của cá hiệu quả. Tiếp đến, bạn thái cá thành miếng nhỏ, để ráo.
  • Bước 3: Hành tím đi bóc vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn. Hành ngò rửa sạch, thái nhỏ. Trộn hành tím, hành lá với nước mắm, bột nêm, đường, tiêu thành hỗn hợp gia vị. Dùng hỗn hợp này ướp cá chẽm trong khoảng 20 phút cho cá ngấm gia vị.
  • Bước 4: Cho dầu vào chảo, chờ dầu nóng rồi cho cá vào chiên sơ.
  • Bước 5: Khi cháo chín nhừ thì cho cá vào nồi cháo, khuấy đều. Để nồi cháo sôi nhè nhẹ khoảng 3 phút thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng cho hành lá và hạt tiêu vào là tắt bếp.
  • Bước 6: Múc cháo ra bếp, để nguội bớt rồi cho trẻ ăn.

Cần chú ý gì khi cho trẻ ăn cháo cá chẽm?

Cá chẽm là loại thực phẩm có chứa nhiều selen. Nếu trẻ hấp thu selen với một lượng vừa đủ thì không sao, nhưng nếu vượt quá chỉ số cho phép thì trẻ sẽ gặp một số triệu chứng như:

  • Hơi thở hôi
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Vấn đề về thận
  • Mệt mỏi
  • Cáu gắt
  • Khó tập trung
  • Bệnh xơ gan
  • Phù phổi, và thậm chí tử vong

Ngoài ra, cá chẽm còn chứa nhiều magie, nếu cơ thể của trẻ hấp thu quá nhiều magie thì không tốt cho sức khỏe của bé, trẻ dễ bị tiêu chảy. Chính bởi vậy mà mẹ chỉ nên cho trẻ ăn cháo cá chẽm khoảng 2 lần/ tuần, không nên cho trẻ ăn nhiều quá dễ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ngoài cá chẽm thì mẹ có thể có thể học cách chế biến các món cháo cá khác để giúp trẻ thay đổi bữa ăn, hứng thú ăn dặm hơn:

Đừng bỏ qua:

Những lỗi các mẹ thường gặp khi nấu cháo ăn dặm cho trẻ

Cho nước lạnh vào nồi đang đun xương

Nhiều bà mẹ có một thói quen đó chính là đổ thêm nước lạnh vào trong khi đang ninh xương. Có thể các mẹ cảm thấy việc này hết sức là bình thường tuy nhiên, đây là một thói quen xấu cần phải loại bỏ. Lý do không nên làm như vậy là vì trong xương, thịt chứa nhiều  protein và chất béo, khi đang đun nấu với nhiệt độ cao mà đổ thêm nước lạnh vào sẽ khiến các chất này nhanh chóng kết tủa, xương cũng khó nhừ, dinh dưỡng và mùi vị đều bị biến đổi và giảm chất lượng.

Cho bé dùng nước mắm, muối khi mới bắt đầu ăn dặm

Một lỗi khác mà các mẹ thường hay gặp phải đó là khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm đã cho trẻ sử dụng một số loại gia vị như nước mắm, muối. Việc nêm mắm, muối vào thức ăn sẽ khiến thận của trẻ phải làm việc quá sức gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này. Đối với những trẻ thuộc trường hợp này, vị mặn, ngọt tự nhiên trong thịt, rau củ là đủ dùng mà không gây hại cho bé. Còn mẹ nào muốn cho bé nhà mình sử dụng nước mắm, muối thì tốt nhất hãy đợi cho đến khi bé được 9 tháng tuổi trở lên.

Khuấy đảo thức ăn nhiều lần

Trong khi nấu thức ăn cho bé, việc dùng thìa khuấy đều thức ăn lên là một việc hết sức bình thường. Nếu chỉ thỉnh thoảng mới khuấy thì không sao nhưng có một số mẹ lại khuấy liên tục. Việc làm này mô hình chung sẽ làm thức ăn bị nát và nhũn, khiến cho món ăn không còn giữ được hương vị thơm ngon,, bé sẽ không còn hứng thú ăn nữa. Không chỉ có như vậy, nó còn làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn.

Cho sữa vào cùng lúc với thực phẩm khác

Nếu các mẹ muốn thêm sữa vào các món cháo, súp, cho đồ ăn dặm của bé thêm phần béo, ngậy và giàu dinh dưỡng, hãy nhớ rằng không nên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần, làm protein trong sữa bị phân rã và vitamin bị phá hủy. Tôt nhất là nên nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau trong nước trước, sau đó mới đổ sữa vào, đun tiếp đến sôi và bắc ra ngay để bảo toàn lượng dinh dưỡng từ sữa cho bé.

Để cho bé nhà mình luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Các mẹ hãy để ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Nên cho bé ăn những món ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là món cháo cá chẽm này. Để tránh quên, các bạn hãy ghi lại ngay cách nấu cháo cá chẽm cho bé ăn dặm trên đây vào sổ tay nấu ăn của mình. Chúc các mẹ thành công.

Page 4

Nguyên liệu cần có để nấu cháo cá mè

  • 1 ít gạo nếp
  • ½ chén gạo tẻ
  • Cá mè: 1 con .
  • Cà rốt, nấm rơm
  • Hành khô, hành lá, ngò rí, gừng, nghệ tươi
  • Gia vị: Muối, đường, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn, tiêu

Cách khử mùi tanh của cá mè

Nhược điểm lớn nhất của cá mè đó là mùi tanh. Mẹ có thể loại bỏ mùi tanh của cá mè dễ dàng bằng 1 trong số cách sau:

Dùng chanh và giấm

Chanh và giấm là những nguyên liệu rất hiệu quả trong việc loại bỏ mùi tanh của cá mè. Bạn cắt một lát chanh rồi vắt nước lên thịt cá, để khoảng một vài phút sau đó chế biến, nước cốt chanh thấm vào cá sẽ giúp cá thơm ngon hơn. Cách này không chỉ giúp khử sạch mùi tanh của cá mà còn rất hữu ích với các loại cá da trơn trong việc loại bỏ chất nhầy bên ngoài da.

Ngoài ra, bạn cũng có thể pha giấm và nước với tỉ lệ 1:1, sau đó thoa lên bề mặt cá. Cách này khử mùi tanh cá vô cùng hiệu quả. Cá sau khi được thoa nước giấm và mang đi rán thì mùi tanh sẽ biến mất hoàn toàn.

Dùng nước vo gạo

Sau khi cá đã làm sạch bạn có thể ngâm cá trong nước vo gạo khoảng 15 – 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch và mang đi chế biến. Nước vo gạo không chỉ giúp khử mùi tanh cá ngay lập tức mà còn giúp cá mềm và ngon hơn sau khi nấu.

Dùng muối và rượu

Bạn lấy muối pha cùng với nước rồi cho cá đã sơ chế vào ngâm khoảng 10 phút. Hoặc bạn có thể dùng muối chà xát lên thân cá, sau đó đánh vảy và tiến hành làm sạch cá. Dùng muối có thể làm cá bớt nhớt và khử mùi tanh hiệu quả. Cuối cùng chỉ cần rửa sạch cá bằng nước trước khi chế biến.

Ngoài ra bạn cũng có thể ngâm cá trong rượu pha loãng với nước khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, mùi tanh của cá cũng giảm đi rõ rệt.

Dùng gừng

Gừng khi mua về, bạn đập dập rồi cắt lát. Sau đó, ngâm vào nước cùng với cá trong khoảng 5 phút. Gừng rất hiệu quả trong việc khử mùi tanh của cá và còn làm tăng thêm hương vị cho món ăn của bạn.

Cách nấu cháo cá mè ngon bổ dưỡng dành cho trẻ

  • Bước 1: Sau khi khử mùi cá mè, các mẹ chặt cá thành các khúc hoặc để nguyên con, sau đó ướp với muối, nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm để trong khoảng 20 phút cho cá ngấm đều gia vị.
  • Bước 2: Cho cá vào nồi luộc chín. Đợi cá chín, bạn vớt cá ra đĩa, lọc bỏ phần xương cá, gỡ thịt cá để riêng ra chén. Khi gỡ thịt cá bạn nên gỡ cẩn thận để tránh bị xương còn vướng lại phần thịt. Sau đó, bạn cho thêm vào chén thịt cá một chút nước mắm và tiêu rồi trộn đều để cho ngấm gia vị. Còn phần đầu cá, bạn cho vào chén và dùng chày giã nát, tiếp theo cho thêm một chút nước vào khuấy đều và chắt lấy nước cốt cá để riêng.
  • Bước 3: Cà rốt đem gọt vỏ, rửa sạch rồi thái hạt lựu. Nấm rơm cắt bỏ phần dơ, đem rửa sạch rồi cắt ngắn. Hành lá và ngò rí bạn đem rửa sạch và cắt khúc nhỏ. Hành khô bóc vỏ, thái lát mỏng. Nghệ gọt bỏ vỏ, rửa sạch và giã nát.
  • Bước 4: Đặt nồi lên bếp, đổ dầu vào chảo đun nóng, cho hành khô thái mỏng vào phi thơm. Tiếp theo, cho cà rốt thái hạt lựu và nấm rơm vào. Cho bát thịt cá vào cùng và đảo đều khoảng 3 – 5 phút thì tắt bếp.
  • Bước 5: Trộn gạo nếp, gạo tẻ vào nhau rồi vo sạch. Cho gạo vào nồi cùng với nước cốt cá rồi đun sôi. Đun đến khi gạo chín mềm là được. Trong quá trình nấu, nếu thấy cháo quá đặc bạn có thể cho thêm một chút nước vào. Với món cháo cá mè này, bạn có cho thêm một chút đậu xanh vào nấu chung với gạo để khử mùi tanh cho cá và làm món cháo thêm ngon hơn.
  • Bước 6: Khi cháo đã chín, bạn cho hỗn hợp cá và rau củ vào nồi cháo và khuấy đều khoảng 1–2 phút thì tắt bếp. Bạn cho hành lá và ngò rí vào tô, múc cháo lên trên và trộn đều là có thể cho bé thưởng thức món cháo cá mè rồi đấy.

Xem thêm một số cách chế biến cháo ăn dặm làm từ cá cho trẻ:

Vậy là chỉ với vài bước đơn giản, chúng ta đã hoàn thành xong món cháo cá mè. Thật đơn giản phải không các bạn. Để tránh quên, các bạn hãy ghi lại ngay cách nấu cháo cá mè trên đây vào sổ tay nấu ăn của mình. Chúc các bạn thành công.

Rate this post

Viết một bình luận