Nghề nuôi cũng lắm công phu
Sau khi thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, xây dựng nông thôn mới, nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản được hình thành ở huyện Quốc Oai, TP Hà Nội. Tuy nhiên đa số các hộ vẫn chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm là chính với các đối tượng nuôi chủ yếu là cá truyền thống như trôi, mè, trắm, chép nên hiệu quả kinh tế trên một diện tích mặt nước thấp.
Với mục đích đưa công nghệ nuôi mới bằng thức ăn đậu tằm để nâng cao chất lượng thịt cá trở nên giòn, bán với giá đắt hơn, năm 2016 Trạm Khuyến nông Quốc Oai đã triển khai mô hình nuôi cá trắm giòn, cá chép giòn tại xã Tuyết Nghĩa với 2 hộ tham gia là ông Kiều Văn Diễn ở thôn Đại Đồng với diện tích ao 1.800m2 và hộ ông Dương Như Luật ở cùng thôn với diện tích ao 1.000m2.
Khi công tác chọn điểm chọn hộ hoàn tất, Trạm Khuyến nông đã ký hợp đồng triển khai mô hình với 2 hộ tham gia rồi cử cán bộ kỹ thuật là Hoàng Thị Lai bám sát cơ sở hướng dẫn các hộ chuẩn bị ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật trước khi thả. Cá lúc thả là giống cá chép, trắm bình thường được nuôi kiểu dân dã (quen ăn cám ngô, cám sắn), nặng chừng 1 – 1,5kg. Để chúng chuyển từ thức ăn cám ngô, cám sắn sang đậu tằm phải luyện bằng cách bỏ đói cá 3 – 5 ngày sau đó bắt đầu cho cá ăn đậu tằm.
Trong 5 ngày tiếp theo, cho cá ăn đậu tằm với khẩu phần 0,03% khối lượng thân vào lúc 16h và thức ăn được thả vào sàng cho ăn và kiểm tra thức ăn vào 6 giờ sáng hôm sau. Khi cá ăn không hết đậu trong sàng cho ăn cần loại bỏ thức ăn thừa để tránh ô nhiễm ao nuôi và gây bệnh cho cá. Khi cá ăn quen đậu tằm tăng khẩu phần ăn lên 1,5 -3% khối lượng cá trong ao (trong ao có 100kg cá, cho ăn 1,5 – 3kg thức ăn/ngày).
Thu bắt cá chép giòn
Đậu tằm trước khi cho cá ăn phải được ngâm trong nước từ 12 – 24 giờ (nhiệt độ >30oC ngâm 12 giờ, nhiệt độ <30oc ngâm=”” 24=”” giờ).=”” sau=”” đó=”” đãi=”” sạch=”” và=”” trộn=”” đều=”” với=”” 1=”” -2%=”” muối=”” để=”” trong=”” thời=”” gian=”” 10=”” -=”” 15=”” phút=”” sau=”” đó=”” bắt=”” đầu=”” cho=”” cá=”” ăn.=”” sau=”” thời=”” gian=”” 4=”” -=”” 6=”” tháng=”” nuôi=”” cá=”” đạt=”” độ=”” giòn=”” và=”” đạt=”” trọng=”” lượng=”” bình=”” quân:=”” cá=”” trắm=”” giòn=”” đạt=”” 2,7=”” kg/con;=”” cá=”” chép=”” giòn=”” đạt=”” 1,5=”” kg/con=”” và=”” cá=”” có=”” giá=”” bán=”” cao=”” hơn=”” cá=”” nuôi=”” thông=”” thường=”” tại=”” địa=”” phương=”” 1,5=”” -=”” 2=”” lần,=”” trung=”” bình=”” trắm=”” giòn=”” 120.000=”” đ/kg,=”” chép=”” giòn=”” 130.000=”” -=”” 140.000=”” đ/kg,=”” hiệu=”” quả=”” kinh=”” tế=”” cao=”” hơn=”” trên=”” một=”” diện=”” tích=”” mặt=””>30oc>
Tuy nhiên trong quá trình cung ứng lẻ cũng như bán buôn cho nhà hàng, đã xuất hiện những tin đồn như cá này là giống lạ chứ không phải chép, trắm thông thường bởi thịt tại sao giòn thế. Thức ăn cho cá cũng lạ, chẳng biết có đảm bảo an toàn không, người ăn cá về sau có bị giòn xương hay không…
Oan này ai tỏ?
Chính vì quá mới, cộng với những tin đồn như vậy dù người nuôi cá giòn ở Quốc Oai đã lập hẳn một trang trên facebook để giới thiệu là cá trắm giòn – cá chép giòn Hà Nội để quảng bá nhưng tốc độ bán vẫn khá chậm. Phải thu lai rai, ngày vài kg, vài chục kg, mất khoảng 2 tháng mới bán hết. Tuy khó khăn như thế, như hộ nhà anh Luật mức lãi vẫn đạt hơn 20 triệu đồng/1.000m2 ao trong 6 tháng nuôi, gấp 2 – 3 lần so với nuôi cá thông thường khiến anh phấn khởi, năm nay dù không nằm trong mô hình nữa vẫn tự nguyện tham gia tiếp. Một số hộ khác cũng bắt đầu thực hiện, làm theo.
Đậu cho cá cũng là thức ăn cho người
Khi tôi đến thăm anh Luật đang chuẩn bị cho cá ăn. Không phải cám công nghiệp cũng không phải là cám ngô, cám sắn mà 100% là hạt đậu tằm (đậu răng ngựa) nhập khẩu từ Úc, Canada, có giấy chứng nhận kiểm tra an toàn thực phẩm và không phải là đậu biến đổi gen. Anh Kiều Minh Khuê, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Quốc Oai tha thiết mong cơ quan chức năng “giải oan” cho con cá giòn bởi nó thực sự là oan.
Thứ nhất cá vẫn là trắm, chép thông thường, khi nuôi lớn rồi mới bắt về để nuôi theo quy trình giòn. Vậy là không hề có giống cá trắm, chép giòn mà chỉ có quy trình nuôi cá hóa giòn. Quy trình ấy lại sạch hơn hẳn so với nuôi thông thường bởi vì cá chép, trắm khi ăn toàn đậu sẽ rất khỏe, yêu cầu ô xi cao hơn, từ 5 mg/lít (thông thường chỉ cần 3 – 4 mg/lít) nên phải thả thưa hơn, cần quạt sục đi kèm. Thức ăn của chúng là đậu tằm mà vẫn dùng để chế biến cho người ăn, lại được ngâm trong nước muối để sát khuẩn, dễ tiêu hơn. Việc phòng trừ bệnh cho chúng đều dùng tỏi xay để làm chất kháng sinh tự nhiên. Tất cả những thứ đó tạo ra một sản phẩm sạch tuyệt đối mà bất kỳ đối tác khách hàng nào muốn Trạm Khuyến nông cấp giấy chứng nhận, đơn vị đều sẵn sàng đứng ra đảm bảo.
Chỉ đơn giản bằng cách áp dụng công nghệ nuôi mới nhờ thức ăn đậu tằm để tạo giòn mở ra hướng đi mới cho các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Quốc Oai, nhất là ở những vùng dồn điền đổi thửa, thành lập trang trại. Trong quá trình triển khai, Trạm Khuyến nông huyện nhận thấy, việc nuôi ghép giữa cá trắm và cá chép để tạo sản phẩm cá giòn trong một ao là chưa phù hợp bởi cá chép đạt độ giòn sớm hơn so với cá trắm nên gây lãng phí thời gian chăm sóc. Bởi thế mà nên nuôi ao cá chép giòn và cá trắm giòn thành từng ao riêng biệt.
Riêng công đoạn “giải oan” cho cá giòn, nằm ngoài tầm với của khuyến nông, nên rất cần các cơ quan chính quyền cũng như cơ quan thông tin tăng cường công tác tuyên truyền giới thiệu sản phẩm thông qua các hội chợ, hội nghị khách hàng để kết nối với các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân thu mua cá giòn giúp nông dân.
Trạm cũng đề nghị UBND huyện hỗ trợ bà con nông dân triển khai mô hình nuôi cá trắm giòn và cá chép giòn quy mô lớn hơn; nuôi rải vụ để tạo thành vùng nguyên liệu cung cấp cá giòn thường xuyên cho thị trường. Cho thử nghiệm nuôi đối tượng rô phi nuôi giòn để nhiều người dân có thể tiếp cận và tiêu thụ được sản phẩm cá giòn sạch với giá bán hợp lý 100.000 đồng/kg.