Cá mập cảnh còn được gọi với cái tên là cá mập thái, đây là loại cá mập nước ngọt hiện đang khá phổ biến tại Việt Nam. Mọi người thường nhầm lẫn loài cá mập nước ngọt này với cá thành cát tư hãn bởi vẻ bề ngoài của chúng tương đối giống nhau.
Trong bài viết này, Fao sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi cá mập cảnh cũng như những lưu ý trong suốt quá trình thực hiện để đảm bảo chú cá mập cảnh của bạn luôn khỏe mạnh nhé.
Đặc điểm chung của cá mập cảnh nước ngọt
Cá mập cảnh còn gọi là cá mập kiểng hoặc cá mập nước ngọt. Loài cá này có tên gọi tiếng Anh là Sutchi catfish. Chúng sinh sống chủ yếu tại khu vực sông Mê kông và Chao phraya tại Việt Nam, Thái Lan và Campuchia.
Vào giai đoạn năm 1997, cá mập nước ngọt được nhân giống nhân tạo thành công tại Việt Nam. Hiện đã có thêm dòng cá mập thái albino rất đẹp mắt, được nhiều người ưa chuộng khi nuôi cá mập cảnh nước ngọt.
Chiều dài trung bình của cá mập cảnh là 100cm, bề ngoài khá giống với loài cá mập nước mặn. Cá mập cảnh nước ngọt thường bị nhầm lẫn với cá thành cát tư hãn. Cá mập cảnh có phần lưng nhô lên cao, miệng ngắn, đầu phẳng hình nón và môi dưới của cá chề xuống.
Bên cạnh đó, phần mang cá không nối với phần má nhưng vẫn đảm nhiệm được chức năng hô hấp. Cá mập kiểng là giống cá ăn tạp, chúng hoạt động chủ yếu tại tần nước giữa và sinh sản bằng cách để trứng.
Cá mập không chỉ có giá trị về thẩm mỹ, thực phẩm mà chúng còn có công dụng trong việc điều chế dược liệu. Phần mô sụn cửa cá mập cảnh có phần mô sụn chứa nhiều chất Chondroitin Sulfate, đây là một trong những loại dược liệu cần thiết cho y học.
Phân loại cá mập cảnh ở nước ta hiện nay
Khi mới xuất hiện, cá mập cảnh đã gây được nhiều sự chú ý bởi sự khác biệt, hơn hẳn các loại cá cảnh khác trên thị trường lúc bấy giờ. Trước đây, cá mập cảnh trên thị trường không nhiều nhưng được người chơi cá cảnh quan tâm nên hầu hết các loại cá mập kiểng đều được nhập về nước
Những loài cá mập cảnh tại nước ta hiện nay có thể chia làm 2 nhóm chính là: cá mập cảnh nước ngọt và cá mập cảnh nước mặn.
Tên một số loại cá mập cảnh phổ biến nhất trên thế giới:
- Cá mập vây cao Trung Quốc
- Cá mập cảnh Colombia
- Cá mập cảnh ánh kim
- Cá mập trắng nước ngọt
- Cá mập đen đuôi đỏ
- Cá mập cầu vồng
- Cá mập đen cảnh
- Cá mập Roseline
- Cá mập Bala
- Cá mập Harlequin
- Cá mập bạc Apollo.
Cách nuôi cá mập cảnh sinh trưởng tốt nhất
Cách nuôi cá mập cảnh nước ngọt đảm bảo nhanh lớn và sinh trưởng tốt nhất, bạn cần chú ý tới các yếu tố sau:
1. Cá mập cảnh ăn gì?
Vì cá mập cảnh là giống cá cảnh ăn tạp nên chúng có thể ăn bất cứ thứ gì mà bạn thả xuống bể:
+ Với cá mập cảnh con: Ăn những giống thực vật, sinh vật phù du, những loại thức ăn dành riêng cho cá cảnh dạng viên.
+ Với cá mập cảnh tới giai đoạn trưởng thành: Chúng ăn những loại thực vật thủy sinh và thức ăn tổng hợp dạng viên.
Nếu như bạn muốn hạn chế sự sinh trưởng của cá mập cảnh nước ngọt và giữ chúng nhỏ lâu để thích hợp làm cảnh thì hãy bổ sung lượng thức ăn ít hơn cho chúng. Hãy chia đều bữa ăn và giãn cách một cách khoa học, hợp lý, lưu ý về lượng protein có trong thức ăn là từ 28%.
Cá mập con khi nuôi tới giai đoạn chúng được 3 đến 4 tháng có thể nặng từ 0,6 kg trở lên. Những con cá mập cảnh cần lượng thức ăn lớn để có thể sinh trưởng nhanh. Tuy cá mập cảnh sinh trưởng nhanh nhưng chúng lại phát dục tương đối muộn.
Những chú cá mập cảnh khi được 3 đến 4 năm tuổi, có khối lượng nặng hơn 3kg sẽ được tiến hành nhân giống. Loài cá mập cảnh nước ngọt mỗi năm sẽ sinh sản 1 lần từ tháng 4 cho đến tháng 9.
2. Có nên nuôi chung cá mập cảnh nước ngọt?
Cá mập cảnh có đặc tính là giống cá hiền lành, vì vậy bạn có thể thoải mái nuôi ghép chúng với những loài cá nhỏ khác mà không lo bị tấn công. Việc này còn giúp cho việc dọn dẹp thức ăn thừa dễ dàng hơn và đảm bảo vệ sinh nguồn nước tự nhiên nhất.
Theo chia sẻ của nhiều người đã có kinh nghiệm cách nuôi cá mập cảnh, bạn chỉ nên lựa chọn loại cá mập cảnh mini với kích thước nhỏ nhất để chơi được lâu hơn, bởi chúng nhanh lớn và ăn nhiều.
Bể cá mập cảnh cũng cần nên lưu ý vì tốn khá nhiều diện tích để nuôi chúng. Quá trình chăm sóc cá mập cảnh nước ngọt không cần quá phức tạp nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp cho cá đầy đủ lượng thức ăn và nguồn nước sạch, giàu oxy.
3. Môi trường sống cho cá mập cảnh
Bể thủy sinh để nuôi cá mập cảnh cần có một hệ thống lọc nước mạnh để đáp ứng chất lượng nước cần thiết. Đây còn là giống cá cảnh hoạt động tương đối mạnh, không cần sống trong môi trường nhiều ánh sáng nên bạn cũng không phải bố trí quá nhiều đèn led và tuyệt đối không thả rong vào bể nuôi.
4. Lưu ý về nhiệt độ khi nuôi cá mập cảnh nước ngọt
Cá mập cảnh không thích nghi tốt với mức nhiệt độ thấp. Nhiệt độ của nước trung bình thích hợp với chúng là dao động từ 24 đến 28 độ C với nồng độ pH nằm trong khoảng từ 6 đến 7.2.
5. Lưu ý về nước nuôi cá mập nước ngọt
Bạn có thể sử dụng nước trung tính để nuôi cá mập cảnh. Nếu bạn sử dụng nước máy thì trước khi thả cá vào bể thì bạn cần phải tiến hành khử Clo trong nước máy.
Video review cá mập nước ngọt và cá thành cát tư hãn | Cá cảnh An An
Một số lưu ý về cá mập cảnh
Mặc dù là loài cá cảnh được nhiều người yêu thích hiện nay, thế nhưng cá mập cảnh nước ngọt không thích hợp để nuôi trong bể thủy sinh. Bởi kích thước của chúng khá lớn với bản tính rất mạnh bạo, nếu nuôi trong bể kính bạn cần đảm bảo được độ an toàn nhất định.
Nếu được, hãy nuôi cá mập cảnh ở bể ngoài trời có kích thước lớn hơn.
Nếu muốn cá có kích thước thích hợp để nuôi và chăm sóc làm cảnh, hãy giảm bớt chế độ ăn uống của chúng so với thông thường. Nếu không chúng sẽ sinh trưởng rất nhanh và có phần trội hơn những cá thể bên ngòai tự nhiên.
Giá cá mập cảnh nước ngọt tại Việt Nam là bao nhiêu?
Thời gian gần đây, cá mập cảnh nước ngọt ngày cành được nhiều người biết tới và nhiều người chơi cá cảnh yêu thích.
Xét về mức độ phổ biến của cá mập cảnh vẫn không thể sánh được với những loài cá cảnh khác trên thị trường. Nguyên nhân chính là bởi kích thước lớn, bản tính nhút nhát. Giá một con cá mập cảnh chỉ rơi vào khoảng 10.000 đồng.
Địa chỉ tham khảo mua cá mập cảnh nước ngọt giá rẻ, uy tín và chất lượng tại Hà Nội và TPHCM:
Shop cá cảnh Kim Cang
- Địa chỉ: Số 426 đường Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 0904 936 399
Tiệm cá cảnh thủy sinh Trung Tín – Shop bán cá mập cảnh Sài Gòn
- Địa chỉ: 718 Trường Chinh, Phường 15, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0938 228 502
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách nuôi cá mập cảnh cũng như là những lưu ý trong quá trình chăm sóc cá rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể nuôi những chú cá mập kiểng khỏe mạnh, phát triển tốt, tô điểm cho không gian nhà mình nhé. Chúc bạn thành công!