Trong số các loài cá thịt đỏ, cá ngừ được rất nhiều người ưu chuộng bởi chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Với nguyên liệu này, bạn có thể chế biến nhiều món kho , món lẩu ,… đơn giản, thơm ngon. Vậy cá ngừ chứa bao nhiêu calo? Ăn có tốt không? Cùng chuyên mục Mẹo vào bếp của Điện máy XANH tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1. Cá ngừ bao nhiêu calo?
Trong 100gr thịt cá ngừ chưa chế biến có chứa 130 calo và các chất dinh dưỡng sau đây:
Ngoài ra, cá ngừ còn là một nguồn cung cấp vitamin B, axit béo omega-3 cùng các khoáng chất phong phú như: kali, canxi, photpho, selen và choline.
2. Ăn cá ngừ có tốt không?
Là một thực phẩm chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, nên cá ngừ rất tốt cho cơ thể chúng ta. Trong đó gồm có những lợi ích nổi bật sau:
Giúp ngăn ngừa thiếu máu
Thịt cá ngừ được xem là nguồn cung cấp folate, sắt và vitamin B12 dồi dào. Những hợp chất này đóng vai trò bổ sung và điều hoà máu trong cơ thể của chúng ta.
Vì thế, bạn nên kết hợp thêm thịt của loại cá ngày vào thực đơn ăn uống, để ngăn ngừa hiệu quả bệnh thiếu máu dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như: mệt mỏi, đau cơ, hoa mắt, chóng mặt và cả vô sinh.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Nhờ chứa lượng axit béo omega-3 vô cùng lớn, mà thịt và dầu cá ngừ có thể giúp bạn tăng cường sức khoẻ hệ tim mạch hiệu quả.
Hơn nữa, omega-3 còn có khả năng giảm lượng Triglyceride, ngăn ngừa những tác nhân gây ra bệnh tim như: nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, cao huyết áp,…
Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
Trong thịt cá ngừ có chứa rất nhiều DHA (Docosahexaenoic acid) – một hợp chất thuộc nhóm acid béo omega-3 cực kỳ có lợi cho não.
DHA không chỉ tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển hệ thần kinh, tái sinh tế bào não mà còn giúp tăng cường khả năng trí nhớ, giảm nguy cơ sa sút trí tuệ và ngăn ngừa bệnh Alzheimer rất tốt.
Giảm khả năng mất cơ ở người lớn tuổi (Sarcopenia)
Cá ngừ là một nguồn cung cấp protein, nó chứa nhiều loại axit amin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì khối cơ cho cơ thể.
Hơn nữa, các chất béo lành mạnh có trong thịt của loại cá này còn giúp giảm thiểu khả năng mất cơ thường gặp ở những người lớn tuổi.
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
Bên cạnh việc bảo vệ tim mạch, omega-3 trong thịt cá ngừ còn có tác dụng hỗ trợ kiểm soát đường huyết vô cùng hữu hiệu. Chính vì thế mà nó được xếp vào danh sách 10 siêu thực phẩm hàng đầu của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, thịt cá ngừ là một thực phẩm rất tuyệt vời. Bởi nó giúp giảm lượng đường trong máu và hỗ trợ chữa trị bệnh hiệu quả.
3. Những lưu ý khi ăn cá ngừ
Mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ, song cá ngừ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như: dị ứng, sốc phản vệ và ngộ độc scombroid.
Về vấn đề ngộ độc scombroid, các chuyên gia lý giải rằng: do cá ngừ có chứa nhiều hàm lượng histamine nên dễ gây ngộ độc với các triệu chứng như: buồn nôn, sưng lưỡi, tiêu chảy, ngất xỉu từ 5 phút đến 2 tiếng sau khi ăn.
Vì thế, nếu bạn là người có tiền sử dị ứng với cá biển thì nên cân nhắc kỹ trước khi ăn. Ngoài ra, các chuyên gia khuyên chỉ nên ăn cá ngừ 2 – 3 lần/ tuần để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.
4. Bà bầu ăn cá ngừ được không?
Cá ngừ tự nhiên có chứa thủy ngân, nên mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng cho sức khoẻ của cả bản thân và thai nhi. Vì thế, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thực đơn ăn uống phù hợp.
Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: phụ nữ mang thai chỉ nên ăn khoảng 4 hộp cá ngừ đóng hộp/ tuần và 140gr cá ngừ nấu chín/ tuần.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng tránh ăn cá ngừ sống vì rất dễ bị ký sinh trùng có trong thực phẩm xâm nhập, gây bệnh nguy hiểm.
5. Ăn cá ngừ sống có tốt không?
Cá ngừ sống là món ăn yêu thích của rất nhiều người. Mặc dù được đánh giá có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng món ăn này cũng gây ra 1 số rủi ro như:
Trong thịt cá ngừ sống có thể chứa ký sinh trùng như Opisthorchiidae và Anisakadie, gây ra bệnh đau dạ dày, tiêu chảy, ói mửa và sốt.
Ngoài ra, cá ngừ sống có thể chứa rất nhiều thuỷ ngân. Tiêu thụ chất độc này với hàm lượng lớn sẽ gây ảnh hướng đến sức khoẻ của tim và não.
Vì thế, FDA khuyến nghị chúng ta nên ăn cá ngừ nấu chín kỹ hoặc dùng các phương pháp đông lạnh sau đây để loại bỏ ký sinh trùng trong cá ngừ sống.
- Đông lạnh ở nhiệt độ -20 độ C trong 7 ngày.
- Đông lạnh ở nhiệt độ -35 độ C và bảo quản ở nhiệt độ – 35 độ C trong 15 tiếng.
- Đông lạnh ở nhiệt độ – 35 độ C và bảo quản ở nhiệt độ -20 độ C trong 24 tiếng.
Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi cá ngừ bao nhiêu calo, ăn cá ngừ có tốt không. Điện máy XANH chúc quý bạn đọc có một ngày làm việc vui vẻ! Đừng quên ghé thăm chuyên mục Mẹo vào bếp thường xuyên để tìm hiểu nhiều thực phẩm tốt cho sức khoẻ nhé!
*Tham khảo và tổng hợp thông tin từ: Healthline, Verywellfit và Nutritionix
Biên tập bởi Phạm Thị Phượng Nhiên • Đăng 24/06/2021