Cá ngựa: Loài vật ‘ngược đời’ khi cá bố lại mang thai và sinh con thay cho cá mẹ

Giá như con người cũng như con cá ngựa thì chị em chúng ta đỡ khổ hơn rồi!

Các mẹ chắc cũng từng nghe qua về loài cá ngựa hay còn gọi là hải mã phải không? Chúng là một loài động vật sống ở các vùng biển nhiệt đới. Chúng thường có chiều dài từ 16 cm đến 35 cm. Có thể coi cá ngựa là một loại cá vì chúng có đầy đủ vây ngực và vây lưng.

 

Đặc biệt ở loài cá này, con đực mới là con làm nhiệm vụ mang thai và sinh con, chứ không phải con cái. Đặc tính này giống với loài cá chìa vôi và cá rồng biển. Cá ngựa đực sẽ “mang thai” những quả trứng trong một chiếc túi giống như túi của chuột túi (kangaroo).

Ban đầu, con đực và con cái sẽ liên tục bơi vòng quanh để tán tỉnh nhau bằng những chiếc vây vài ngày trước khi giao phối. Khi đã đồng ý giao phối, cá ngựa cái sẽ bơi gần về phía mặt nước và cá ngựa đực sẽ bơi theo sau. Con cái sau đó sẽ đặt trứng màu cam sáng vào trong túi của con đực thông qua lỗ ở trên đỉnh túi. Sau khi đưa trứng an toàn vào bên trong, con đực sẽ phóng tinh trùng vào chúng và tiến hành đóng cửa túi. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ bắt đầu phát triển thành cá ngựa con.

Ảnh: youtube

Người ta đặt giả thuyết rằng cá ngựa đực mang thai là bởi cấu tạo tự nhiên của cá ngựa đực giúp sinh ra nhiều cá ngựa con và với tốc độ nhanh hơn. Trong lúc đó, con cái sẽ có nhiều thời gian hơn để phục hồi và tạo ra trứng mới.

Một con cá ngựa đực có thể sinh cá ngựa con cùng ngày và tiếp tục mang thai tiếp lứa tiếp theo sau khi cá ngựa cái đã tích lũy đủ số trứng. Nhờ phân công nhiệm vụ đồng đều, con cái có đủ thời gian để phục hồi năng lượng và tạo ra nhiều trứng hơn thay vì phải kiêm cùng lúc nhiệm vụ tạo trứng và nuôi cá ngựa con.

Trước khi gửi trứng cho cá ngựa đực, cá ngựa cái đã cung cấp chất dinh dưỡng cho lớp vỏ trứng. Nhiệm vụ còn lại của cá ngựa đực chỉ là tạo môi trường an toàn để nuôi cá ngựa con phát triển.

Lúc này công việc của cá ngựa mẹ đã xong. Còn cá ngựa bố giờ đây sẽ đóng vai trò của người chăm sóc và ấp trứng. Túi đựng trứng của cá ngựa đực có khả năng điều chỉnh nhiệt độ, lưu lượng máu và độ mặn của nước để đảm bảo trứng có điều kiện phát triển tốt nhất.

Ảnh: youtube

Thời gian mang thai khoảng 2-3 tuần. Sau khoảng 20 ngày, cá ngựa con bắt đầu mọc mắt, mõm và đuôi. Trong thời điểm này, cá ngựa đực thường phải hết sức chú ý giữ gìn túi trứng trước kẻ thù.

Cá ngựa đực sẽ mở lỗ trong túi ấp và giật mạnh để ép tất cả cá ngựa con bơi ra ngoài. Tốc độ đẩy rất nhanh và trông rất ngoạn mục. Trên thực tế, một số loài cá ngựa có thể sinh ra hơn 1 nghìn cá ngựa con cùng lúc.

Sau khi sinh con, cá ngựa đực không cần làm gì thêm cho cá ngựa con. Khi này những con cá ngựa con sẽ bắt đầu một cuộc sống mới và phải tự lập, chăm sóc bản thân và trốn tránh kẻ săn mồi vì lúc này cá ngựa bố mẹ sẽ không bảo vệ chúng nữa.

Cá ngựa con nhỏ tới nỗi chúng chẳng thể ăn các sinh vật phù du như bố mẹ chúng nên chúng rất dễ chết. Đó là chưa kể cá ngựa con dễ bị dòng hải lưu cuốn đi trước khi kịp bám vào các tảng đá hoặc san hô để lẩn trốn, để rồi trở thành mồi ngon cho các loài cá khác.

Ảnh: Zing

Cá ngựa đực trong vòng vài giờ sau khi sinh. Tuy nhiên nếu những con cá ngựa con vẫn quẩn quanh, chúng có thể vô tình trở thành bữa ăn ngon miệng cho cá ngựa đực.

Giống như nhiều loài cá mới sinh khác, trong số hàng trăm con cá ngựa con sinh ra sẽ chỉ có một vài con có đủ khả năng sống sót và trở thành cá ngựa trưởng thành.

Nguồn: Zing news

Rate this post

Viết một bình luận