Cá ngựa có tác dụng gì? Cá ngựa giúp chữa vô sinh ở phụ nữ, hen suyễn

Cá ngựa được mệnh danh là thần dược của biển cả với công dụng chữa vô sinh ở phụ nữ, bồi bổ sức khỏe, tăng cường khả năng sinh lý, cải thiện chất lượng tinh trùng cho nam giới, tán kết tiêu viêm, điều hòa hoạt huyết,… Vậy cá ngựa có tác dụng gì? Con cá ngựa trị bệnh gì? Để hiểu rõ hơn về công dụng của con cá ngựa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.

Con cá ngựa là gì?

Con cá ngựa thuộc họ Syngnathidae, có tên khoa học là Hippocampus sp và được gọi với các tên gọi khác như hải long, hải mã, thủy mã,…

Cá ngựa có tác dụng gì?

Tuổi thọ của một con hải mã là 1-5 năm, tùy thuộc vào từng loại.

Có loại dài khoảng 15-20cm nhưng cũng có loại dài tới 35cm, có màu trắng, vàng nâu, xanh đen, vàng nhạt và có mùi tanh. Đặc biệt thân của nó có khả năng đổi màu theo môi trường. Khi có nhiều màu, khi thì trong suốt khó nhìn thấy.

Đầu hình đầu ngựa, vuống góc với thân hoặc đôi khi gập xuống, trên đỉnh đầu có nhiều gai lớn nhô cao. Mõm dài hình trụ, miệng tuy dài nhưng không có răng. Phần mắt lõm sâu, thị lực tốt, có thể hoạt động độc lập với nhau.

Thân cá hơi dẹt và cong, ở giữa phình to, thân có gai nhọn nhưng không có vảy. Cơ thể được cấu tạo bởi các xương vòng, chạm vào thấy cứng, toàn bộ thân cá ngựa có khoảng 40 đốt xương.

Đuôi có dạng hình xoắn ốc móc, đuôi dài bằng thân hoặc thậm chí dài hơn. Nó có tác dụng quấn san hô và tảo biển, giữ cho cơ thể thẳng đứng và không bị nước cuốn trôi.

Khả năng bơi của cá ngựa không tốt. Nó di chuyển bằng cách liên tục vẫy các vây nhỏ trên lưng, với tốc độ lên đến 35 lần / giây và điều chỉnh hướng đi bằng các vây nhỏ ở phía sau đầu.

Cá ngựa sống thành từng cặp đực và cái, có tập tính sinh sản rất đặc trưng. Con đực có một cái túi trước ngực để bắt và ấp trứng. Trong quá trình giao phối, con cái đưa khoảng 1.500 trứng vào túi,  con đực phóng tinh trùng và thụ tinh trong túi. Sau khoảng 2-3 tuần, cá con nở ra và khoảng 45 ngày  phát triển đầy đủ. Khi đó, cá đực được thả những con non ra môi trường bên ngoài. Các con non bám vào các con ngựa khác, trong số đó chỉ có 1 trong số 1000 con sống sót và trưởng thành.

Khu vực phân bố

Cá ngựa được tìm thấy chủ yếu ở các vùng biển ôn đới và nhiệt đới khu vực Nam Phi, Đông Nam Á và kênh đào Panama. Chúng thường sống ở dưới các rạn san hô, các thảm cỏ biển hoặc nơi nước trong của các cửa sông đổ ra biển hoặc rừng ngập mặn.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra khoảng 54 loài cá ngựa trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, một số lượng lớn cá ngựa đã được tìm thấy ở vùng biển các tỉnh Phú An, Thanh Hóa, Nghệ An, Quãng Ngãi, trong đó có 4 loài tiêu biểu là cá ngựa đen, cá ngựa gai, cá ngựa chấm và cá ngựa Nhật Bản.

Thu hoạch – Cá ngựa có tác dụng gì?

Cá ngựa thường được thu hoạch vào mùa hè và mùa thu, nhưng luật pháp Việt Nam không cho phép thu hoạch tập trung quy mô, vif cá ngựa hiện được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam do nạn săn bắt quá mức đã dẫn đến số lượng cá thể sống trong tự nhiên bị giảm sút nghiêm trọng.

Bất kỳ loài cá ngựa nào, dù bất kỳ màu nào hay dù to hay nhỏ đều có thể được sử dụng làm thuốc. Nhưng nhiều người tin rằng loại màu trắng và màu vàng là tốt nhất.

Quy trình bào chế thuốc như sau:

  • Cá ngựa thường thu hoạch theo cặp gồm một đực và một cái.
  • Đem rửa sạch, bỏ lớp màng bên ngoài, bỏ hết ruột.
  • Uốn công phần đuôi rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô để làm dược liệu chữa bệnh.
  • Trước khi sử dụng, tẩm dược liệu với rượu trắng, sao vàng và tán thành bột mịn.

Tác dụng dược lý – Cá ngựa có tác dụng gì?

Trong đông y cá ngựa có tác dụng gì?

Theo đông y, cá ngựa có vị ngọt, mặn, có tính ấm, không độc nên được quy vào 2 kinh can và thận. Cá ngựa có tác dụng bổ thận tráng dương, tán kết tiêu viêm, ôn thận, điều khí hoạt huyết nên dùng trong các trường hợp suy nhược cơ thể, vô sinh hiếm muộn, xuất tinh sớm, tinh trùng yếu, liệt dương, tăng cường chức năng sinh lý, năng cao trí nhớ, trị đau lưng, thoái hóa cột sống, sưng thận, viêm thận mãn tính, hen suyễn, thở khò khè, trẻ có triệu chứng ho, hỗ trợ điều trị thiếu máu,…

Trong y học hiện đại cá ngựa có tác dụng gì?

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, cá ngựa có chứa nhiều hoạt chất rất tốt cho sức khỏe.

  • Enzyme giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể điều hòa và ổn định hoạt động của hệ thần kinh. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất oxytocin, một loại hormone điều khiển hành vi tình dục trong não, giúp kéo dài cuộc yêu và khắc phục hiệu quả tình trạng yếu sinh lý.
  • DHA trong cá ngựa có thể giúp sản xuất nhiều tinh trùng hơn ở nam giới.
  • Các peptid trong hải mã có đặc tính kháng khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
  • Chúng cũng rất giàu protein, giúp tăng khả năng chống oxy hóa và kéo dài tuổi thọ.
  • Ngoài ra, gen của cá ngựa còn có tác dụng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của khối u.

Tác dụng của cá ngựa đối với nam giới

Sử dụng hải mã thường xuyên sẽ làm tăng sản xuất oxytocin, có thể giúp tăng cường ham muốn, chống lại các triệu chứng xuất tinh sớm, giảm căng thẳng, ngủ tốt hơn. Nếu biết sử dụng đúng cách như cá ngựa ngâm rượu sẽ có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực,…

Tác dụng của cá ngựa đối với nữ giới

Trong cá ngựa có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe phụ nữ như:

  • Protein có trong hãi mã: Hàm lượng protein cao giúp làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể đồng thời kéo dài tuổi thọ, chống lại các tác nhân gây ung thư, giải độc và tái tạo hồng cầu.
  • Peptide: Thành phần này sẽ chống lại vi sinh vật và tăng khả năng tiêu diệt các tế bào ngoại vi.
  • Prostaglandin: Đây là những hợp chất quý giá nhất trong hải mã và có tác dụng kích thích tiết oxytocin – Một loại hormone có vai trò quan trọng đối với hoạt động tình dục ở cả nam và nữ, có tác dụng hỗ trợ điều trị yếu sinh lý.

Những bài thuốc và món ăn có tác dụng chữa bệnh từ cá ngựa

Chữa hen suyễn, thở khò khè

Lấy 5g cá ngựa và 10g đương quy đem rửa sạch, sắc với 200ml nước. Đun đến khi nước sôi thì tiếp tục đun ở lửa nhỏ đến khi nước sắc lại còn 50ml thì ngưng. Sau đó chắt lấy nước uống hết 1 lần.

Hoặc dùng cá ngựa tán thành bột mịn rồi lấy 1 – 2g bột nấu cháo. Cho trẻ ăn cháo mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chữa vô sinh hiếm muộn ở nữ giới

Dùng 1 cặp cá ngựa đem sơ chế sạch, đem phơi nắng hoặc sấy đến khi khô hoàn toàn thì đem tán thành bột mịn, bảo quản trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần uống lấy đúng 1g bột thuốcvà uống cùng với nước đun sôi để nguội. Ngày uống 3 lần, kết hợp với chế độ dinh dưỡng, liệu pháp tâm lý và thăm khám thường xuyên đến khi có tin vui.

Chữa yếu sinh lý, di tinh – Cá ngựa có tác dụng gì?

Lấy 1 cặp cá ngựa, 12g khởi tử, 10g câu kỷ tử, 6g dâm dương hoắc, 6g đại hồ và 1\2 lít rượu trắng. Sau đó cho tất cả các dược liệu vào bình và tiến hành ngâm rượu, ngâm trong khoảng 30 ngày là có thể sử dụng, mỗi ngày dùng khoảng 20 – 30ml.

Chữa sưng thận và viêm thận mãn tính

Lấy một con cá ngựa lớn cho vào chảo nóng, rang đến khi vàng, giòn thì nghiền thành bột mịn. Tiếp đó, lấy một quả bầu dục lợn cắt đôi, bóp với chanh và muối rửa cho thật sạch. Sau đó, cho bột cá ngựa vào bên trong bầu dục của lợn, lấy dây buộc chặt lại chỗ hở, đem hấp cách thủy, ăn hết 1 lần trong ngày, dùng liên tiếp 15 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Chữa liệt dương, sưng hạch, u bướu ở bụng

Lấy 1 cặp cá ngựa và 50g gạo tẻ, đem rửa sạch cá ngựa, chặt nhỏ rồi cho vào nồi nấu như các món cháo thông thường, nên ăn lúc còn nóng.

Cá ngựa hầm gà trông tôm nõn – Cá ngựa có tác dụng gì?

Lấy 10g hải mã khô, 1 con gà trống nhỏ, bỏ hết nội tạng chặt từng miếng vừa ăn, 15g tôm nõn, rượu trắng, hành và gia vị. Đem hải mã và tôm nõn ngâm 10 phút trong nước sôi, sau đó cho cả 3 nguyên liệu vào hầm nhừ, cho thêm hành và gia vị. Món ăn này nếu ăn thường xuyên sẽ giúp tăng cường sinh lý, bổ thận tráng dương tốt cho cả nam và nữ.

Cá ngựa ngâm với gì thì tốt?

Thông thường, để đạt hiệu quả tốt nhất, chúng ta nên ngâm rượu hải mã với một số dược liệu khác như:

  • Hải sâm: Cũng giống như nhân sâm, nó là một loại dược liệu quý có khả năng chữa bệnh tốt trong việc điều trị rối loạn chức năng tình dục ở cả nam và nữ. Bên cạnh đó, dược liệu này có công dụng bổ thận, tráng dương, dưỡng huyết, làm ẩm ruột, nhuận tràng, đặc biệt chữa liệt dương, tiểu đêm, mộng tinh …
  • Hải long: Giúp kích thích tình dục, bổ thận tráng dương, điều trị liệt dương, đau lưng mỏi gối, cổ trướng.
  • Sao biển: Giúp bồi bổ khí huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, cao huyết áp. Dược tính của sao biển có khă năng ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Đây là thực phẩm rất tốt trong phác đồ điều trị ung thư, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Đảng sâm: bồi bổ, tăng cường sức khỏe, chống suy nhược cơ thể, chống mệt mỏi và đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho con người, điều hòa huyết áp,…

Cách ngâm rượu cá ngựa

Lấy 1 cặp cá ngựa tươi mỗi con dài khoảng 11 – 13cm, 2 cặp hải sâm khô, 1 cặp hải long, 3 con sao biển, 19 quả câu kỷ tử khô, 50g đảng sâm, 3 – 5 quả táo khô và 1 lít rượu trắng. Đem tất cả nguyên liệu rửa với rượu trắng, tiếp đó cho tất cả dược liệu đã sơ chế vào bình ngâm, đổ rượu vào và đậy kín nắp. Rượu ngâm bảo quản nơi khô ráo, sau một vài ngày thì lắc bình lên 1 lần để các nguyên liệu thấm đều rượu nhanh hơn. Ngâm trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng được, nhưng rượu ngâm càng lâu càng tốt, mỗi lần uống 30ml, ngày uống 3 lần.

Lưu ý khi dùng hải mã

  • Do hải mã có tính ấm nên những người nóng trong người, thể trạng kém không nên dùng.
  • Người bị cảm, sốt, khô miệng, nóng miệng, viêm xoang mãn tính, viêm mũi không nên dùng.
  • Phụ nữ đang mang thai nếu dùng cá ngựa có thể tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
  • Chỉ nên dùng với liều lượng phù hợp và đừng bao giờ nóng vội mà lạm dụng hoặc sử dụng liên tục trong thời gian quá dài có thể gây các tác dụng phụ. Vì vậy, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng của thuốc.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Rate this post

Viết một bình luận