Cà phê xanh có hương vị và màu sắc ra sao, bạn đã từng nếm thử đồ uống từ cà phê này chưa? Vậy hãy để chuyên mục Mẹo vào bếp của Điện máy XANH bật mí cho bạn những thông tin mới lạ về cà phê xanh là gì? Liệu dùng cà phê xanh giảm cân liệu có thực sự tốt cho sức khỏe hay không nhé!
1. Cà phê xanh là gì?
Cà phê xanh là loại cà phê thô, nguyên hạt, chưa được rang, nên vẫn còn giữ được màu xanh tự nhiên và chứa hàm lượng chất chống oxy hóa đáng kể, nhất là caffeine và axit chlorogenic có lợi cho sức khỏe.
Chính vì chưa được rang, đồ uống từ loại cà phê xanh khá đặc biệt: nước có màu xanh lá cây nhạt và hương vị nhẹ nhàng hơn nhiều, dường như có xu hướng giống với vị của trà thảo mộc hơn là vị cà phê rang mà bạn thường hay sử dụng.
Bạn có thể dùng cà phê xanh ở dạng nguyên hạt, dạng bột hoặc dạng viên tùy theo mục đích sử dụng. Thậm chí chiết xuất từ hạt cà phê xanh được dùng như thực phẩm bổ sung cho sức khỏe, thay vì làm ra các loại đồ uống nóng quen thuộc mỗi ngày.
2. Cà phê xanh giảm cân có tốt không?
Nhờ chứa chất chống oxy hóa axit chlorogenic và hợp chất caffeine nên cà phê xanh được xem là thực phẩm có thể hỗ trợ cho việc giảm cân:
Là một chất bổ sung cho quá trình giảm cân
Tuy cà phê xanh được bán trên thị trường với nhãn mác là có chức năng giảm cân nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh cho tính hiệu quả mà loại cà phê này mang lại. Chẳng hạn, vào năm 2012, vị bác sĩ nổi tiếng người Mỹ và tiến sĩ Oz đã từng chia sẻ về sự kỳ diệu về chiết xuất cà phê xanh có liên quan đến việc giảm cân.
Trong một số nghiên cứu nhỏ được tiến hành trên động vật cho thấy: việc dùng chiết xuất từ hạt cà phê xanh có thể cải thiện tình trạng béo phì bằng cách làm giảm lượng mỡ tích tụ trong cơ thể.
Thế nhưng, nhiều chuyên gia sức khỏe khác đã bác bỏ quan điểm về tác dụng giảm cân hiệu quả mà hạt cà phê xanh mang lại, vẫn cần nhiều bằng chứng hơn trên cơ thể con người.
Giảm bớt nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính
Thực tế cho thấy, axit chlorogenic trong cà phê xanh có khả năng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính như bệnh tim và tiểu đường loại 2.
Như trong một nghiên cứu diễn ra trong 8 tuần, khi cho 50 người mắc hội chứng chuyển hóa (gồm tình trạng huyết áp cao, nồng độ đường trong máu cao, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim) uống 400mg chiết xuất hạt cà phê xanh (đã khử hợp chất caffeine) theo tần suất 2 lần/ngày. Kết quả cho thấy: nhóm người dùng chiết xuất đã cải thiện tình trạng sức khỏe đáng kể như giảm lượng đường trong máu, hạ huyết áp và giảm số đo vòng eo so với nhóm đối chứng.
3. Tác dụng phụ của cà phê xanh
Bên cạnh những tác dụng tốt cho sức khỏe thì cà phê xanh vẫn tồn tại một số tác dụng phụ mà bạn không nên bỏ qua:
Chứa hàm lượng lớn caffeine
Cà phê xanh chưa được rang nên vẫn còn giữ lại một lượng lớn chất caffeine tự nhiên. Thậm chí, thực phẩm bổ sung từ hạt cà phê xanh vẫn chứa khoảng 20 – 50mg caffeine mỗi viên dù cà phê đã được khử caffeine trong quá trình sản xuất.
Việc dùng caffeine với hàm lượng vừa phải sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, như rối loạn giấc ngủ, tăng huyết áp, có cảm giác bồn chồn và lo lắng.
Trung bình mỗi tách cà phê (240ml) cà phê xanh cung cấp khoảng 100mg caffeine, nhưng vẫn còn tùy thuộc vào giống cà phê và phương pháp pha chế.
Ảnh hưởng đến sức khỏe của xương
Việc sử dụng cà phê xanh trong khoảng thời gian dài có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các hệ xương. Bằng chứng cho thấy khi nghiên cứu trên cơ thể động vật, kéo dài 2 tháng, việc dùng mỗi ngày chiết xuất từ hạt cà phê xanh có xu hướng làm giảm hàm lượng canxi đáng kể trong mô xương của chúng.
Lưu ý: Đến nay vẫn chưa có một khuyến nghị rõ ràng nào về việc sử dụng cà phê xanh sao cho không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng liều lượng tối đa 400mg chiết xuất cà phê xanh 2 lần/ngày sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn sẽ biết thêm thông tin thú vị về cà phê xanh là gì? Dùng cà phê xanh giảm cân có tốt không rồi nhé!
*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ Healthline
Biên tập bởi Nguyễn Loan Minh Trang • Đăng 26/01/2021