Cá ranchu bỏ ăn, lười ăn : nguyên nhân và giải pháp
Ngày 16 Tháng 11, 2018
Cá ranchu có sức đề kháng tốt, nhưng đôi khi vẫn mắc phải một số bệnh đường ruột và bệnh ngoài da trong đó có chứng lười ăn, bỏ ăn. Đối với cá Ranchu bỏ ăn là một loại bệnh rất nguy hiểm, thậm chí còn nguy hiểm và khó chữa hơn bệnh nấm trắng và một số bệnh ngoài da khác.
Là một người chơi cá, yêu cá trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc cá, nếu thấy chúng có bất cứ những dấu hiệu bất thường nào cũng làm người nuôi trở nên lo lắng, buồn phiền và trăn trở tìm cách chữa bệnh cho chúng. Cá ranchu có sức đề kháng tốt, nhưng đôi khi vẫn mắc phải một số bệnh đường ruột và bệnh ngoài da trong đó có chứng lười ăn, bỏ ăn. Đối với cá Ranchu bỏ ăn là một loại bệnh rất nguy hiểm, thậm chí còn nguy hiểm và khó chữa hơn bệnh nấm trắng và một số bệnh ngoài da khác. Vậy nguyên nhân cá ranchu bỏ ăn là gì và giải pháp khắc phục tình trạng này ra sao? Câu trả lời sẽ có trong bài chia sẻ dưới đây:
Nguyên nhân cá ranchu bỏ ăn.
Thông thường với mỗi con cá ran chu, lượng thức ăn hằng ngày chỉ nên ăn từ 3- 5 viên cám ngày ăn 1-2 lần vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều. Với những con ranchu nhỏ và đang trưởng thành có thể ăn nhiều hơn 2-3 lần/ ngày. Nên cho cá ăn vào thời gian cố định trong ngày và tạo cho chúng thói quen ăn uống “ lành mạnh” với lượng thức ăn vừa đủ.
Hotline : 0934 90.96.98 – 0933. 789.888
Những nguyên nhân sau đây đều khiến cá gặp phải những vấn đề về đường tiêu hóa và dẫn đến tình trạng cá ranchu bỏ ăn, lười ăn:
Cho cá ăn quá nhiều. Với những con cá ham ăn, thấy cá đớp lia lịa bạn sẽ tưởng rằng chúng đang rất đói nên cho ăn nhiều hơn bình thường với lượng thức ăn nhiều, cá phàm ăn sẽ ăn quá nhiều dẫn tới tình trạng đầy bụng, chán ăn trong nhiều ngày.
Quên cho cá ăn: Trái với việc cho ăn quá nhiều, có những trường hợp vì bận công việc, đi công tác xa nên sao nhãng việc cho cá ăn, quên cho cá ăn trong nhiều ngày. Với những con cá được nuôi trong hồ cá thủy sinh rộng ngoài trời có thể tự kiếm thức ăn từ các sinh vật trong nước. Nhưng những chú cá nuôi ở bể bơi mini trong nhà phụ thuộc chủ yếu vào thức ăn được cho. Nếu không đủ thức ăn, chỉ sau 5-6 ngày cá sẽ không thể cầm cự được thêm nữa.
Hotline : 0934 90.96.98 – 0933. 789.888
Nguyên nhân nhiễm nấm, bệnh: Ngoài thói quen ăn uống, thức ăn không phù hợp khi cá ranchu bỏ ăn bạn cũng có thể nghĩ tới những nguyên nhân cá bị bệnh đường ruột, nhiễm nấm đường ruột hoặc nhiễm khuẩn có hại.
Cá ranchu bỏ ăn cũng có thể xảy ra do nguyên nhân thay đổi đột ngột thói quen (giờ cho ăn) của cá.
Dấu hiệu nhận biết bệnh cá ranchu bỏ ăn, lười ăn
Hotline : 0934 90.96.98 – 0933. 789.888
Khi quan sát bằng mắt thường bạn sẽ nhận thấy cá có một số dấu hiệu sau đây:
Cá ăn rất ít, đôi khi không ăn hoặc có thể nuốt thức ăn vào trong miệng sau đó lại nhả ra ngay.
Cá ranchu đi vệ sinh ít, đi phân trắng, táo bón,…
Mắt cá ranchu trở lên lờ đờ dễ nhận thấy. Bỏ ăn thường đi kèm với việc bơi lội chậm chạp, lười bơi, cá thường nằm ở đáy bể và tách xa những con cá khác. Giai đoạn nặng hơn cá bắt đầu nổi trên mặt ngáp ôxy và bơi ngửa bụng.
Cách chăm sóc và chữa bệnh cá ranchu bỏ ăn
Hotline : 0934 90.96.98 – 0933. 789.888
Cá ranchu bỏ ăn, lười ăn là chứng bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào của cá từ cá nhỏ, cá trưởng thành, cá sinh sản, cá đực hay cá mái,….Bệnh cũng có thể bị đi bị lại mà không thể chữa khỏi hoàn toàn. Muốn chữa được bệnh cho cá cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị cho sung tránh trường hợp chữa sai bệnh sẽ bị biến chứng, bị đi bị lại và lâu khỏi.
Cách phòng chứng bệnh cá ranchu bỏ ăn, lười ăn:
Đảm bảo nguồn nước sạch với độ PH thích hợp cho cá. Giữ gìn vệ sinh và thường xuyên khử trùng bể ( hồ) nuôi, khi thay nước nên thay ½- ⅔ bể 1 lần, tránh tình trạng cấp thay nước đột ngột khiến cá khó thích nghi.
Bổ sung thêm các cây thủy sinh giúp tạo oxy, giữ cho môi trường nước trong lành, giàu sinh khí
Cung cấp chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cá: chất thô, protein, chất xơ,…để giúp cá khỏe mạnh có sức đề kháng tự nhiên tốt.
Cho cá ăn đúng loại thức ăn, đảm bảo làm sạch và khử trùng nguồn thức ăn tươi trước khi đưa vào bể cá. Hạn chế tối đa các loại thức ăn ôi thiu, cũ hỏng, thức ăn lạ, thức ăn nặng mùi,…. Luôn cho cá ăn đúng giờ với lượng thức ăn vừa đủ : Trung bình 3-5 viên/lần/con, số lần cho ăn 1-2 lần, ngày. Các thức ăn bổ sung khác cũng cần cân nhắc cho cá ăn với lượng vừa đủ.
Xem thêm : Những điều cần biết về thức ăn cá Ranchu
Lưu ý khi di chuyển cá tới các bể khác, hoặc thả cá lạ từ nơi khác đến cần đảm bảo cá khỏe mạnh không lẫn những chú cá đang bị bệnh sẽ dễ lây bệnh chéo.
Thường xuyên chăm sóc, quan sát cá để phát hiện bệnh sớm và có cách khắc phục kịp thời.
Hotline : 0934 90.96.98 – 0933. 789.888
Khi vẫn đảm bảo tốt các điều kiện trên mà cá vẫn bị bệnh bạn có thể chữa cho cá bằng một số thuốc kháng sinh và thuốc sát trùng đặc trị bệnh mua tại các cửa hàng. Hoặc đơn giản hơn hãy liên hệ đơn vị cung cấp cá giống, người thân bạn bè và những người chơi cá chuyên nghiệp để nhận được sự tư vấn kịp thời.
Hoặc có thể liên hệ với chúng tôi S&C Pet shop theo số điện thoại Hotline : 0934 90.96.98 – 0933. 789.888, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết cách trị bệnh và chăm sóc cho cá tốt nhất.
Vì sao bạn nên chọn S&C Pet Shop?
Bảng báo giá các loại thú cưng tại S&C Pet Shop
S&C Pet Shop cung cấp những giống vật nuôi, được tuyển chọn khắt khe qua nhiều vòng kiểm định.
S&C Pet Shop sở hữu đa dạng các loại vật nuôi, phù hợp với sở thích của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như: chó, mèo, cá cảnh,chim cảnh,…
S&C Pet Shop chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết nuôi và chăm sóc các loại thú cưng, vật nuôi trong nhà, hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng trong việc chọn lựa, chăm sóc và nuôi dưỡng thú cưng.
S&C Pet Shop – Thiên Đường Thú Cưng
Địa chỉ: 379 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM
Hotline : 0934 90.96.98 – 0933. 789.888