Ca sĩ Hương Tràm tự bóc da tay đến rỉ máu, cảnh báo nguy cơ bệnh gì?

 Nữ ca sĩ “Em gái mưa” đăng tải hình ảnh bàn tay bong tróc da ở nhiều ngón, nhất là ngón cái và lòng bàn tay với dòng trạng thái: “Làm sao ngưng việc này lại hả Tràm”.

Mới đây, trên trang cá nhân của mình, 

ca sĩ Hương Tràm 

đã chia sẻ hình ảnh đôi bàn tay bong tróc da ở nhiều ngón, nhất là ngón cái và lòng bàn tay, tạo thành hai mảng màu khác nhau.

Cùng đó, nữ ca sĩ “Em gái mưa” cũng đăng tải dòng trạng thái: “Làm sao ngưng việc này lại hả Tràm”.


Bàn tay nhiều mảng màu khác nhau của Hương Tràm khiến người hâm mộ lo lắng. Ảnh chụp màn hình facebook nhân vật

Bàn tay nhiều mảng màu khác nhau của Hương Tràm khiến người hâm mộ lo lắng. Ảnh chụp màn hình facebook nhân vật

Ngay lập tức, tâm sự này của cô gái gốc Nghệ An thu hút sự chú ý của dân mạng và những người hâm mộ, yêu mến nữ ca sĩ nhiều bản hit. Nhiều bình luận chia sẻ và khuyên Hương Tràm nên bớt căng thẳng, suy nghĩ, áp lực…

Đại diện nữ ca sĩ cho biết thời gian gần đây cô liên tục rơi vào trạng thái stress, căng thẳng đến mất ngủ. Mỗi lần như vậy, Hương Tràm đều tự mình bóc tay đến mức có lúc rỉ máu. Ê-kíp của cô đã cảnh báo nhưng tình trạng này liên tục lặp lại.


Nhiều người lo lắng khi tình trạng này liên tục tái diễn, thậm chí mỗi lúc một nặng hơn. Nguyên nhân được cho là do Hương Tràm căng thẳng, mất ngủ kéo dài.

Nhiều người lo lắng khi tình trạng này liên tục tái diễn, thậm chí mỗi lúc một nặng hơn. Nguyên nhân được cho là do Hương Tràm căng thẳng, mất ngủ kéo dài.

Một bác sĩ chuyên ngành tâm thần học cho biết, việc tự cào tay, bóc da tay có thể là một trong những biểu hiện của hội chứng tự ngược đãi bản thân

Theo các bác sĩ tại Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), tự ngược đãi bản thân là hình thức tự làm “đau” về cả thể chất hoặc tinh thần với mục đích loại trừ bản thân hay loại trừ những bất toại…

Tại viện này đã từng tiếp nhận và điều trị cho những bệnh nhân trẻ tuổi, vì bố mẹ tịch thu điện thoại do con nghiện chơi game, bỏ bê việc học nên em đã tự làm đau mình, nhổ tóc “trọc” cả mảng đầu. Đáng nói, khi nhổ tóc, bệnh nhi không đau mà còn cảm thấy thích thú, thoải mái.

Hoặc có những bệnh nhân vì mệt mỏi, căng thẳng không lối thoát nên tự dùng dao lam (dao tem) cào rách tay ứa máu tới hàng chục nhát. Tương tự, bệnh nhân này cũng thấy nhẹ nhàng sau khi rạch tay.

TS Dương Minh Tâm – Trưởng phòng điều trị stress, Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, dấu hiệu nhận biết bệnh nhân mắc triệu chứng tự ngược đãi bản thân như: Bệnh nhân có hành vi tự gây tổn hại, hay gặp nhất là hình thức cắt tay, cắt cổ tay với những nhát sắc, nông đủ gây rỉ máu nhưng không gây tổn hại đến tính mạng.

Bệnh nhân có thể cắt ở nhiều vị trí khác, lao đầu vào tường, tự đánh, tát, nhổ tóc, cấu rách da hoặc nhịn ăn. Bệnh nhân cũng có thể tự ngược đãi về tinh thần đưa mình vào nhiều hoàn cảnh cấm đoán, để chịu khổ sở.

Quan trọng là sau mỗi lần làm tổn hại bản thân bệnh nhân thấy tâm trạng thoải mái hơn. Đây là điểm khác biệt cơ bản, chính vì thế nên bệnh nhân có xu thế tái diễn hành động để giải phóng sự ức chế” – BS Tâm cho hay.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng thường có cảm giác buồn, chán nản, nhưng không đủ gây ra trầm cảm

. Bệnh nhân thấy mệt mỏi, dễ cáu giận, rối loạn giấc ngủ, cảm xúc ức chế hầu như chiếm hết thời gian của bệnh. Đôi khi có thể kèm trạng thái lo âu, rối loạn phân ly.

“Với các bệnh nhân trầm cảm cũng có những biểu hiện này, nhưng với bệnh nhân tự ngược đãi bản thân, sau khi được thoả mãn các cảm xúc thì triệu chứng này giảm nhanh” – TS Tâm nói.

 Vị thành niên là đối tượng thường gặp hội chứng này

TS Tâm cho biết, hiện nay, trẻ vị thành niên là đối tượng hay gặp nhất vì nhà trường chủ yếu giáo dục tri thức và vẫn nặng về kỷ luật. Ở nhà thì cha mẹ dùng quyền uy gây sức ép, áp lực để uốn nắn con theo ý mình.

Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới sở thích, đam mê hoặc lối sống của trẻ vị thành niên với những suy nghĩ có phần lệch lạc, bi quan, bế tắc. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng/ bệnh tự ngược đãi bản thân ở tuổi teen.

Đáng ra người bệnh khi gặp vấn đề căng thẳng thì phải chia sẻ và tìm kiếm sự trợ giúp của người khác, nhưng thay vì làm như vậy người bệnh lại tìm cách loại bỏ bản thân vì không muốn người xung quanh biết. Hoặc ngược lại, họ làm vậy để gây sự chú ý của người khác.

Khi phát hiện ra một người tự thương cần đưa họ đến khám và điều trị tại 

bác sĩ tâm thần 

Các vết thương của bệnh nhân sẽ được khám và điều trị phối hợp bởi bác sĩ chuyên khoa phù hợp. Cần tìm ra nguyên nhân gây ra tự thương để điều trị triệt để, không để tái diễn hành vi tự hủy hoại.

Các thuốc chống trầm cảm và giải lo âu hay được sử dụng nếu bệnh nhân có các triệu chứng căng thẳng, chán nản, tự ti, cô đơn, đầu óc trống rỗng.

Nguồn: http://giadinh.net.vn

Rate this post

Viết một bình luận