Cà tím có tác dụng gì? Vì sao không nên ăn sống cà tím?

Nhiều người cho rằng cà tím chỉ có thể dùng làm thức ăn, tuy nhiên, đây còn là loại quả có công dụng làm đẹp rất bất ngờ.

Làm đẹp với cà tím - cà tím có tác dụng gìLàm đẹp với cà tím - cà tím có tác dụng gì

Cà tím giúp nhuần da, làm mờ nám đen

Đây là công dụng được rất nhiều chị em phụ nữ chú ý. Cách làm đơn giản như sau:

  • Lấy một trái cà tím, rửa sạch rồi cắt thành từng lát (cắt lát ngang).
  • Lấy lát cà tím đắp lên vùng da bị nám rồi cầm từng miếng chà nhẹ lên da, khi thấy miếng cà khô nước thì đổi bề và lấy thêm miếng khác tiếp tục chà nhẹ cho đến khi da chỗ ấy hơi nóng lên.

Cà tím thái lát có tác dụng gìCà tím thái lát có tác dụng gì

Với phương pháp này, mỗi ngày bạn thực hiện một lần là được (sau đó cách 1 ngày thì thực hiện một lần, tức mỗi tuần thực hiện 3 lần).

Cà tím giúp nhuận tóc

Cà tím còn được biết đến với công dụng dưỡng tóc từ bên trong và cách dùng cũng rất đơn giản, đó là làm món cà tím xào để ăn với cơm. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị 400 g cà tím tươi, 20 g nước tương, 10 g giấm lâu năm (nếu không có thì dùng giấm thường cũng được), 20 g tỏi (băm nát), 20 g dầu mè, 3 g củ gừng tươi (thái sợi, băm nhuyễn), 2 g bột ngọt, 10 g đường và 25 g tương mè.
  • Lấy cà tím xắt nhỏ thành từng miếng (không cần gọt vỏ), sau đó đập giập tỏi, băm nát gừng và cùng cho vào chảo dầu mè, phi cho thơm.
  • Cho cà tím vào chảo rồi cho thêm các gia vị còn lại vào, tắt bếp, đổ ra dĩa và thưởng thức.

Cà tím xào gừngCà tím xào gừng

Cà tím có chứa các chất dinh dưỡng gì và ăn cà tím có tác dụng gì?

Cà tím là loại thực phẩm giàu chất đạm và Can xi, vì thế, nó có tác dụng làm tan ứ đọng và làm giảm sự hình thành các vết đồi mồi trên da.

Không chỉ thế, cà tím còn chứa nhiều loại vitamin, trong đó có vitamin E và vitamin C giúp chống lão hóa, phòng ngừa xuất huyết. Vì thế, ăn cà tím với lượng vừa phải sẽ giúp giảm mỡ máu và làm chậm lão hóa.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể kể đến các công dụng khác của cà tím như:

  • Tăng sức đề kháng cho cơ thể nhờ chứa nhiều khoáng chất như Zn, Na, Fe, K, Ca, Mg…
  • Giúp hoạt huyết, dễ tiêu.
  • Giúp hỗ trợ, thúc đẩy cơ thể thải bỏ kim loại nặng dư thừa (cụ thể là chất Sắt).
  • Giúp những người đang cai thuốc lá bớt cảm giác thèm thuốc.

Lưu ý: chế biến chín, không được ăn sống (vì sẽ dễ gây ngộ độc).

Cà tím trong Đông y có tác dụng gì?

Quả: Theo công trình Từ điển cây thuốc Việt Nam (tập 1, bộ mới) thì cà tím có vị ngọt, tính mát và được biết đến với nhiều công dụng như: thanh nhiệt, giảm đàm, giảm ho, tiêu thũng, tan kết, giúp máu huyết lưu thông (hoạt huyết), nhuận tràng và lợi tiểu.

Ở Ấn Độ, dân gian thường dùng cà tím chế biến các thành món ăn hỗ trợ cho người táo bón, đại tiện ra máu, thiếu máu, giảm niệu, tràng nhạc và những người tim hay bị kích thích.

Cây: Ngoài quả thì cây cà tím cũng được dùng làm thuốc, chẳng hạn như:

  • Điều trị lị ra máu, tiểu buốt ra máu và loét ruột chảy máu: lấy rễ và toàn cây cà tím phơi khô rồi lấy 40 g sắc uống trong ngày.
  • Điều trị trĩ ra máu và miệng lở có nấm: lấy hoa cà tím đốt thành tro rồi tán nhỏ, mỗi lần dùng thì lấy 8 g hòa với nước cơm rồi uống, sau đó lấy thêm một ít bột than đó bôi vào chỗ bị lở trên miệng.

Khi ăn cà tím cần lưu ý gì?

  • Không được ăn sống cà tím vì nó có chứa chất solanin gây hại cho cơ thể (bạn có thể xào, nướng, nhúng lẩu… đều được).
  • Những người nên ăn: người máu xấu, người già lớn tuổi, người bị bệnh cao huyết áp, đáy mắt xuất huyết, tiểu đường, ung thư, viêm gan, tim mạch, xơ hóa động mạch, động kinh, khạc ra máu, … nên ăn cà tím.
  • Những người không nên ăn: Người bị bệnh thận, đau nhức mình mẩy, cơ thể hư nhược, yếu bệnh, tiêu chảy, tỳ vị hư hàn… thì không nên ăn (vì cà tím là thực phẩm rất hàn, rất Âm).
  • Lựa chọn: Không nên ăn nhiều những trái cà tím già vì nó chứa nhiều solanin gây hại cho sức khỏe.
  • Liều lượng hàng ngày: Mỗi ngày, mỗi người ăn khoảng 250 g cà tím (đã qua chế biến) là được.

Tư liệu tổng hợp

  1. Có nên ăn sống cà tím không? Khi nào ăn cà tím sẽ gây nhức mỏi?, https://caythuoc.org/co-nen-an-ca-tim-khong.html
  2. Thiên Kim, Những phương thuốc làm đẹp từ rau củ quả.
  3. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam (tập 1, bộ mới).

 

Rate this post

Viết một bình luận