Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc nam trị tiểu đường tại nhà
Một số loại cây thuốc nam trị tiểu đường có thể kể đến như lá dứa, mạch môn, sầu đâu, khổ qua rừng,…Do là thảo dược thiên nhiên nên khả năng gây tác dụng phụ thấp hơn so với việc sử dụng thuốc tân dược. Vì thế, hiện nay nhiều người bệnh tiểu đường đã tìm đến và lựa chọn sử dụng phương pháp dân gian này để điều trị tại nhà.
Các cây thuốc nam trị tiểu đường tốt kèm theo cách dùng
Hiên nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể lựa chọn sử dụng các thảo dược có sẵn trong thiên nhiên để cải thiện tình trạng sức khỏe ngay tại nhà. Đây được xem là phương pháp dân gian hữu hiệu, giúp người bệnh tránh được một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc tân dược. Dưới đây là một số cây thuốc nam trị tiểu đường được nhiều người sử dụng:
1. Trị tiểu đường bằng lá dứa
Lá dứa là loại cây có màu xanh và mùi thơm dễ chịu. Không chỉ là nguyên liệu trong nhiều món ăn, thức uống, lá dứa còn mang nhiều giá trị tốt đối với sức khỏe. Trong lá dứa có chứa chất bromelain, cùng với chất chống oxy hóa có tác dụng tốt đối với người mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, antidiuretic là hoạt chất được tìm thấy trong lá dứa. Hoạt chất này có công dụng điều trị tiểu đường hiệu quả, giúp người bệnh ổn định lượng đường huyết trong cơ thể. Người bệnh sử dụng lá dứa để điều trị còn phòng tránh được nguy cơ biến chứng tim mạch nguy hiểm. Có hai cách sử dụng lá dứa trị tiểu đường như sau:
Cách làm thứ 1:
-
Sử dụng khoảng 1 nắm lá dứa, rửa sạch sau đó để ráo nước.
-
Lấy khoảng 10 lá cắt nhỏ và đun với 2,5 lít nước lọc. Đến khi nước sôi và vơi còn khoảng 2 lít thì tắt bếp.
-
Chia đều nước thuốc thành nhiều phần, uống trong ngày. Lưu ý uống trước bữa ăn khoảng 20 phút.
-
Áp dụng trong thời gian dài để cảm nhận được kết quả.
Cách làm thứ 2:
-
Sử dụng một lượng lá dứa như cách làm thứ 1, tuy nhiên cách này không cắt nhỏ.
-
Bạn cho toàn bộ lá vào trong một cái này, đổ nước ngậm hơn 1 gang tay.
-
Đun nước sao cho dung dịch chuyển thành màu xanh thì tắt lửa.
-
Chia đều và uống thay nước hàng ngày. Kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2. Mạch môn trị tiểu đường
Cây mạch môn được tìm thấy phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Ngoài công dụng làm cảnh nó còn được tận dụng để trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được tác dụng này của cây mạch môn.
Sở dĩ nó được sử dụng là vì loại cây này có tính hàn, vị ngọt và hơi đắng nhẹ. Mang lại hiệu quả giảm nồng độ cholesterol trong máu. Ngoài ra, mạch môn còn có khả năng hỗ trợ quá trình cải thiện chức năng của tuyến tụy và tăng cường lưu thông máu. Đặc biệt, nó còn có công dụng làm hạ đường huyết, kháng viêm, giúp người bệnh ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tiểu đường.
Cách sử dụng:
-
Sử dụng khoảng 6 – 12 gram củ mạch môn, đem rửa sạch.
-
Sau đó cho nguyên liệu vào nồi, nấu chung với nước vừa đủ.
-
Sắc lấy nước uống mỗi ngày 2 – 3 lần.
-
Kiên trì một thời gian để thu được kết quả như mong đợi.
3. Dây thìa canh trị tiểu đường
Dân gian truyền tai nhau công dụng trị tiểu đường của dây thìa canh. Cho đến hiện nay, loài cây này vẫn được xem là loại thuốc nam trị tiểu đường hữu hiệu nhất. Hầu như trong thành phần của nhiều bài thuốc, thực phẩm hỗ trợ điều trị chứng bệnh này, đây là thành phần xuất hiện khá phổ biến.
Sở dĩ nó được tận dụng nhiều như thế là vì trong loại cây này có chứa axit gymnemic. Hoạt chất này đảm nhận vai trò chuyển hóa đường trong tuyến tụy. Ngoài ra, axit gymnemic còn có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh insulin tự nhiên, hạn chế việc ruột hấp thu đường dư thừa.
Không những thế, dây thìa canh còn mang lại công dụng kháng viêm, chống khuẩn, và giúp người bệnh ổn định lượng đường huyết. Vì thế, sử dụng dây thìa canh trị tiểu đường cũng là một sự lựa chọn hiệu quả. Dành cho đối tượng bệnh nhân mắc tiểu đường cả tuýp 1 lẫn tuýp 2.
Cách sử dụng:
-
Sử dụng dây thìa canh tươi, rửa sạch. Sau đó để cho ráo nước.
-
Phơi hoặc sấy khô dây thìa canh, nghiền thành bột càng mịn càng tốt.
-
Mỗi lần sử dụng, nấu 10g thìa canh với khoảng 2 lít nước lọc.
-
Lấy nước uống mỗi ngày, trước bữa ăn từ 30 phút – 1 giờ đồng hồ.
Lưu ý: Sử dụng dây thìa canh với số lượng nhiều có thể khiến cơ thể bị chóng mặt, buồn nôn, nôn, hạ đường huyết vượt mức cho phép,…Chính vì thế, người bệnh cần tránh lạm dụng và chỉ sử dụng theo đúng liều lượng được khuyến cáo.
4. Sầu đâu cải thiện bệnh tiểu đường
Lá sầu đâu trị bệnh tiểu đường là mẹo dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Sầu đâu hay còn được gọi là lá neem được sử dụng trong việc chữa trị một số bệnh ngoài da, xương khớp,…Ngoài ra, loại lá này còn có công dụng ổn định đường huyết cho người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Trong loại lá này có chứa nhiều hợp chất tốt giúp kìm hãm quá trình hấp thu đường cho người bệnh sau mỗi bữa ăn. Cơ chế hoạt động gây ức chế sự phân cắt tinh bột thành đường của các men vi sinh. Nhờ vào công dụng vượt trội này mà người bệnh kiểm soát được đường huyết, hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao sau khi ăn.
Không những thế, các hoạt chất có trong lá sầu đâu còn hỗ trợ tuyến tụy tăng sinh insulin, cải thiện độ nhạy cảm của chúng đối với các tế bào. Chất chống oxy hóa của lá sầu đâu giúp kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả giúp mạch máu và tế bào được bảo vệ an toàn. Người bệnh giảm được nguy cơ xơ vữa động mạch do tiểu đường.
Cách sử dụng:
-
Dùng 5g – 10g lá sầu đâu tươi, rửa sạch sau đó phơi héo trong bóng râm.
-
Nấu cùng với nước, uống mỗi ngày.
-
Do có vị hơi đắng nên người bệnh cố gắng và kiên trì sử dụng để thấy được hiệu quả tốt nhất.
5. Khổ qua rừng trị bệnh tiểu đường
Khổ qua rừng cũng là một loại thuốc nam có công dụng trị tiểu đường được nhiều người quan tâm. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khổ qua thường cũng có công dụng tương tự như khổ qua rừng. Tuy nhiên, do mọc tự nhiên nên dược tính mà khổ qua rừng mang lại sẽ cao hơn so với khổ qua thông thường.
Cụ thể, chất glucose có trong khổ qua rừng có tác dụng chống oxy hóa. Nhờ đó mà quá trình hấp thụ đường được kiểm soát, đồng thời hoạt tính của các men có nhiệm vụ tổng hợp glucose cũng bị ức chế. Ngoài ra, trong loại quả này còn chứa chất tương tự như insulin trong cơ thể người. Bổ sung khổ qua rừng cũng là cách giúp người bệnh tăng sinh insulin, kìm hãm sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Cách sử dụng:
-
Sử dụng khổ qua rừng để ăn sống như rau xanh.
-
Sử dụng khổ qua rừng chế biến món ăn.
-
Phơi khô dây, lá, quả khổ qua rừng. Sau đó hãm với nước uống như trà hàng ngày.
6. Trị bệnh tiểu đường bằng húng quế
Húng quế ngoài công dụng chế biến món ăn, nó còn là một vị thuốc nam được dân gian sử dụng rộng rãi. Nó chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Người ta chỉ ra rằng, trong lá và thân cây húng quế có thể tìm được 50 hợp chất có công dụng kháng khuẩn. Nhờ đó, khi ăn loại rau này sẽ phòng ngừa được một số bệnh phát sinh từ thực phẩm.
Không những thế, húng quế còn cung cấp cho cơ thể người các dưỡng chất cần thiết như sắt, canxi, kali cùng với vitamin C, K. Đặc biệt, người bệnh tiểu đường khi sử dụng loại cây này sẽ kiểm soát được lượng đường huyết được tốt hơn. Trong tinh dầu húng quế có chứa eugenol, cản trở quá trình sưng tấy cho người bệnh, giảm đau nhức xương khớp đối với bệnh nhân cao tuổi.
Cách sử dụng:
-
Tương tự như khổ qua rừng, bởi vì là loại rau tự nhiên nên bạn có thể sử dụng để ăn kèm với bữa cơm hàng ngày.
-
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể rửa sạch, sau đó luộc chín húng quế để qua đêm. Sáng hôm sau ăn trước khi dùng bữa sáng. Đây là cách hữu hiệu giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 giảm đường huyết về mức ổn định.
7. Lá sen trị bệnh tiểu đường
Lá sen được người bệnh tiểu đường sử dụng để ổn định đường huyết, đồng thời ngăn ngừa một số biến chứng của căn bệnh này. Theo y học cổ truyền, lá sen có vị đắng, tính mát, giúp an thần tốt, thanh thử và chỉ huyết,…
Y học hiện đại chỉ ra rằng, trong lá sen có chứa flavonoid với công dụng chính giúp người bệnh kiểm soát được cholesterol và triglycerid an toàn. Quá trình tích mỡ bị ức chế, đồng thời làm chậm quá trình hấp thụ chất béo, giúp người bệnh tiểu đường không tăng cân quá mức, dẫn đến biến chứng về thần kinh, tim mạch hoặc tai biến,…
Tuyến tụy được kích thích tăng cường sản sinh insulin nhờ vào các hoạt chất polyphenol, flavonoid, tinh dầu có trong lá sen. Chính nhờ những ưu điểm này mà bệnh nhân tiểu đường có thể phục hồi được một số hoạt động tự nhiên trong “bộ máy” vận hành của cơ thể.
Cách sử dụng:
-
Sử dụng lá sen tươi hoặc khô đều được, sau đó đem hãm với nước như pha trà.
-
Uống hàng ngày, đều đặn để có tác dụng hiệu quả nhất.
-
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp lá sen 60g cùng với 100g bí đao, 30g củ mài để sắc nấu nước uống. Mỗi ngày 1 – 2 lần giúp ổn định lượng đường huyết.
Lưu ý: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà lựa chọn cách sử dụng phù hợp. Trong quá trình đun nấu bằng nhiệt độ cao, flavonoids có thể bị mất đi.
8. Trị tiểu đường với lá ổi
Lá ổi có công dụng ức chế hoạt động chuyển hóa thức ăn thành đường glucose của enzyme alpha glucosidase. Nhờ đó mà đường huyết của người bệnh được ổn định tốt hơn. Ngoài ra, trong loại lá cây này còn có chất chống oxy hóa như vitamin A và C. Đồng thời, hàm lượng chất xơ, canxi, vitamin B2, E, K,… trong lá ổi có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường an toàn.
Cách sử dụng:
-
Hái khoảng 100g lá ổi non nấu nước uống hàng ngày.
-
Nếu không tìm được lá non, bạn có thể sử dụng lá ổi loại già hơn nhưng giảm hàm lượng xuống còn khoảng 30g và sắc nước dùng thay cho trà.
-
Kiên trì áp dụng hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh cách sử dụng cơ bản trên đây, người bệnh có thể kết hợp lá ổi cùng với một vài nguyên liệu khác. Đơn cử là dây thìa canh. Hai loại thảo dược này đều có công dụng trị tiểu đường hiệu quả. Người bệnh chỉ cần sử dụng mỗi loại khoảng 15g, sau đó sắc lấy nước uống mỗi ngày.
9. Giảo cổ lam trị tiểu đường
Giảo cổ lam là cây thuốc nam có nhiều công dụng, trong đó từ xa xưa nhiều người đã sử dụng nó để trị bệnh tiểu đường. Loài cây này cũng được nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có chứa chất saponin tương tự như nhân sâm. Công dụng chính là ổn định huyết áp, ngăn ngừa tình trạng tai biến mạch máu não, kích thích giấc ngủ, giảm căng thẳng,…
Giảo cổ lam được sử dụng cho người bệnh tiểu đường là vì nó có chứa hoạt chất có tên phanosid. Người bệnh tiểu đường khi sử dụng sẽ ổn định được lượng đường huyết, đặc biệt là tránh được các biến chứng do tiểu đường tuýp 2 gây ra. Ngoài ra, dược tính mà giảo cổ lam đem đến còn hỗ trợ cơ thể tăng sinh insulin.
Cách sử dụng:
-
Kết hợp 40g giảo cổ lam cùng với 20g cỏ ngọt.
-
Đem hai nguyên liệu rửa sạch rồi phơi khô.
-
Chia bài thuốc thành 2 – 3 phần, khi sử dụng lấy một phần pha với nước sôi như hãm trà thông thường, uống mỗi ngày.
-
Người bệnh không nên đun thuốc trên bếp lửa, có thể khiến dược tính mất đi tác dụng và giảm mùi vị.
10. Trị tiểu đường bằng bồ công anh
Bồ công anh cũng là một loại thuốc nam trị tiểu đường mà người bệnh không nên bỏ qua. Trong loại cây này, hàm lượng chất sắt, canxi và chất chống oxy hóa rất dồi dào. Bên cạnh đó, bồ công anh còn có công dụng kháng viêm, tiêu độc giúp người bệnh tiêu hóa tốt hơn.
Uống trà từ bồ công anh người mắc chứng tiểu đường sẽ kiểm soát được quá trình tổng hợp glucose trong máu. Nhờ đó mà người bệnh ổn định được đường huyết, tránh được các biến chứng do căn bệnh này gây ra.
Cách sử dụng:
-
Sử dụng khoảng 30g lá bồ công anh tươi hoặc 10g – 15g lá bồ công anh khô.
-
Sắc lấy nước uống hàng ngày.
-
Người bệnh cũng có thể kết hợp thêm với các nguyên liệu khác.
-
Kiên trì thực hiện để thu được kết quả tốt nhất.
Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc nam trị tiểu đường tại nhà
Các cây thuốc nam trị tiểu đường kể trên sẽ phát huy được công dụng tốt nhất nếu người bệnh lưu ý thêm một vài vấn đề sau đây:
-
Vì là thảo dược thiên nhiên nên thời gian phát huy hiệu quả sẽ chậm hơn so với các biện pháp điều trị khác. Ngoài ra, tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.
-
Đây là những phương pháp dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa biến chứng đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Chúng không thể thay thế hoàn toàn được thuốc chữa bệnh. Vì thế, người bệnh cần lưu ý và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
-
Không tự ý kết hợp với các loại thuốc tây y, tránh tình trạng phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.
-
Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý. Không nên ăn thức ăn nhiều tinh bột, đường, dầu mỡ,…thay vào đó nên lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe.
-
Duy trì thói quen tốt, luyện tập thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
-
Kết hợp thăm khám y tế để được các bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Các loại cây thuốc nam trị tiểu đường có thể tìm thấy quanh nhà, do đó người bệnh cũng tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong quá trình trị bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.