Ngày nay, nhờ sự hỗ trợ từ các máy móc tiên tiến trong xây dựng như: đầm bàn, đầm cóc, pa lăng, máy trộn bê tông, máy cắt bê tông…mà các công trình xây dựng được hoàn thiện một cách nhanh chóng và đơn giản hơn. Bên cạnh các loại máy móc kể trên, thì có một loại máy cũng không thể thiếu đó chính là máy trộn bê tông. Kể từ khi ra đời cho đến nay, máy trộn bê tông không ngừng được cải tiến hoàn thiện, không chỉ giúp tiết kiệm thòi gian, công sức mà còn mang lại những khối bê tông chất lượng hơn.
Vậy hiện nay có các loại máy trộn bê tông nào? Cách phân loại chúng ra sao? Chúng tôi sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi đó qua bài viết này.
Các Loại Máy Trộn Bê Tông
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại máy trộn bê tông với dung tích và cách thức vận hành riêng dự vào đó mà nhà sản xuất máy trộn bê tông phân loại chúng theo các phương pháp trộn, chế độ làm việc, phương pháp đổ bê tông hay cả hình dáng bên ngoài.
Phần này mình sẽ chỉ ra tất tần tật các loại máy trộn bê tông phổ biến hiện nay được sử dụng hay cả các loại máy trộn bê tông ít phổ biến mà có thể bạn chưa biết như:
- Máy trộn bê tông cưỡng bức
- Máy trộn bê tông tự do
- Máy trộn bê tông tự hành
- Máy trộn bê tông mini (hay còn gọi là máy trộn bê tông cỡ nhỏ, có dung tích trộn dưới 500l…)
- Máy trộn bê tông cỡ vừa > Là máy trộn bê tông có dung tích trộn lớn hơn từ 500l đến dưới 2000l (2m3)
- Máy trộn bê tông cớ lớn
- Máy trộn bê tông quả trám
- Máy trộn bê tông quả lê
- Máy trộn bê tông gắn xe tải
- Máy trộn bê tông cầm tay
- Máy trộn bê tông
- Máy trộn bê tông hình nón cụt
- Máy trộn bê tông hình trụ
- Máy trộn bê tông cố định
- Máy trộn bê tông di động
- Máy trộn bê tông tự chế
>> Đó là tất cả các loại máy trộn bê tông đang có mặt trên thi trường hiện nay > Còn vể cách phân biệt, phân loại các loại máy trộn bê tông sẽ nói chi tiết bên dưới
Khái Niệm Máy Trộn Bê Tông
Máy trộn bê tông là một trang thiết bị công nghiệp dùng để trộn đều các thành phần sỏi, xi măng, cát, nước và phụ gia khác theo một tỷ lệ nhất định để tạo nên một hỗn hợp bê tông chất lượng phục vụ cho các công trình xây dựng. Có 2 dạng bê tông chính trong xây dựng đó là:
+ Bê tông xi măng được tạo thành từ các vật liệu cứng dạng hạt như đá sỏi, cát, xi măng, nước và các chất phụ gia khác được trộn đều với nhau.
+ Vữa bê tông do các vật liệu dạng bột như cát, xi măng hoặc vôi trộn với nước tạo thành.
Mỗi loại bê tông muốn đảm bảo chất lượng, đúng tiêu chuẩn thì các vật liệu phải được trộn đều với nhau và và hàm lượng không khí trong hỗn hợp sau khi trộn phải là nhỏ nhất. Và chỉ có máy trộn bê tông mới có thể làm được điều đó.
Việc sử dụng máy trộn bê tông giúp mang lại hiệu quả, chất lượng cao hơn và tiết kiệm được xi măng hơn so với cách trộn thủ công trước đó.
Ngày nay, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nên máy trộn bê tông cũng ngày càng được cải tiến hiện đại hơn với nhiều mẫu mã và kiểu dáng phù hợp với từ nhu cầu cụ thể của người tiêu dùng.
Máy trộn bê tông ra đời khi nào?
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, những chiếc thùng trộn bê tông được điều khiển bằng động cơ hơi nước đã xuất hiện trong ngành xây dựng.
Nhưng mãi cho đến năm 1950, thì những chiếc thùng bê tông đã được cải tiến hơn so với trước đó, chúng được thiết kế hoạt động theo cơ chế nghiêng, trộn nguyên liệu bằng thiết bị trộn hình phễu.
Sau một thời gian dài không ngừng cải tiến và hoàn thiện. Ngày nay, những chiếc máy trộn bê tông có thể tự nạp và trộn nguyên liệu bằng hệ thống cánh trộn.
Khi máy trộn hoạt động, thùng trộn quay quanh trục ngang của thùng, khi nguyên liệu được đổ vào, cánh trộn sẽ quay trộn đều các nguyên liệu với nhau tạo thành hỗn hợp bê tông
Vai trò máy trộn bê tông
+ Máy trộn bê tông được thiết kế có khả năng nhào nặn trộn hỗn hợp bê tông thay cho cách trộn truyền thống trước đó.
+ Tiết kiệm xi măng, thời gian, và tăng năng suất hơn so với cách trộn truyền thống nhưng vẫn đảm bảo an toàn và chất lượng bê tông.
+ Do có khả năng trộn đều và bí khí nên máy trộn bê tông giúp tránh được tình trạng sủi bọt khi trộn, đem lại bê tông có chất lượng cao. Đảm bảo kĩ thuật hơn trộn bằng tay theo kiểu trộn truyền thống trước.
+ Góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền nông nghiệp xây dựng phát triển, đẩy mạnh nông thôn hóa, hiện đại hóa. Góp phần mang đến giá trị thặng dư, năng xuất lao động hiệu quả.
Cách phân loại máy trộn bê tông
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại máy trộn bê tông khác nhau. Mỗi loại có kiểu dáng và giá cả khá nhau. Để dễ dàng phân loại các loại máy trộn bê tông chúng ta có thể dựa trên những tiêu chí sau:
- Phương pháp trộn
- Chế độ làm việc
- Phương pháp đổ bê tông ra khỏi thùng trộn
- Hình dáng thùng trộn hay khả năng di chuyển của máy
Phân loại theo phương pháp trộn
Theo cách phân loại này, chúng ta có máy trộn bê tông tự do và máy trộn bê tông cưỡng bức.
Máy trộn bê tông tự do
Máy trộn bê tông tự do là loại máy có cánh trộn được gắn trực tiếp vào thùng trộn, khi thùng trộn quay các cánh trộn sẽ quay theo và nâng một phần các cốt liệu lên cao sau đó rơi tự do xuống dưới thùng trộn và trộn đều với nhau tạo thành hỗn hợp bê tông.
Cấu tạo trộn bê tông tự do gồm: thùng trộn, cánh trộn được gắn vào thùng trộn, đai đỡ thùng, bánh răng bao thùng, thùng tiếp nước, phiếu tiếp liệu, con lăn, bánh răng quay thùng, bộ truyền động đai, máng nạp đỡ.
Phân loại máy trộn bê tông tự do cũng được chia làm 3 loại:
– Máy trộn kiểu lật đổ dùng để trộn bê tông lỏng phục vụ nhu cầu về lượng bê tông nhỏ.
– Máy trộn kiểu cố định rong suốt thời gian làm việc gồm tiếp liệu, trộn và dỡ thùng trộn luôn quay quanh trục ngang.
– Máy trộn nghiêng đổ: dùng để trộn vữa ướt. Khi tiếp liệu và trộn, thùng hơi chếch miệng so với phương ngang. Khi đổ, hạ miệng thùng xuống cho trục quay của thùng nghiêng xuống 45 độ so với phương ngang.
Ưu điểm của máy trộn bê tông tự do: là có cấu tạo đơn giản, ít tiêu hao năng lượng. Tuy nhiên, nhược điểm là thời gian trộn tương đối lâu, chất lượng trộn không tốt bằng máy trộn bê tông cưỡng bức.
Máy trộn bê tông cưỡng bức
Máy trộn bê tông cưỡng bức là loại máy trộn có thùng trộn được cố định còn trục trộn và cánh trộn quay để trộn đều phối liệu bê tồng. Máy được thiết kế với cấu tạo máy đơn giản, chủ yếu để sản xuất gạch bê tông không nung. Hoặc gạch bê tông nặng, bê tông trang trí.
Phân loại có 2 kiểu trộn cưỡng bức là:
– Máy trộn trục quay cánh trộn đứng
– Máy trộn sử dụng vít trộn quay ngang: máy hoạt động liên tục, gồm một vít trộn hay 2 vít quay ngược chiều được đặt trong ống bao. Đầu trục vít được nối với trục quay của bộ phận truyền và động cơ.
Ưu điểm của máy là trộn nhanh, chất lượng trộn tốt hơn loại trộn tự do, nhưng nhược điểm là có cấu tạo phức tạp, tiêu hao năng lượng lớn nên thường sử dụng để trộn các loại bê tông có yêu cầu cao về mặt chất lượng.
Phân loại theo phương pháp đổ bê tông
Phân loại máy trộn bê tông theo phương pháp đổ bê tông ta có các loại sau:
Máy trộn bê tông Đổ bằng máng hứng
+ Đổ bằng máng hứng: đổ theo phương pháp này thì khi muốn lấy bê tông xi măng ra khỏi máy, ta phải đưa máng vào thùng trộn và đổ bê tông vào máng. Nhược điểm của phương pháp này đổ chậm và không triệt để, thường dùng với loại máy có dung tích thùng từ 450 – 1000 lít.
Máy trộn bê tông Đổ bằng cách lật thùng
+ Đổ bằng cách lật thùng – kiểu lật nghiêng: với loại máy trộn này, khi trộn xong ta chỉ cần lật úp thùng xuống để cho bê tông tự chảy ra. Kiểu này thường dùng cho loại máy có dung tích thùng trộn nhỏ hơn 250 lít.
Máy trộn bê tông Đổ bằng cách nghiêng và quay thùng
+ Đổ bằng cách nghiêng và quay thùng: khi thùng được nghiêng và quay, bê tông sẽ chảy ra ngoài, loại này thường dùng với máy có dung tích lớn hơn 1000 lít.
Máy trộn bê tông Đổ bằng cách quay thùng ngược với chiều quay ban đầu
+ Đổ bằng cách quay thùng ngược với chiều quay ban đầu: theo phương pháp này các cánh trộn sẽ đẩy bê tông ra khỏi thùng khi thùng quay ngược, thường áp dụng với các xe vận chuyển bê tông xi măng.
Phân loại theo hình dáng thùng trộn
Máy trộn bê tông hình nón cụt
Là loại máy có cấu tạo máy trộn bê tông thiết kế theo hình nón cụt
Máy trộn bê tông hình nón cụt cánh trộn được gắn trực tiếp lên vỏ thùng trộn, Việc hòa trộn vật liệu cho dung tích thùng như sau:
Trong quá trình thùng quay, các cánh trộn nâng một phần vật liệu lên trên, sau đó để nó rơi tự do xuống phía dưới của thùng hòa trộn với nhau.
Việc hòa trộn vật liệu có thẻ thực hiện được với sự lựa chọn hợp lý góc nghiêng của cánh trộn và trục trộn.
Việc dõ vật liệu thực hiện bằng cách nghiêng lật thùng, thường sử dụng máy trộn với dùng dung tích nhỏ.
Ưu điểm Máy trộn bê tông hình nón cụt
– Quá trình dỡ sản phẩm ra khỏi thùng bằng phương pháp lật thùng, nên đổ tương đối sạch.
– Do sử dụng phương pháp cấp liệu bằng phễu chạy trên đường ray, nên kết cấu của phễu nhỏ, gọn.
– Tiêu hao năng lượng ít
– Kết cấu của cánh trộn đơn giản
– Kết cấu của thùng trộn nhỏ,gọn hơn so với các loại máy có cùng dung tích.
Nhược điểm Máy trộn bê tông hình nón cụt
– Do sử dụng phương pháp trộn tự do nên chất lượng sử dụng bê tông không cao so với máy trộn bê tông cưỡng bức.
– Do sử dụng phương pháp cấp liệu bê tông bằng phễu chạy trên đường ray, nên khi thiết kế phải tính thêm đường ray.
– Do sử dụng phương pháp dỡ liệu bằng cách lật thùng, nên dung tích thùng lớn đòi hỏi lực tác động lớn.
Chỉ thích hợp cho năng suất thấp.
Máy trộn bê tông hình trụ
Loại máy này có thùng trộn cố định, còn trục trộn trên có gắn cánh trộn,khi trục trộn quay các cánh trộn khuấy đều hỗn hợp bê tông.
Ưu điểm Máy trộn bê tông hình trụ
– Năng suất cao, chất lượng bê tông đồng đều và tốt hơn máy trộn bê tông tự do.
– Do sử dụng phương pháp dỡ liệu qua đáy thùng nên quá trình dỡ tương đối sạch.
– Do việc dõ qua đáy thùng thực hiện bằng xi lanh, nên quá trình dỡ nhẹ nhàng.
Nhược điểm Máy trộn bê tông hình trụ
– Năng lượng tiêu hao lớn
– Kết cấu của cánh trộn và trục trộn phức tạp
– Do sử dụng xi lanh để đóng mở cửa xả nên phải tính theo cơ cấu đóng mở
Máy trộn bê tông quả lê
Máy trộn bê tông có hình dáng giống quả lê Kích thước nhỏ gọn, năng suất trộn nhỏ. Dung tích trộn phổ biến của máy trộn quả lê là 250l đến 450l, tương ứng với năng suất trộn từ 2,5m3/h đến 7m3/h.
Máy trộn bê tông theo cơ chế tự do, nên phù hợp trộn hồ, vữa và bê tông dẻo, là máy trộn vữa ưa thích trong xây nhà ở, các công trình dân dụng quy mô nhỏ.
Máy trộn bê tông quả lê là dòng máy trộn loại nhỏ trộn theo cơ chế tự do, đảo trộn vật liệu dựa guồng quay của thùng trộn nên phù hợp trộn hồ, vữa và bê tông dẻo, là máy trộn vữa ưa thích trong xây nhà ở, các công trình dân dụng quy mô nhỏ.
Máy trộn bê tông quả trám
Máy trộn bê tông có hình quả trám có cánh trộn được gắn trực tiếp lên vỏ thùng trộn. Trong quá trình thùng quay các cánh trộn nâng một phần vật liệu lên trên, sau đó để cho nó rơi tự do xuống phía dưới thùng hòa trộn với nhau.
Việc dỡ vật liệu thực hiện được với sự lựa chọn hợp lý góc nghiêng của cánh trộn và trục thùng trộn.Việc dỡ vật liệu thực hiện bằng cách nghiêng lật thùng, hoặc quay ngược chiều so với chiều trộn.
Ưu điểm Máy trộn bê tông quả trám
– Do sử dụng phương pháp dỡ liệu bằng cách lật thùng nên quá trình dỡ tương đối sạch
– Do việc dỡ liệu bằng cách lật thùng nên kết cấu của cánh trộn đơn giản.
– Kết cấu thùng trộn gọn.
Nhược điểm Máy trộn bê tông quả trám
– Khi tính toán thiết kế thêm cơ cấu lật nghiêng thùng nên tính toán phức tạp hơn.
– Sử dụng phương pháp dỡ liệu bằng cách quay ngược chiều.
Phân loại theo chế độ làm việc
Máy trộn bê tông hoạt động liên tục
Máy trộn bê tông hoạt động liên tục máy được hoạt động liên tục từ việc đưa cốt liệu vào đến lấy bê tông khỏi máy, năng suất trộn cao nhưng khó kiểm tra được chất lượng trộn, vì thế mà loại máy này rất ít được sử dụng.
Máy trộn bê tông theo chu kỳ
Máy trộn bê tông theo chu kỳ với loại máy bê tông này, quá trình đưa nguyên liệu vào và lấy bê tông ra được thực hiện theo từng mẻ. Vì thế, bạn khống chế được thời gian trộn, cho ra hỗn hợp bê tông chất lượng tốt.
Phân loại theo khả năng di chuyển của máy
Máy trộn bê tông cố định
Máy trộn bê tông cố định sẽ là loại máy trộn có thùng trộn cố định là máy trộn bê tông tự hành dạng cố định có đầy đủ các công dụng giống như máy trộn tự hành, tự chế. Chỉ khác ở điểm là máy trộn tự hành thông thường sẽ có thể di chuyển với tốc độ lớn. Còn đối với máy trộn tự hành cố định thì không thể di chuyển.
Thùng trộn máy trộn bê tông cố định được gắn cố định và có dạng hình tròn bên trong thùng có chứa các cánh trộn được gắn vào trục chính giữa của máy
Sử dụng động cơ đầu nổ ô tô hoặc là sử dụng dầu diesel có ống xả khói gắn gần với động cơ để tăng khả năng tản nhiệt, thải khí cho động cơ máy trộn.
Khả năng trộn vữa đa dạng dao động từ 3 bao cho đến 12 bao xi măng, động cơ khỏe, hoạt động ổn định giúp cho máy trộn bê tông có thể hoạt động trong nhiều giời khối lượng bê tông được tạo ra lớn trong 1 ngày
Máy trộn bê tông di động
Máy trộn bê tông di động (máy trộn bê tông tự hành): Là loại máy trộn bê tông có thể di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác nhờ có thiết kế từ đầu xe tải chuyên dụng có người lái. Để tạo thành một cỗ vừa có khả năng trộn bê tông lại vừa có khả vận chuyển bê tông tươi, nhằm giảm sút kinh phí vận chuyển.
Cấu tạo Máy trộn bê tông di động gồm: Cánh trộn, thùng trộn, thùng tiếp nước, đai đỡ thùng, con lăn…
Máy trộn bê tông tự hành sử dụng động cơ diesel, được thiết kế tự nạp nguyên vật liệu. Vì thế, chỉ cần 1 người điều khiển máy, còn các nguyên liệu như xi măng, cát sỏi được sử dụng gầu xúc để tự nạp, tự cung cấp nguyên vật liệu trộn bê tông vào bồn.
Trong quá trình làm việc, thùng trộn, tiếp liệu luôn quay quanh trục ngang cố định, các bộ phận của máy trộn cưỡng bức sẽ phối hợp nhịp nhàng với nhau để cho ra sản phẩm bê tông đạt chất lượng cao.
Ưu điểm Máy trộn bê tông di động: là do có thiết kế bánh xe di chuyển cùng tay lái điều khiển giúp máy trộn dễ dàng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác giúp cho việc trộn bê tông diễn ra liên tục, kịp thời và nhanh chóng.
Trên đây là một số loại máy trộn bê tông và cách phân loại chúng. Hy vọng các bạn có thể hiểu biết thêm về các loại máy trộn bê tông hiện nay và lựa được cho mình 1 loại máy phù hợp với nhu cầu.