Các Loại Phương Tiện Phòng Cháy Chữa Cháy Tại Chỗ Thông Dụng

    Bạn đang tìm hiểu về các trang thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy thông dụng? Bạn phân vân không biết thiết bị phòng cháy chữa cháy gồm những gì? Đừng lo lắng, những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

    Phòng Cháy Chữa Cháy Là Gì?

    Phòng Cháy Chữa Cháy Là Gì?

    Phòng cháy chữa cháy là tổng hợp các phương pháp kỹ thuật nhằm hạn chế một cách tối đa các nguy cơ gây ra cháy, nổ, đồng thời tạo ra các điều kiện thuận lợi cho công tác cứu người, cứu tài sản, chữa cháy, chống cháy lan hiệu quả đồng thời làm giảm thiểu tối đa các thiệt hại cho hỏa hoạn gây ra (vi.wikipedia.org).

    Hiện nay, các dịch vụ chữa cháy được cung cấp ở hầu hết các khu vực phát triển với mục đích dập tắt hoặc ngăn chặn sự lan tỏa của các đám cháy khó kiểm soát. Nhân viên cứu hóa được học phương pháp ngăn chặn đám cháy một cách phù hợp và huấn luyện cách sử dụng các thiết bị chữa cháy chuyên nghiệp để việc chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất (en.wikipedia.org).

    Phòng chống cháy nổ cũng bao gồm việc giáo dục con người cách tránh gây hỏa hoạn. Bộ Công an khuyến cáo người dân nên trang bị những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy, nổ, nhất là cháy nổ ở chung cư cao tầng (nhandan.com.vn).

    Trong một vài tháng gần đây tại Việt Nam, hàng loạt vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra ở khắp mọi miền của Tổ quốc. Cũng từ đó, nhiều khu chung cư, tòa nhà cao tầng, trường học,… tiến hành diễn tập phòng cháy chữa cháy để chuẩn bị cho người dân cách phản ứng với hỏa hoạn.

    Tháng 10 vừa qua, gần 300 người dân thuộc phường Phúc Xá đã được tham gia tập huấn an toàn PCCC (baomoi.com); hơn 2.500 người tham gia diễn tập phòng cháy, cứu nạn, cứu hộ tại Trung tâm thương mại Long Biên (anninhthudo.vn),…

    Nguyên Tắc Phòng Cháy Chữa Cháy

    Nguyên Tắc Phòng Cháy Chữa Cháy

    Theo Điều 4, Luật số 27/2001/QH10 của Quốc hội : Luật Phòng cháy và Chữa cháy, nguyên tắc phòng cháy chữa cháy bao gồm:

    • “Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy”.

    • “Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra”.

    • “Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả”.

    • “Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ”.

    Phương Tiện Báo Cháy, Phòng Cháy Chữa Cháy

    Phương Tiện Báo Cháy, Phòng Cháy Chữa Cháy

    Các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thông dụng, phổ biến nhất bao gồm: hệ thống báo cháy, bình chữa cháy, chăn, cát chữa cháy và hệ thống chữa cháy chuyên nghiệp.

    Hệ Thống Báo Cháy

    Báo cháy Hochiki

    Hệ thống báo cháy gồm một loạt các phương tiện có khả năng phát hiện đám cháy đang bùng phát, cảnh báo cho cư dân biết có hỏa hoạn để kịp thời sơ tán.

    Một hệ thống báo cháy gồm 3 thành phần cơ bản: trung tâm báo cháy, thiết bị đầu vào và thiết bị đầu ra.

    Trung Tâm Báo Cháy

    Trung tâm báo cháy được thiết kế dạng tủ hình chữ nhật, thường có màu đỏ với các thiết bị chính bao gồm: mainboard, biến thế, ắc quy dự phòng.

    Thiết Bị Đầu Vào

    Thiết bị đầu vào là các đầu cảm biến như (đầu báo khói, đầu báo nhiệt, đầu báo gas, đầu báo lửa), module giám sát giúp hệ thống nhận biết được đám cháy.

    Ngoài đầu cảm biến, thiết bị đầu vào của hệ thống báo cháy còn có một công tắc khẩn, được sử dụng thủ công bởi người dân khi phát hiện ra có cháy sớm- thời điểm mà hệ thống báo cháy chưa kịp phát báo hiệu.

    Thiết Bị Đầu Ra

    Khi trung tâm báo cháy nhận được tín hiệu từ thiết bị đầu vào, nó sẽ truyền tín hiệu đến đầu ra:

    • Bảng hiển thị phụ giúp: hiển thị nơi báo cháy

    • Control Module điều khiển các thiết bị khác

      thực hiện các phương án đã được lập trình.

    • Chuông/ còi báo động: Phát tiếng vang lớn để thông báo có đám cháy, thiết bị này thường được lắp tại các hành lang và trong các gian phòng lớn.

    • Đèn báo động: Đèn báo động sẽ sáng đỏ cùng lúc chuông kêu giúp mọi người có thể nhanh chóng phát hiện đám cháy.

    Phương Tiện Chữa Cháy Thông Dụng

    Sử dụng các phương tiện chữa cháy thông dụng tại chỗ để kịp thời dập tắt đám cháy luôn là biện pháp hiệu quả, chủ động nhất giúp ngăn chặn cháy lớn xảy ra. Vậy đâu là những công cụ chữa cháy mà bạn nên trang bị tại gia đình, nhà xưởng,…?

    Bình Chữa Cháy Bằng Khí CO2

    Bình chữa cháy CO2

    Bình chữa cháy bằng khí CO2 thường được sử dụng để chữa những đám cháy nhỏ, mới phát sinh thuộc loại:

    • Chất cháy lỏng hoặc rắn hóa lỏng

    • Chất cháy khí

    • Cháy thiết bị điện

    • Cháy chất rắn có gốc hữu cơ cùng tàn lửa hồng.

    Không được chữa cho các đám cháy:

    • Hóa chất có nguồn cung cấp oxy như nitrat và xenlulo.

    • Kim loại có hoạt tính hóa học và hidroxit của chúng.

    • Than cốc và chất nổ đen.

    Bảo quản bình chữa cháy CO2

    • Để nơi khô ráo thoáng mát, dễ nhận biết và dễ lấy.

    • Tránh nơi có nhiệt độ quá 55 độ C; không được phép bôi dầu mỡ để bảo quản.

    Bình Chữa Cháy Dạng Bột

    Bình chữa cháy dạng bột

    Bình chữa cháy dạng bột chứa các loại bột có khả năng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với không khí, ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy, qua đó dập tắt hỏa hoạn. Loại bình này có khả năng chữa các đám cháy mới phát sinh.

    Khi sử dụng, các bạn cần chú ý ký hiệu ghi trên bình (ký hiệu loại đám cháy- Phần 2 “Phân loại đám cháy”) để dùng với loại đám cháy phù hợp: đám cháy chất lỏng, rắn, hóa chất; chữa cháy điện có hiệu điện thế dưới 50V.

    Bảo quản bình chữa cháy bột

    • Để nơi khô ráo thoáng mát, dễ nhận biết và dễ lấy.

    • Tránh nơi có nhiệt độ quá 55 độ C; không được phép bôi dầu mỡ để bảo quản.

    Tham khảo: ABC Dry Chemical Fire Extinguishant

     

    Chăn Chữa Cháy

    Chăn chữa cháy

    Chăn được sử dụng trong chữa cháy thường được làm từ sợi cotton, dễ thấm nước. Khi có đám cháy, nhanh chóng nhúng chăn vào nước để nước ngấm vào chăn, lúc này, sợi bông trong chăn sẽ nở ra và làm tăng bề mặt chăn.

    Sau khi chăn thấm nước, chụp chăn lên đám cháy để ngăn cách lửa với môi trường xung quanh, ngăn cản sự cung cấp oxy cho đám cháy.

    Cát

    Thùng đựng và xẻng xúc cát chữa cháy

    Cát thường được dùng để chữa các đám cháy chất lỏng. Nó có tác dụng bao vây, ngăn cách chất lỏng đang cháy lan tràn ra xung quanh.

    Để phục vụ việc chữa cháy hiệu quả, cát nên được chuẩn bị trong các thùng, phuy, hoặc chứa trong các hố sâu gần đối tượng cần bảo vệ.

    Hệ Thống Chữa Cháy Chuyên Nghiệp

    Ngoài những phương tiện chữa cháy phổ thông như trên, tại các chung cư, tòa nhà cao tầng, người ta còn trang bị các hệ thống chữa cháy hiện đại, chuyên nghiệp mang đến hiệu quả cao như hệ thống chữa cháy Sprinkler; hệ thống hồng thủy; hệ thống chữa cháy khí;….

    Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler

    Hệ thống chữa cháy Sprinkler

    Hệ thống chữa cháy Sprinkler là một trong những hệ thống cứu hỏa phổ biến nhất trong những năm gần đây. Nó dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy.

    Hệ thống chữa cháy này phù hợp với nhà cao tầng, chung cư, nhà xưởng,… nhưng không phù hợp để sử dụng tại các kho hàng kỵ nước như thiết bị điện, xăng, dầu, điện tử,…

    Hệ Thống Chữa Cháy Hồng Thủy

    Hệ thống chữa cháy hồng thủy

    Hệ thống chữa cháy hồng thủy được sử dụng cho các đám cháy cực kỳ nguy hiểm không thể chữa bằng hệ thống Sprinkler thông thường.

    Hệ thống này được thiết kế để phun ra một lượng lớn nước, dày đặc giúp bao phủ một vùng rộng lớn. Hệ thống hồng thủy thường được bố trí thành dãy tùy theo yêu cầu của mỗi loại hiện trường.

    Hệ Thống Chữa Cháy Khí

    Hệ thống chữa cháy khí

    Hệ thống chữa cháy khí được sử dụng tại những nơi hiểm họa cháy được đánh giá ở mức cao. Nó có khả năng phun khí chữa cháy vào những nơi khó ra vào để cứu hỏa bằng các cách thông thường.

    Các loại khí chữa cháy phổ biến nhất bao gồm: FM200, Nito, CO2, Aerosol, Novec, bọt Foam. Khi những chất này được phun vào đám cháy, nó làm giảm nồng độ oxy trong môi trường cháy đến mức không đủ khả năng duy trì sự cháy, nhờ đó đám cháy được dập tắt.

    Phân Loại Đám Cháy Và Ký Hiệu Trên Bình Chữa Cháy

    Trên các bình chữa cháy, bạn có thể nhận thấy các ký hiệu như A, B, C, D, K. Những ký hiệu này được sử dụng để chỉ loại đám cháy mà bình chữa cháy có thể được sử dụng. Vậy chúng ta cần hiểu ký hiệu này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

    Ký hiệu trên bình chữa cháy

    Đám Cháy Loại A

    Đám cháy loại A liên quan đến các chất dễ cháy phổ biến như gỗ, giấy, vải, cao su, rác và nhựa. Chúng phổ biến trong các khu dân cư, công xưởng, và tất cả những nơi có tồn tại loại vật chất này.

    Đám Cháy Loại B

    Đám cháy lớp B liên quan đến chất lỏng dễ cháy hoặc chất rắn hóa lỏng như xăng, dầu, sơn, một số loại sáp và chất dẻo (không tính mỡ và dầu ăn).

    Đám Cháy Loại C

    Các vụ cháy loại C liên quan đến các chất khí dễ cháy, chẳng hạn như khí tự nhiên, hydro, propane, butane,… 

    Đám Cháy Loại D

    Đám cháy lớp D liên quan đến các kim loại dễ cháy như magie và natri. Đám cháy kim loại dễ cháy là mối nguy hiểm công nghiệp độc đáo đòi hỏi các tác nhân bột khô đặc biệt. 

    Đám Cháy Loại

    E

    Đám cháy loại này liên quan đến các thiết bị điện được cấp điện, chẳng hạn như hệ thống dây điện, điều khiển, động cơ, bảng xử lý dữ liệu hoặc các thiết bị. Chúng có thể được gây ra bởi một tia lửa, điện tăng hoặc ngắn mạch và thường xảy ra ở những nơi khó tiếp cận và nhìn thấy.

    Về mặt kỹ thuật, không có đám cháy lớp E vì bản thân điện không cháy, tuy nhiên nó được coi là một tác nhân nguy hiểm khi có hỏa hoạn. Vì thế, nếu sử dụng phương pháp chữa cháy không chính xác, nó có thể dẫn đến những thương tích nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

    Đám Cháy Loại K (ở Mỹ) hoặc Loại F (ở châu Úc)

    Cháy loại K liên quan đến môi trường nấu ăn dễ cháy như dầu thực vật và mỡ động vật thường thấy trong nhà bếp. 

    Khi đám cháy có nguồn gốc từ một chiếc chảo chứa đầy dầu mỡ thì không phải lúc nào nó cũng được dập tắt bởi những bình chữa cháy truyền thống loại B, đó là lý do bình chữa cháy lớp K ra đời.

    Tuy nhiên, có một điều bạn cần lưu ý, hầu hết các bình chữa cháy lớp K đều dẫn điện, vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng bình chữa cháy này khi đã chắc chắn các thiết bị nhà bếp đã được ngắt nguồn.

    Tham khảo: Fire class & Types of Fires

    Trên đây là một số vấn đề cơ bản về đám cháy và phòng cháy chữa cháy. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này đã giúp bạn hiểu phần nào đó về các phương tiện phòng cháy chữa cháy, qua đó có thể lựa chọn được thiết bị phù hợp để lắp đặt tại nhà, cơ quan,…

    Rate this post

    Viết một bình luận