Các Ngành thuộc khối Khoa học Kỹ thuật

. Diễn tả chung:

Lĩnh vực kỹ thuật là lĩnh vực trực tiếp tham gia quá trình sản xuất, người làm việc trong lĩnh vực này có nhiệm vụ vận dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các công đoạn của quá trình sản xuất, đồng thời nghiên cứu, cải tiến cho phù hợp vời trình độ sản xuất của từng đơn vị, quốc gia. Đây là một lĩnh vực rất rộng lớn, liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất các sản phẩm, công cụ từ cấp độ sơ khai nhất như các vật dụng phục vụ sản xuất, cuộc sống hàng ngày như kim, chỉ, cuốc, xẻng cho đến các sản phẩm công nghệ cao như máy tính, điện thoại, robot. Những tiến bộ kỹ thuật công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần cải thiện cuộc sống, đồng thời nó cũng đòi hỏi một đội ngũ cán bộ kỹ thuật cả về số lượng lẫn chất lượng.

B. Phẩm chất và năng lực:

• Sống thực tế, các phương thức giải quyết vấn đề thường đơn giản, dễ áp dụng và có kết quả cụ thể.

• Thích hành động, thực hành hơn là trầm tư suy nghĩ, nghiên cứu

• Khéo léo, thích làm việc với các máy móc, thiết bị, công cụ

• Thích sửa chữa các vật dụng gia đình và các công việc thủ công

• Có sức khỏe tốt, thích tham gia các hoạt động thể thao

• Cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp, tin cậy, luôn tuân thủ quy định, quy trình

• Thích làm việc ngoài trời hơn là bên bàn giấy

C. Ngành nghề:

• Cơ khí & Xây dựng: Kỹ sư cơ khí, chế tạo máy, luyện kim, điện lạnh, xây dựng, giao thông, thủy lợi, trắc địa, mỏ, địa chất, dầu khí, vận tải, hàng hải

• Điện, điện tử: Kỹ sư điện, điện tử, phần cứng máy tính, viễn thông, tự động hóa

• Công nghiệp, da giày, dệt may, công nghệ in

• Các ngành nghề liên quan: Kiến trúc sư, kỹ thuật quân sự, thể thao, nhóm tự nhiên và nông nghiệp, công nghệ thực phẩm, các nghề thủ công, các nghề thợ (xem thêm ghi chú 1, 2)

Kỹ sư cơ khí:

Công nghệ cơ khí là một trong những ngành hình thành sớm nhất trong lịch sử phát triển loài người, trong suốt quá trình hình thành và phát triển qua mọi thời đại, ngành công nghệ cơ khí luôn đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển trong mọi lĩnh vực của mọi nền kinh tế – xã trên toàn thế giới.

Công nghệ cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi hoặc các vật dụng hữu ích phục vụ đời sống. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị…

Sinh viên theo học chuyên ngành công nghệ cơ khí được đào tạo kiến thức, kỹ năng để đảm bảo khi tốt nghiệp có khả năng: Tổ chức, điều hành sản xuất; tính toán, kiểm tra và lựa chọn công nghệ phù hợp với thiết bị và điều kiện sản xuất của đơn vị; biết sử dụng, kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị; phát hiện và giải quyết những sự cố thông thường trong sản xuất.

Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc trong một số lĩnh vực chính: Công tác ở các viện nghiên cứu; công tác ở các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung Cấp, Dạy nghề; làm việc trong các nhà máy, công ty sản xuất cơ khí của mọi lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, văn hoá, xã hội, quốc phòng; làm việc ở mọi nơi có sử dụng máy móc, thiết bị vận hành…

Trong lĩnh vực cơ khí, có nhiều chuyên ngành và một số ngành nghề liên quan khác:

Công nghệ chế tạo máy:

Ngoài các kiến thức chung cho ngành cơ khí, sinh viên còn được trang bị các kiến thức chuyên ngành như: Máy nâng chuyển – Cơ sở máy công cụ – Nguyên lý cắt – Thiết kế dao – Đồ gá – Động cơ đốt trong – Lưu biến học – Thiết kế máy – Bôi trơn – Công nghệ tạo hình – Máy tự động và Rôbốt – Điều khiển tự động cơ khí – Kỹ thuật đo – Tự động hóa và Chuẩn bị công nghệ…

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng thiết kế, chế tạo, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các sản phẩm cơ khí, các trang thiết bị, dây truyền công nghệ trong sản xuất tự động thuộc mọi lĩnh vực.

Kĩ thuật ô tô:

Ngoài các kiến thức chung cho ngành cơ khí, sinh viên còn được trang bị các kiến thức chuyên ngành như: Máy và Tự động thủy khí, Máy nâng chuyển – Trang bị thuỷ khí trên ô tô – Thiết kế và Tính toán động cơ ô tô – Sử dụng và Sửa chữa ô tô – Trang bị điện và Hệ thống điện tử trên ô tô – Công nghệ khung vỏ ô tô – Chẩn đoán trạng thái ô tô…

Sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có khả năng thiết kế, chế tạo, cải tiến, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô cũng như các thiết bị hiện đại dùng trên ô tô và các phương tiện khác tương tự ô tô. Sinh viên có thể làm việc tại các trung tâm đăng kiểm ô tô, các nhà máy xí nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và phụ tùng ô tô.

Kỹ thuật tàu thuỷ:

Ngoài các kiến thức chung cho ngành cơ khí, sinh viên còn được trang bị các kiến thức chuyên ngành như: kết cấu tàu thủy – Máy động lực tàu thuỷ – thiết bị tàu thuỷ – Thiết kế tàu thuỷ – Kỹ thuật hàn tàu thuỷ – Vật liệu mới – Kỹ thuật chế tạo… đồng thời sinh viên cũng sẽ được học một số môn bổ trợ kiến thức cho chuyên ngành: quản lý dự án đóng mới phương tiện vận tải – tổ chức quản lý sản xuất công nghệ đóng tàu – trang bị điện và điều khiển tự động tàu thuỷ – Thiết bị năng lượng tàu thuỷ mới – Kỹ thuật tàu cao tốc – tin học ứng dụng trong thiết kế và đóng tàu – cơ học kết cấu tàu thuỷ – Động lực học công trình ngoài khơi – CAE trong công nghiệp tàu thuỷ..

Sau khi học xong sinh viên sẽ có khả năng thiết kế, lắp ráp các loại tàu thuyền, phương tiện thuỷ và các công trình nổi. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các công ty, xí nghiệp cơ khí đóng tàu, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị đường thuỷ…

Cơ khí bảo quản chế biến:

Đào tạo Kỹ sư Cơ khí bảo quản và Chế biến nông sản thực phẩm có kiến thức cơ bản, dựa trên nền kỹ sư cơ khí nói chung và kiến thức chuyên sâu về các máy – thiết bị bảo quản – chế biến nông sản thực phẩm. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có khả năng nghiên cứu, chế tạo các loại máy móc sau thu hoạch (như máy sấy, máy sấy tĩnh, máy sấy – bảo quản, máy sấy tầng sôi, …); nghiên cứu chế tạo các máy chế biến (máy nghiền búa vạn năng, máy nghiền siêu mịn, máy trộn vít đứng, máy trộn siêu đều, máy sấy – rang, máy trộn vật liệu ẩm, hệ thống trộn tự động, hệ thống chế biến thức ăn gia súc, hệ thống nghiền hoàn chỉnh, …); nghiên cứu máy ấp trứng; các lò đốt chất thải …

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các công ty chế biến nông, lâm, thực phẩm, các viện nghiên cứu cơ khí ứng dụng. Các nhà máy xí nghiệp lắp ráp máy cơ khí chế biến, bảo quản thực phảm, các công ty chế biến thực phẩm…

Tự động hoá thiết kế công nghệ cơ khí:

Tự động hóa thiết kế công nghệ cơ khí là chuyên ngành ứng dụng công nghệ tin học trong sản xuất cơ khí thông qua các ứng dụng như công nghệ CAD/CAM – CNC, là một trong những công nghệ sản xuất hiện đại trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất nhờ máy tính. Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của sản xuất trong lĩnh vực kỹ thuật cao và đào tạo nguồn nhân lực cho những lĩnh vực đó. Chuyên ngành tự động hóa thiết kế công nghệ cơ khí trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản của chuyên ngành cơ khi cũng như những kiến thức chuyên sâu của công nghệ CAM/CAD – CNC. Sinh viên chuyên ngành tự động hóa thiết kế công nghệ cơ khí sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực làm việc tại các viện nghiên cứu, thiết kế cơ khí hay những trung tâm nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong công nghệ cơ khí – chế tạo máy.

Cơ kỹ thuật:

Sinh viên ngành này được đào tạo kỹ năng: Mô hình toán học các vấn đề trong cơ học kỹ thuật, lập trình (viết các phần mềm) để giải các mô hình toán đã thiết lập, thiết kế, chế tạo các hệ thống cơ học điều khiển tự động, đo lường, thực hành nghiên cứu sáng tạo các vấn đề lý thuyết và thực nghiệm.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm trách các công việc liên quan đến cơ học: nghiên cứu lý thuyết: tính toán, mô phỏng; thiết kế, tối ưu hóa thiết kế, chế tạo các trang thiết bị tự động; nghiên cứu thực nghiệm: đo lường, chế tạo các thiết bị đo lường, chẩn đoán trạng thái làm việc của các hệ thống cơ học; lập trình, tin học hóa công việc tính toán, mô phỏng, thiết kế, tối ưu, chế tạo, đo lường…

Cơ khí chính xác và quang học:

Ngoài các kiến thức chung cho ngành cơ khí, sinh viên còn được trang bị các kiến thức chuyên ngành như: Quang kỹ thuật – Chi tiết cơ cấu máy chính xác – Đồ gá công nghệ – Nguyên lý cắt – Độ chính xác cơ cấu – Thiết kế và Quang điện tử ứng dung – Màng mỏng quang học và Kỹ thuật quang sợi – Đo lường và Kiểm tra tự động – Thiết bị nghe nhìn – Thiết bị in văn phòng – Công nghệ máy chính xác…

Sinh viên khi ra trường có khả năng thiết kế, chế tạo, lắp đặt sửa chữa, vận hành các thiết bị đo lường công nghiệp, thiết bị quang học, thiết bị y tế, thiết bị in ấn văn phòng. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm tại các trung tâm nghiên cứu ứng dụng, các nhà máy xí nghiệp sản xuất các thiết bị y tế, quang học, các thiết bị nghe nhìn, văn phòng….

Kỹ thuật hàng không:

Ngoài các kiến thức chung cho ngành cơ khí, sinh viên còn được trang bị các kiến thức chuyên ngành như: Quá trình cháy của động cơ máy bay – Kết cấu vật bay – Cơ học vật bay – Điện, điện tử trên máy bay – Động cơ máy bay – Tổ chức quản lý ngành hàng không – Thiết kế máy bay – Hệ thống thuỷ lực khí nén trên máy bay và các loại phụ tùng cùng loại máy bay.

Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại công ty tư vấn khảo sát thiết kế hàng không, tổng công ty hàng không Việt Nam…

Công nghệ Hàn & Gia công tấm:

Ngoài các kiến thức chung cho ngành cơ khí, sinh viên còn được trang bị các kiến thức chuyên ngành như: Hóa lý quá trình luyện kim – Vật liệu hàn – Thiết bị hàn – Các phương pháp hàn đặc biệt – Công nghệ hàn nóng chảy – Hàn dắp và Phun phủ – Kiểm tra chất lượng hàn…

Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại các công ty, nhà máy xí nghiệp hàn và thiết bị hàn, các viện nghiên cứu (dân sự hoặc an ninh quốc phòng), giảng dạy trong các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung cấp, Dạy nghề, công tác trong mọi ngành sản xuất công nghiệp

Ngoài ra, lĩnh vực cơ khí còn đào tạo một số chuyên ngành hẹp được ứng dụng cho từng lĩnh vực sản xuất và đời sống, bao gồm các ngành: Cơ khí chuyên dùng, Cơ khí hoá chất dầu khí, Cơ khí nông lâm, Cơ khí nông nghiệp, Cơ khí xây dựng, Cơ khí giao thông….

Khoa học vật liệu:

Ngành công nghệ vật liệu (ngành công nghệ – kỹ thuật luyện kim) với sự hỗ trợ từ những thành tựu của ngành Công nghệ Hóa học, Vật lý, là một ngành rộng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo các loại vật liệu phục vụ cho tất cả các ngành công nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của tất cả các ngành kỹ thuật như công nghệ cơ khí, công nghệ hóa học, xây dựng, điện tử, giao thông vận tải, kỹ thuật hàng không… đòi hỏi ngành công nghệ vật liệu phải phát triển nhằm đáp ứng, phù hợp với sự phát triển của các ngành công nghiệp trên. Với đặc thù là ngành nghiên cứu về mối quan hệ, ảnh hưởng của thành phần và cấu trúc và công nghệ chế tạo đến tính chất của vật liệu, chúng ta đã được chứng kiến sự lớn mạnh của ngành công nghệ vật liệu qua từng giai đoạn: từ việc chế tạo, ứng dụng các vật liệu sơ khai như đồng, gang, thép…phục vụ chủ yếu cho chế tạo công cụ lao động thô sơ đến việc tách, tinh luyện nâng cao độ tinh khiết và chất lượng của các hệ vật liệu từ các dạng quặng của chúng phục vụ sản xuất máy móc, thiết bị, cho đến việc chế tạo được các hệ vật liệu có khối lượng riêng nhỏ hơn nhưng lại có độ bền tổng hợp lớn hơn, tuổi thọ cao hơn như hợp kim Al-Ti, Al-Mg, vật liệu composite để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành hàng không, vật liệu chịu mài mòn, vật liệu ma sát cho ngành giao thông vận tải, xây dựng, vật liệu bán dẫn, quang điện có cấu trúc nano cho ngành điện, điện tử cho đến vật liệu nhớ hình cho ngành Y sinh…

Theo học chuyên ngành này, học viên được đào tạo kiến thức, kỹ năng chung cho nhóm ngành kỹ thuật, và những kiến thức, kỹ năng cụ thể theo từng chuyên ngành.

Làm việc trong ngành này bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều loại vật liệu mới, công nghệ kỹ thuật hiện đại. Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại các Viện khoa học vật liệu ứng dụng, viện luyện kim, viện vật liệu xây dựng, các tập đoàn công nghiệp cơ khí, các công ty gia công kim loại, luyện kim, chế tạo que hàn….

Có một số chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học vật liệu như:

Chuyên ngành Cơ học biến dạng và Cán kim loại

Chuyên ngành Cơ học biến dạng và Cán kim loại sinh viên trang bị cho học viên kiến thức chung về lĩnh vực khoa học tự nhiên: Đại số và Hình giải tích – Giải tích – Hình họa – Xác suất thống kê – Vật lý – Hóa học – Phương trình vi phân cơ bản – Cơ lý thuyết… cùng với các kiến thức cơ bản dành cho ngành: Vẽ kỹ thuật – Kỹ thuật điện – Kỹ thuật điện tử – Kỹ thuật nhiệt – Lý thuyết cán kim loại – Lý thuyết biến dạng dẻo – Cơ học ứng dụng… trước khi cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Công nghệ cán hình – Công nghệ cán tấm – Máy và Thiết bị cán kéo – Tự động hóa quá trình sản xuất cán – Công nghệ sản xuất ống – Thiết kế lỗ hình trục cán – Các phương pháp tính lực và công nghệ biến dạng – Thiết kế xưởng – Mô phỏng và Tối ưu hóa trong quá trình biến dạng – Biến dạng tạo hình vật liệu bột… Khi ra trường, sinh viên có khả năng làm việc được tại các nhà máy luyện kim, các nhà máy có hoạt động liên quan đến lĩnh vực kim loại…

Chuyên ngành Vật liệu và Công nghệ đúc

Sinh viên học chuyên ngành Vật liệu và Công nghệ đúc được cung cấp các kiến thức chung dành cho Toán, Lý, Hóa và những kiến thức cơ bản về ngành giống như sinh viên chuyên ngành Cơ học biến dạng và Cán kim loại, ngoài ra còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Đại cương công nghệ vật liệu – Mô hình hóa và Điều khiển quá trình công nghệ – Mô hình hóa và Điều khiển quá trình đúc – Cơ sở lý thuyết đúc – Hợp kim đúc – Gia công nhiệt và Kỹ thuật bề mặt vật đúc – Công nghệ nấu luyện kim – Vật liệu làm khuôn – Công nghệ đúc – Thiết kế công nghệ đúc và CAD/CAM – Cơ khí hóa và Hiện đại hóa sản xuất đúc (Thiết bị đúc) – Lập dự án đầu tư và Xây dựng xưởng đúc – Xử lý số liệu và Quy hoạch thực nghiệm… Khi ra trường, sinh viên có khả năng làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, sản xuất gia công và phân phối các vật liệu luyện kim trong toàn quốc.

Chuyên ngành Luyện kim màu và Luyện kim bột

Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Luyện kim màu và Luyện kim bột không chỉ có kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên mà còn được học các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Nhiệt động và Động học luyện kim – Luyện kim đại cương – Hỏa luyện – Thủy luyện – Điện phân – Qúa trình và Thiết bị luyện kim – Công nghệ luyện các kim loại màu quý hiếm – Luyện kim bột – Luyện kim loại hiếm, bán dẫn – Luyện kim loại sạch và siêu sạch – Cơ sở thiết kế nhà máy luyện kim màu – Khoáng vật và Tuyển khoáng – An toàn lao động… Tốt nghiệp ra trường sinh viên có khả năng làm việc trong các nhà máy tinh luyện các loại kim loại màu, kim loại bột…

Chuyên ngành Vật liệu và Nhiệt luyện

Chuyên ngành Vật liệu và Nhiệt luyện trang bị cho sinh viên kiến thức chung thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, cùng với các kiến thức cơ bản về ngành giống như sinh viên chuyên ngành Cơ học biến dạng và Cán kim loại đồng thời còn được cung cấp những kiên thức chuyên sâu của chuyên ngành: Chuyển pha trong vật liệu – Lý thuyết điện tử trong vật liệu – Các phương pháp phân tích cấu trúc – Công nghệ nhiệt luyện – Xử lý bề mặt – Thiết bị và Thiết kế xưởng nhiệt luyện – Công nghệ vật liệu tiên tiến – Hợp kim kệ sắt – Kim loại và Hợp kim màu – Vật liệu phi kim loại… Sau khi học xong chuyên ngành này, sinh viên có khả năng ứng dụng các khoa học kỹ thuật về vật liệu và nhiệt luyện vào trong thực tế cuộc sống.

Chuyên ngành Luyện kim đen

Kỹ sư chuyên ngành Luyện kim đen được trang bị những kiến thức chung về Toán, Lý, Hóa, kiến thức cơ bản dành cho ngành tương tự như sinh viên chuyên ngành Cơ học biến dạng và Các kim loại, ngoài ra còn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Lý thuyết các quá trình luyện kim – Nguyên liệu luyện kim – Công nghệ luyện gang – Công nghệ luyện lim phi cốc – Công nghệ luyện thép – Công nghệ luyện thép hợp kim và Luyện thép đặc biệt – Công nghẹ luyện ferro – Công nghệ đúc thỏi thép – Công nghệ tinh luyện kim loại – Ăn mòn và Bảo vệ kim loại – Cơ sở thiết kế nhà máy luyện kim – An toàn lao động và Bảo vệ môi trường trong nghệ luyện kim… Khi ra trường sinh viên có khả năng làm việc tại các sở nghiên cứu, sản xuất gia công và phân phối các vật liệu luyện kim trong toàn quốc.

Vật liệu Polyme

Chuyên ngành Vật liệu Polyme nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về Toán, Lý, Hoá: Đại số và hình học giải tích – Vật lý chất rắn – Kỹ thuật điện – Nhiệt động lực học kỹ thuật – Truyền nhiệt thiết bị trao đổi nhiệt – Hoá… cùng với các kiến thức cơ bản dành cho chuyên ngành: Hoá lý Polyme – Vật liệu học – Kỹ thuật sản xuất chất dẻo – Kỹ thuật gia công Polyme… đồng thời còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Vật liệu kim loại – Vật liệu Silicat – Công nghệ chất tạo màng… Ngoài ra sinh viên còn được lựa chọn rất nhiều môn học bổ trợ kiến thức cho chuyên ngành: Polyme sinh học và Polyme phân huỷ – Phương pháp thiết kế sản phẩm cao su, nhựa – Các phương pháp tính và đánh giá Polyme – cao su biến tính và cao su blend – Gia công Polyme bằng phương pháp ép phun và đùn trục vít – nghiên cứu vi cấu trúc vật liệu – nhiệt động lực học vật liệu – gia công vật liệu – Giản đồ pha và chuyển pha…

Sau khi ra trường sinh viên có khả năng thiết kế, gia công chế tạo, ứng dụng và vận hành dây chuyền sản xuất cho các đơn vị hoạt động liên quan đến ngành công nghệ vật liệu nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất vật liệu Polyme…

Vật liệu màng mỏng

Chuyên ngành công nghệ vật liệu màng mỏng trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản về công nghệ và chế tạo vật liệu màng mỏng thông qua nội dung các môn học về cấu trúc, tính chất và ứng dụng của màng mỏng, một số phương pháp chế tạo màng mỏng kim loại, ceramic, polyme và các phương pháp khảo sát cấu trúc, tính chất màng mỏng.

Các ngành thuộc lĩnh vực khoa học vật liệu khác: Công nghệ và Thiết bị gia công chất dẻo

Kỹ thuật Điện lạnh

Điện lạnh là một chuyên ngành kỹ thuật, đào tạo lý thuyết song song với thực hành nhằm giúp người học rèn luyện nâng cao tay nghề. Khác với nhiều ngành nghề khác, ngành điện lạnh được đào tạo ở khá nhiều trình độ: Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và cả các trung tâm dạy nghề.Trong cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta đang được đẩy mạnh, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện đáng kể, do đó kỹ thuật lạnh và điều hoà không khí ngày càng được sự quan tâm của xã hội. Kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí là một ngành không thể thiếu trong đời sống cũng như trong sản xuất công nghiệp. Nó góp phần cải thiện điều kiện sống, điều kiện làm việc của mọi người cũng như đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp.

Ngành Điện lạnh sẽ đào tạo liên ngành Điện lạnh, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật về điện, nhiệt. Sinh viên có khả năng nắm vững các kiến thức cơ bản của kỹ thuật điện, kỹ thuật nhiệt lạnh, điện lạnh công nghiệp, có khả năng tham gia thiết kế, triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống điện lạnh công nghiệp.

Khi học ngành này, học viên được trang bị những kiến thức cơ bản về toán, vật lý, cơ điện, điện tử, điều khiển nhiệt động, truyền nhiệt, cơ học chất lỏng. Trang bị kiến thức và kĩ năng chuyên môn về lạnh, điều hòa không khí, nhiệt điện, năng lượng mới… Kỹ sư ngành này có thể thiết kế các kho mát, kho lạnh, trạm lạnh, hệ thống thiết bị tăng ẩm, khí lạnh và hệ thống điều hoà không khí; thiết kế các thiết bị sấy, các lò hơi công nghiệp; thiết kế các tuabin hơi – tuabin khí; nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió; nghiên cứu ứng dụng công nghệ nhiệt lạnh

Sinh viên ra trường có thể làm tại các nhà máy công nghịêp nhẹ, công ty cơ điện lạnh, cao ốc văn phòng, công ty kinh doanh thiết bị lạnh, các kho lạnh bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm v.v……

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Kỹ sư điện lạnh có thể về công tác ở các tổ kỹ thuật cơ điện lạnh để đảm bảo công việc vận hành, bảo dưỡng các hệ thống lạnh hệ thống điều hòa không khí của các cơ quan, công sở quan trọng của nhà nước. Cũng không ít kỹ sư, kỹ thuật viên đang thiết kế hệ thống lạnh cho các công trình xây dựng.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công Nghệ Nhiệt Lạnh có thể làm việc trong các lĩnh vực sau:

Trong các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ như: nhà máy giấy, nhà máy thực phẩm, nhà máy dệt, nhà máy đông lạnh, nhà máy đường, xí nghiệp sản xuất nhựa, xí nghiệp dược phẩm, các công ty cơ điện lạnh, các nhà máy nhiệt điện, các cao ốc văn phòng, nhà hàng, khách sạn lớn, các siêu thị, cảng, sân bay, các công ty kinh doanh thiết bị lạnh. Bên cạnh những nơi được nêu ra ở trên, sinh viên tốt nghiệp ngành Nhiệt Lạnh còn có thể làm việc ở các công ty nước ngoài, các công ty tư vấn thiết kế và nhiều lĩnh vực khác có liên quan đến ngành này.

Xây dựng:

Xây dựng là một lĩnh vực khoa học kỹ thuật ứng dụng, nghiên cứu thiết kế, xây dựng và quản lý các công trình xây dựng phục vụ cộng đồng, xã hội: từ các công trình công cộng, các dự án có quy mô lớn, nhỏ hay đến những căn hộ, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình. Trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bộ mặt xã hội được thể hiện một phần qua những công trình xây dựng: Từ các công trình công cộng thể hiện mỹ quan, bản sắc văn hóa dân tộc, đến những công trình mang tầm quốc gia, thể hiện sự lớn mạnh của đất nước như các công trình về thủy điện, năng lượng, giao thông…

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Với mục tiêu tạo ra những công trình xây dựng cho xã hội, người làm trong lĩnh vực xây dựng chịu trách nhiệm nghiên cứu, điều tra đánh giá tác động của công trình tới xã hội và ngược lại, từ đó lập kế hoạch thiết kế và thi công công trình thông qua các công việc cụ thể như:

– Nghiên cứu, điều tra, đánh giá các công trình xây dựng;

– Lập kế hoạch và thiết kế những hạng mục cho công trình xây dựng như đường đi, hệ thống thoát nước tại địa điểm xây dựng;

– Đảm bảo các cơ sở pháp lý của dự án thông qua xét duyệt của các ban ngành chức năng;

– Lập ban dự toán và các văn bản hợp đồng cần thiết cho việc xây dựng;

– Quản lý giám sát công trình xây dựng để đảm bảo quá trình xây dựng diễn ra theo đúng bản vẽ đã được duyệt và hợp đồng giữa các bên;

– Đảm bảo công trình xây dựng đáp ứng yêu cầu chất lượng theo qui định;

– Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả…giữa nhà thầu và khách hàng.

Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại: Viện khoa học công nghệ xây dựng, Viện kinh tế xây dựng, trung tâm tư vấn thiết kế xây dựng, trung tâm kiểm định an toàn xây dựng, các phòng quản lý kỹ thuật, quản lý các dự án công trình giao thông, các trung tâm đầu tư, kinh doanh bất động sản, các cục, vụ khảo sát thiết kế xây dựng, cục quản lý xây dựng công trình, các công ty, trung tâm thiết kế thi công công trình….

Một số ngành đào tạo trong lĩnh vực xây dựng:

Công nghệ Kĩ thuật xây dựng

Ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng có chuyên ngành là xây dựng dân dụng và công nghiệp, được đào tạo trang bị cho học viên kiến thức cơ sở thuộc khối khoa học tự nhiên cùng kiến thức, kỹ năng hoàn thành các công việc khảo sát, lập dự án xây dựng, đánh giá tác động của môi trường và quản lý kinh tế xây dựng, có khả năng đảm đương công việc của kỹ sư thiết kế và kỹ sư thi công, cán bộ quản lý trong các tổ chức, doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp xây dựng dân dụng, công nghiệp giao thông vận tải nói riêng.

Kỹ sư sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng có thể đảm nhiệm công tác tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thi công các công trình dân dụng (nhà, cao ốc…), các công trình công nghiệp (nhà xưởng, nhà máy thủy điện…), xây dựng và nghiên cứu các khu đô thị, khu công nghiệp, các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các đơn vị tư vấn thiết kế, các doanh nghiệp xây dựng (các công ty trong nước, các tổ chức liên doanh và hãng nước ngoài), các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước…

Xây dựng công trình

Chuyên ngành xây dựng công trình cung cấp cho sinh viên ngoài các kiến thức chung dành cho sinh viên khối khoa học tự nhiên như: Giải tích – Xác suất thống kê – Vật lý – Hoá học… kiến thức cơ bản về xây dựng và xây dựng cầu đường: Thiết kế đường ô tô – Công trình thuỷ – Địa chất công trình… và những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Thi công và khai thác cầu – Xây dựng đường – Thi công đường… ngoài ra sinh viên cũng sẽ được học một số môn học theo tín chỉ nhằm bổ trợ kiến thức cho chuyên ngành như: Kết cấu tháp trụ – tin học trong quản lý…

Khi ra trường, sinh viên có khả năng xây dựng các tuyến đường ô tô thông dụng, các trục đường cao tốc, quy hoạch các mạng lưới đường, các công trình thoát nước, cầu cống, có khả năng tham gia nghiên cứu và giải quyết các vấn đề có liên quan. Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc tại các viện khoa học xây dựng, các công ty xây dựng…

Xây dựng dân dụng và công nghiệp

Đào tạo kỹ sư chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp có các kiến thức chung về Toán, Lý, Hoá và các môn khoa học tự nhiên khác, kiến thức cơ bản dành cho chuyên ngành: Kỹ thuật điện – Vật liệu xây dựng – kết cấu bê tông – Nền móng…. Cùng với khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Kỹ thuật thi công – Kết cấu thép – Công trình giao thông – Công trình trên đất yếu – Đàn hồi ứng dụng và phát triển hạ tầng… Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được cung cấp thêm một số môn học theo tín chỉ để bổ trợ kiến thức cho chuyên ngành: Bê tông cốt thép ứng lực trước – Kết cấu tháp trụ – Nhà nhiều tầng – Tin học trong quản lý…

Tốt nghiệp chuyên ngành này sinh viên có khả năng thiết kế, tính toán hạng mục công trình, giám sát thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp nói riêng và các công trình xây dựng nói chung. Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại các viện khoa học công nghệ xây dựng, các công ty, tập đoàn xây dựng….

Máy xây dựng

Sinh viên chuyên ngành Máy xây dựng được học ngoài những kiến thức chung dành cho khối Khoa học tự nhiên: Giải tích – Đại số, Hình giải tích – Xác suất thống kê – Vật lý – Nhập môn Quản trị học – Tâm lý học.. là các kiến thức cơ bản về ngành: Vật liệu cơ khí – Nguyên lý máy – Vẽ kỹ thuật cơ khí – Chi tiết máy – Dung sai lắp ghép – Cơ sở thiết kế máy xây dựng – Công nghệ gia công kim loại – Máy nâng chuyển – Điều khiển tự động… không những thế sinh viên còn được trang bị khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Máy làm đất – Trang bị điện – Truyền động thủy khí – Kết cấu thép máy xây dựng – Khai thác máy xây dựng – Nghiên cứu thí nghiệm máy xây dựng – An toàn lao động – Máy và Thiết bị làm đất – Máy sản xuất vật liệu xây dựng – Kỹ thuật thi công xây dựng – Công nghệ vật liệu xây dựng…

Khi ra trường sinh viên chuyên ngành có thể vận hành, sửa chữa, thiết kế các loại máy dùng trong ngành xây dựng. Và có thể làm việc tại các viện nghiên cứu cơ khí, viện nghiên cứu và phát triển cơ khí xây dựng, các công ty cơ giới và xây lắp, công ty cơ khí xây dựng…..

Vật liệu và Cấu kiện xây dựng

Ngành vật liệu và cấu kiện xây dựng trang bị cho sinh viên không chỉ có kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên như: Giải tích – Đại số và Hình giải tích – Xác suất thống kê – Hình họa – Vật lý – Cơ học – Hóa học… mà còn có những kiến thức cơ bản dành cho ngành là: Vật liệu polyme – Hóa học các vật liệu vô cơ – Công nghệ hóa học – Kiên trúc dân dụng và công nghiệp – Điện tử công nghiệp – Vật lý kiến trúc… đồng thời sinh viên còn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Hóa silicat – Bê tông cốt thép – Kinh tế Công nghệ vật liệu xây dựng – An toàn lao động – Máy sản xuất vật liệu xây dựng – Vật liệu cách nhiệt – Công nghệ gốm xây dựng – Thủy tinh xây dựng – Công nghệ chất kết dính vô cơ…

Dây truyền sản xuất gạch ngói xây dựng

Sau khi học xong kỹ sư chuyên ngành có khả năng thiết kế công nghệ sản xuất, vận hành dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng như bê tông, gốm, xi măng; nghiên cứu vật liệu mới; biết lựa chọn và sử dụng vật liệu một cách thích hợp và hiệu quả, biết kiểm định và thí nghiệm vật liệu xây dựng trong công trình. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các viện khoa khọc vật liệu, vật liệu ứng dụng, viện nghiên cứu vật liệu xây dựng, các tập đoàn côn gnghiệp cơ khí, xi măng, công nghiệp và vật liệu xây dựng các sở công nghiệp, khoa học và công nghệ….

Giao thông – vận tải:

 

Giao thông vận tải là một ngành đặc thù, vừa trực tiếp tham gia quá trình sản xuất của cải vật chất cho xã hội, vừa thực hiện chức năng chủ đạo của mình là giữ cho huyết mạch giao thông của cả nước luôn được thông suốt.

Theo định hướng phát triển ngành giao thông vận tải đến năm 2020 nhận thấy nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải rất rõ ràng, đó là: Giao thông vận tải phải phát triển đồng bộ cả về kết cấu vận tải và công nghiệp giao thông vận tải theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, đảm bảo giao thông lưu thông suốt, nhanh chóng, an toàn và thuận lợi trên cả nước với trình độ tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, phục vụ mục tiêu đưa Việt Nam trở thành đất nước công nghiệp vào năm 2020, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.

Ngành giao thông vận tải đào tạo 5 chuyên ngành cơ bản là: Vận tải đường sắt, Vận tải đường bộ, Vận tải đường thuỷ, Vận tải hàng không, Vận tải bằng đường ống (đường ống vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu rời). Hiện nay, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nhằm phát triển một cách toàn diện lĩnh vực giao thông vận tải, các trường đào tạo đã phối kết hợp để tổ chức đào tạo các ngành nghề thuộc các lĩnh vực khác như điện tử, công nghệ thông tin, kinh tế… thành những chuyên ngành đặc thù của lĩnh vực giao thông, đáp ứng nhu cầu và tránh sự lệ thuộc vào trương trình và chỉ tiêu đào tạo của các đơn vị khác. Lựa chọn lĩnh vực giao thông vận tải, bạn được trang bị những kiến thức cơ bản của các môn khoa học tự nhiên, tùy thuộc vào chuyên ngành cụ thể bạn lựa chọn, bạn sẽ được trang bị các kiến thức chuyên ngành cụ thể của lĩnh vực bạn lựa chọn.

Trong ngành Giao thông vận tải có nhiều vị trí làm việc với nghiệp vụ khác nhau và điều kiện làm việc cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, kỹ sư làm việc trong ngành này có đôi nét giống như ngành xây dựng, thường phải đi theo các công trình. Bởi vậy, điều kiện làm việc của họ khá linh hoạt, yêu cầu cao về sức khoẻ.

Ngành Giao thông vận tải luôn được nhà nước chú trọng đầu tư phát triển bởi đây vừa là điều kiện, vừa là nội dung cơ bản trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngành đang rất cần những kỹ sư, nhà quản trị, chuyên gia giỏi để đảm bảo hoạch định chiến lược, xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong ngành, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Trong ngành Giao thông vận tải có nhiều vị trí làm việc với nghiệp vụ khác nhau và điều kiện làm việc cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, kỹ sư làm việc trong ngành này có đôi nét giống như ngành xây dựng, thường phải đi theo các công trình. Bởi vậy, điều kiện làm việc của họ khá linh hoạt, yêu cầu cao về sức khoẻ.

Ngành Giao thông vận tải luôn được nhà nước chú trọng đầu tư phát triển bởi đây vừa là điều kiện, vừa là nội dung cơ bản trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngành đang rất cần những kỹ sư, nhà quản trị, chuyên gia giỏi để đảm bảo hoạch định chiến lược, xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong ngành, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội.

Một số ngành đào tạo trong lĩnh vực giao thông, vận tải:

Kỹ thuật công trình giao thông

Kỹ sư xây dựng công trình giao thông được trang bị ngoài những kiến thức chung dành thuộc khối khoa học tự nhiên: Giải tích – phương pháp tính – Nhiệt kỹ thuật – kỹ thuật điện – cơ học – Vât lý – Hoá học …kiến thức cơ bản về ngành xây dựng công trình giao thông: Vật liệu xây dựng – Thuỷ lực cơ sở – sức bền vật liệu – thuỷ lực công trình – địa chất công trình – máy xây dựng – động lực học công trình – kết cấu bê tông cốt thép – lý thuyết đàn hồi – kinh tế xây dựng – luật xây dựng – môi trường trong xây dựng …Trên cơ sở khối kiến thức đã được cung cấp sinh viên sẽ được đi vào nghiên cứu chuyên ngành với khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành riêng:

+ Chuyên ngành cầu hầm : Đường sắt, an toàn – Thiết kế mô hình nền và móng – thiết kế đường ô tô – tự động hoá thiết kế cầu đường – kết cấu thép – thuỷ văn công trình – mố trụ cầu – cầu thép – cầu bê tông cốt thép – thi công cầu – Thiết kế mô hình cầu thép – Đường thành phố và tổ chức giao thông – Thi công đường ô tô – Thiết kế hầm – Thi công hầm – Chuyên đề cầu hầm – Thiết kế mô hình thi công cầu – Kiểm định cầu …Để khi ra trường kỹ sư chuyên ngành cầu hầm có khả năng đảm nhiệm các công việc nghiên cứu, thiết kế, tư vấn giám sát, quản lý dự án, thi công xây dựng các công trình cầu, đường …

+ Chuyên ngành xây dựng công trình thuỷ: quy hoạch kiến trúc cảng – Hải văn công trình – Kết cấu đường bộ và đường sắt – công trình bến cảng – Thiết kế mô hình công trình bến cảng – lập và phân tích dự án xây dựng giao thông – xây dựng đường ôtô và sân bay – Hoạt động bến cảng và an toàn – Nhà máy sửa chữa và đóng mới tàu thủy – Động lực học sông biển – quy hoạch và thiết kế sân bay – công nghệ xây dựng cảng, đường thủy – Thiết kế mô hình công nghệ xây dựng cảng, đường thủy – công trình ben bờ và thềm lục địa… Ra trường, kỹ sư chuyên ngành này có khả năng nghiên cứu, thiết kế, tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác các công trình giao thông thuỷ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành giao thông vận tải…

+ Chuyên ngành xây dựng đường bộ: Thiết kế yếu tố hình học đường ôtô – Tự động hoá thiết kế cầu đường – phương pháp số trong xây dựng – kết cấu thép – thuỷ văn công trình – mố trụ cầu – thiết kế nền đường và các công trình trên đường – Đường thành phố & tổ chức giao thông – xây dựng đường ôtô – thiết kế mặt đường ôtô – cầu thép – cầu bê tông cốt thép – thi công cầu – chuyên đề đường ôtô – Thiết kế mô hình xây dựng đường ôtô – Thiết kế mô hình khảo sát thiết kế đường ôtô – Tổ chức thi công đường và xí nghiệp phụ – Thiết kế mô hình tổ chức thi công và xí nghiệp phụ – bảo dưỡng sửa chữa và thí nghiệm đường ôtô – xây dựng đường ôtô… Tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành có khả năng nghiên cưú, tư vấn thiết kế, tổ chức xây dựng và khai thác các công trình: đường ô tô, đường đô thị các cấp…

Thi công đường bộ

+ Chuyên ngành đường sắt: Khảo sát và thiết kế đường sắt – kết cấu tầng trên đường sắt – thi công đường sắt – Thiết kế mô hình nền đường sắt – nền, hầm đường sắt – cầu thép – thi công cầu – Thiết kế mô hình thi công đường sắt – kỹ thuật sửa chữa đường sắt – thiết kế đường ôtô – bảo dưỡng sửa chữa đường ôtô – xây dựng mặt đường ôtô… để sau khi ra trường, kỹ sư chuyên ngành đường sắt có khả năng nghiên cứu, tư vấn thiết kế, tổ chức xây dựng và khai thác các công trình đường sắt các cấp, đường ô tô…

+ Chuyên ngành cầu, đường bộ: Cầu thép – cầu bê tông cốt thép – thi công cầu – đường thành phố & tổ chức giao thông – thi công đường ôtô – thiết kế đường ô tô – Thiết kế mô hình cầu thép – Thiết kế mô hình thiết kế đường ôtô – bảo dưỡng sửa chữa đường ôtô – kiểm định cầu.. để sau khi học xong, sinh viên Chuyên ngành cầu – đường bộ có khả năng thiết kế, thi công và tổ chức thi công, kiểm định, khai thác công trình cầu đường…

Thi công cầu đường bộ

+ Chuyên ngành cầu – đường sắt: Thiết kế mô hình cầu thép – nền đường sắt – thi công đường sắt – cầu bê tông cốt thép – thi công cầu – cầu thép – hầm đường sắt – công nghệ xây dựng & sửa chữa cầu đường bộ và đường sắt – kiểm định cầu – khảo sát và thiết kế đường sắt – kỹ thuật sửat chữa đường sắt – kết cấu tầng trên đường sắt – Chuyên đề cầu đường…để khi ra trường, sinh viên có khả năng đảm nhiệm các công việc nghiên cứu, thiết kế, tư vấn giám sát, quản lý dự án, thi công xây dựng các công trình cầu, đường sắt…

+ Chuyên ngành công trình giao thông công chính: Quy hoạch và kiến trúc đô thị – cấp thoát nước đô thị – Lập phương án cầu đường sắt và đường bộ – kết cấu hầm đường sắt & đường bộ – phương pháp số trong xây dựng – kết cấu cầu thép đường sắt & đường bộ – kết cấu cầu bê tông cốt thép đường sắt & đường bộ – Thiết kế mô hình thiết kế đường ô tô và đường đô thị – thiết kế đường ôtô & đô thị – chiếu sáng đô thị – xây dựng dân dụng và công nghiệp – tự động hoá thiết kế cầu đường – công nghệ xây dựng và sửa chữa cầu – chẩn đoán giao thông vận tải – xây dựng đường ôtô& đường đô thị – bảo dưỡng sửa chữa và khai thác đường và ĐĐT… Đào tạo kỹ sư chuyên ngành này có khả năng nghiên cứu, tư vấn thiết kế, tổ chức xây dựng và khai thác các công trình: đường ôtô& đường đô thị …

+ Chuyên ngành công trình giao thông thành phố: Lập phương án cầu đường bộ& đường sắt – lập và phân tích dự án xây dựng giao thông – quy hoạch và kiến trúc đô thị – thiết kế đường ôtô& đường đô thị – Kết cấu cầu bê tông cốt thép đường bộ và đường sắt – công nghệ xây dựng và sửa chữa cầu – chẩn đoán công trình giao thông – kết cấu cầu đặc biệt – Thi công đường ôtô& đường đô thị …Các kỹ sư chuyên ngành công trình giao thông thành phố có khả năng đảm nhiệm các công trình nghiên cứu, thiết kế, tư vấn giám sát, quản lý dự án, thi công xây dựng các công trình cầu, đường, hầm giao thông…

+ Chuyên ngành tự động hoá thiết kế cầu đường: Cấu trúc và cơ sở dữ liệu trong xây dựng – Lập trình hướng đối tượng trong xây dựng – tổng luận công trình giao thông – phương pháp phần tử hữu hạn ứng dụng – công nghệ CAD trong xây dựng – Mô hình hoá và phân tích tính toán kết cấu – cấu tạo máy tính và mạng – chẩn đoán công trình giao thông – ứng dụng các phần mềm trong thiết kế cầu đừơng(TKCĐ) – internet – Thiết kế mô hình ứng dụng các phần mềm trong TKCĐ – công nghệ xây dựng và sửa chữa cầu – công nghệ phần mềm trong xây dựng – chuyên đề tự động hoá TKCĐ – GIS…đồng thời chuyên ngành cũng sẽ cung cấp các kỹ năng, nghiệp vụ về cách tổ chức thi công, thiết kế các công trình giao thông ….để khi ra trường, sinh viên ngành này có khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành 1 cách linh hoạt và có hiệu quả vào trong những lĩnh vực có liên quan…

+ Chuyên ngành xây dựng hạ tầng đô thị: Cấp nước – tổ chức thi công các công trình cơ sở hạ tầng – thoát nước – thiết kế nhà – thiết kế nhà và các công trình trên đường – Thiết kế mô hình thoát nước – Thiết kế mô hình quy hoạch và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật – kỹ thuật chiếu sáng – chuyên đề viết về kết cấu xây dựng mới – kỹ thuật thi công các công trình cơ sở hạ tầng – Thiết kế mô hình kỹ thuật thi công các công trình cơ sở hạ tầng – quản lý, khai thác.bảo dưỡng và sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng… Ra trường, sinh viên Chuyên ngành xây dựng hạ tầng đô thị có khả năng nghiên cứu, thiết kế, quy hoạch, quản lý, và thi công các công trình cơ sở hạ tầng đơn lẻ hoặc cả mạng lưới các công trình cơ sở hạ tầng cho 1 thành phố, 1 thị xã, 1 thị trấn, 1 khu vực dân cư hoặc khu công nghiệp….

+ Chuyên ngành vật liệu và công nghệ xây dựng : Cơ sở lý thuyết của công nghệ vật liệu xây dựng – kết cấu thép – tự động hoá thiết kế cầu đường – mố trụ cầu – xây dựng và sửa chữa cầu đường bộ và đường sắt – công nghệ xây dựng đường sắt tốc độ cao – Thiết kế mô hình thi công đường ôtô – Thi công đường ôtô – Thiết kế mô hình kết cấu cầu thép đường bộ và đường sắt – Thiết kế mô hình kết cấu bê tông cốt thép đường bộ và đường sắt – Kết cấu bê tông cốt thép đường bộ và đường sắt – tổ chức xây dựng công trình giao thông – công nghệ kết cấu thép – Thiết kế mô hình công nghệ kết cấu thép – thử nghiệm vật liệu và công trình xây dựng – chẩn đoán công trình giao thông – bê tông át phan – công nghệ bê tông và khoan cắt bê tông – Thiết kế mô hình công nghệ bê tông và khoan cắt bê tông – công nghệ xây dựng và sửa chữa cầu… để sau khi học xong, sinh viên có khả năng nghiên cứu, thiết kế và quản lý công nghệ xây dựng các công trình giao thông …..

+ Chuyên ngành địa kỹ thuật công trình giao thông : Đánh giá chất lượng móng – Thiết kế mô hình khảo sát địa kỹ thuật – khảo sát địa kỹ thuật – xử lý và gia cố móng – Thiết kế mô hình cải tạo đất đá – các phần mềm tin học trong tính toán địa kỹ thuật – cải tạo đất đá… cùng với những công nghệ, kỹ thuật xây dựng công trình giao thông… để sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng tính toán.thiết kế và giải quyết các vấn đề địa kỹ thuật cho các công trình giao thông, đồng thời cũng có thể làm các phần việc của các kỹ sư xây dựng cầu đường nói chung…

+ Chuyên ngành đường ô tô và sân bay: Quy hoạch cảng hàng không – thiết kế mô hình thiết kế đường ô tô& sân bay – thiết kế đường ô tô& sân bay – đường thành phố và tổ chức giao thông – tổ chức thi công đường ô tô&sân bay – thiết kế mô hình thiết kế sân bay – thiết kế sân bay – xây dựng nền đường ô tô& sân bay… nhằm đoà tạo kỹ sư Chuyên ngành có khả năng khảo sát, thiết kế, quy hoạch và thi công, khai thác đường ô tô các loại và cảng hàng không(đường băng, bãi đỗ của máy bay)…

+ Chuyên ngành đường hầm và metro: Thiết bị khai thác Metro – mố trụ cầu – cầu thép – hầm và metro – thi công hầm và metro – cầu bê tông cốt thép – thiết kế mô hình cầu thép – thi công cầu – thi công hầm và metro – thiết kế mô hình thi công hầm và metro – kiểm định cầu hầm – chuyên đề hầm và metro – đường sắt – đường ô tô& tổ chức giao thông – thiết kế đường ô tô….Tốt nghiệp, sinh viên Chuyên ngành này có khả năng tính toán, thiết kế kỹ thuật, xây dựng, bảo trì, khai thác các công trình đường hầm và đường tàu điện ngầm trong đô thị….(Metro)…

Vận tải – khai thác vận tải

+ Chuyên ngành vận tải ô tô:

Chuyên ngành vận tải ô tô cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung của khối A : Hoá học – Đại số – Vật lý – Tin – Toán kinh tế – giải tích …Những kiến thức cơ bản về nhóm ngành kinh tế, kinh tế vận tải :Nguyên lý thống kê kinh tế – Luật kinh tế – Khoa học quản lý – kinh tế vĩ mô – toán kinh tế – tài chính tiền tệ – kinh tế phát triển – kinh tế công cộng – kinh tế môi trường – kinh tế vận tải ….song song với các kiến thức cơ bản dành cho chuyên ngành kinh tế Vận tải ôtô :quản lý nhà nước về Vận tải ôtô – thị trường tài chính trong Vận tải ôtô – chiến lược phát triển ngành Vận tải ôtô – công nghệ bảo dưỡng sửa chữa ô tô… Đồng thời sẽ tạo cho sinh viên có kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành về khai thác và quản lý Vận tải ôtô : Điều tra trong Vận tải ôtô – thống kê Vận tải ôtô- định mức kinh tế kỹ thuật Vận tải ôtô – tài chính doanh nghiệp Vận tải ôtô – bảo hiểm và an toàn Vận tải ôtô – tổ chức vận tải hàng hoá bằng ô tô – kế toán doanh nghiệp Vận tải ôtô – tổ chức vận tải hành khách bằng ô tô – thương vụ Vận tải ôtô- quản lý dự án đầu tư trong Vận tải ôtô – phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp Vận tải ôtô … để khi ra trường sinh viên có khả năng quản lý, kinh doanh và khai thác vận tải đường bộ gồm vận tải hành khách trong thành phố bằng đường bộ nói chung và Vận tải ôtô nói riêng đặc biệt là vận tải xe buýt trong đô thị …

+ Chuyên ngành vận tải đa phương thức:

Trong quá trình học tập chuyên ngành vận tải đa phương thức sinh viên được trang bị những kiến thức chung dành cho khối khoa học tự nhiên giống như chuyên ngành vận tải ô tô, ngoài ra, chuyên ngành còn cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về khai thác kỹ thuật và kinh tế vận tải : Phương tiện giao thông vận tải – cơ sở hạ tầng giao thông vận tải – địa lý giao thông vận tải – tổ chức xếp dỡ – quy hoạch giao thông vận tải – thương vụ vận tải – bảo hiểm giao thông vận tải …trên cơ sở đó sinh viên sẽ được nghiên cứu kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành vế kỹ năng tổ chức quản lý vận tải : Thống kê vận tải – công nghệ vận tải đường sắt – tổ chức khai thác đội tàu – tổ chức vận tải hàng hoá – tổ chức quản lý doanh nghiệp – maketting – an toàn giao thông – Tổ chức vận tải hành khách – Liên vận quốc tế – Phân tích đánh gía dự án đầu tư – thiết kế cơ sở sản xuất vận tải …sau khi ra trường, sinh viên chuyên ngành vận tải đa phương thức có khả năng quản lý kinh doanh và khai thác vận tải đa phương thức phối hợp và gắn kêt đa dạng các phương thức vận tải khác nhau trong hệ thống vận tải để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong quá trình vận tải trong nước cũng như quốc tế …

+ Chuyên ngành vận tải – kinh tế đường bộ và thành phố:

Sinh viên chuyên ngành vận tải kinh tế đường bộ và thành phố được trang bị những kiến thức chung về khối khoa học cơ bản mà còn được học những kiến thức cơ bản dành cho ngành thuộc lĩnh vực khai thác kỹ thuật và kinh tế vận tải giống như chuyên ngành vận tải Vận tải ôtô, để từ đó sẽ đi vào nghiên cứu các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành vế khai thác và tổ chức quản lý vận tải đường bộ và giao thông đô thị : thống kê Vận tải ôtô – tổ chức quản lý doanh nghiệp – khai thác cơ sớ vật chất kỹ thuật giao thông vận tải đô thị – thiết kế mô hình tổ chưc vận tải hành khách – tổ chức và an toàn giao thông đường bộ – tổ chức vận tải hành khách – thiết kế cơ sở sản xuất vận tải – phân tích đánh giá dự án đầu tư giao thông vận tải – phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh … Ra trường kỹ sư chuyên ngành này có khả năng quản lý, kinh doanh và khai thác vận tải đường bộ gồm vận tải hành khách trong thành phố và Vận tải ôtô và vận tải xe buýt trong đô thị …

+ Chuyên ngành điều khiển các quá trình vận tải

Chương trình đào tạo chuyên ngành điều khiển các qúa trình vận tải (Quản trịVT) nhằm cung câp kiến thức chung về khối khoa học cơ bản, kiến thức cơ bản dành cho ngành giống như chuyên ngành Vận tải ôtô, nhưng bên cạnh đó khi theo chuyên ngành này sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành :Mạng lưới giao thông – thiết kế mô hình điều khiển chạy tàu – trên đường sắt – điều khiển chạy xe trên đường bộ – chỉ huy vận hành đoàn tàu thuỷ – điều khiển cảng hàng không sân bay – kế hoạch vận tải đường sắt – điều khiển chạy tàu trên đường sắt – an toàn giao thông vận tải – thiết kế mô hình kế hoạch vận tải đường sắt – thống kê vận tải – phân tích quá trình vận tải – điều hành phối hợp các phương tiện vận tải – công nghệ vận tải … sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng làm công tác điều khiển, chỉ huy, điều hành các quá trình vận tải trên các phương tiện vận tải (Điều độ đường sắt, điều độ bay, điều độ taxi chỉ huy ra vào cảng biển )

+ Chuyên ngành vận tải đường sắt

Trong thời gian học ở trường ngoài kiến thức chung dành cho khối Khoa học tự nhiên, sinh viên chuyên ngành vận tải đường sắt sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về nhóm ngành kinh tế, kinh tế vận tải tương tự như sinh viên chuyên ngành Vận tải ôtô, đồng thời chuyên ngành này còn cung cấp các kiến thức cơ bản về công nghệ vận tải, các kiến thức về tổ chưc điều hành công tác khai thác vận tải của ngành đường sắt, trên cơ sở đó đi vào nghiên cứu kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành về các phương pháp nghiên cứu công nghệ vận tải và phát triển ngành đường sắt … để sau khi tốt nghiệp các kỹ sư vận tải đường sắt có thể làm công tác nghiên cứu kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành về các phương pháp nghiên cứu công nghệ vận tải và phát triển ngành đường sắt có thể làm công tác nghiên cứu những vấn đề có tính chất vĩ mô của ngành đường sắt như lập dự án đầu tư, chiến lược phát triển giao thông vận tải, như ở các bộ phận điều độ chỉ huy chạy tàu trên các tuyến và các ga lớn …

+ Chuyên ngành vận tải đường bộ và thành phố

Sinh viên chuyên ngành vận tải đường bộ và thành phố được đào tạo ngoài các kiến thức chung về khối A và những kiến thức cơ bản về ngành kinh tế, kinh tế vận tải cũng giống như chuyên ngành Vận tải ôtô thì còn được cung cấp các kiến thức cơ bản dành cho chuyên ngành cùng khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành về các lĩnh vực tổ chức khai thác và quản lý giao thông vận tải đô thị .Ngoài ra sinh viên được trang bị những kĩ năng, nghiệp vụ về công nghệ thông tin hiện đại như: Tự động hoá thiết kế mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng ; tổ chức điều hành mạng lưới giao thông đô thị, tự động hoá quản lý … để sau khi học xong có thể làm tại các cơ quan quản lý nghiệp vụ, quản lý nhà nước về giao thông vận tải đô thị ;các Viện hoặc các trường đào tạo về giao thông vận tải ; các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và khai thác cơ sở hạ tầng giao thông đô thị ;các cơ quan tư vấn về lĩnh vực giao thông vận tải đô thị …

+ Chuyên ngành vận tải và kinh tế đường sắt

Trong thời gian theo học chuyên ngành này ngoài phần kiến thức chung của khối khoa học cơ bản thì sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản dành cho ngành kinh tế và kinh tế vận tải giống như sinh viên chuyên ngành Vận tải ôtô, đồng thời sinh viên còn được học thêm các kiến thức cơ bản về công nghệ vận tải bên cạnh đó cũng được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành về tổ chức, quản lý kinh tế và điều hành công tác vận tải của ngành đường sắt….

Cơ giới hoá xếp dỡ

Chuyên ngành cơ giới hóa xếp dỡ máy xây dựng: được kiến thức chuyên ngành máy xây dựng, máy nâng chuyển như: Máy xây dựng, cơ khí ô tô, cơ giới hoá xếp dỡ của trường giao thông vận tải TP.HCM, chương trình đào tạo các ngành có tên trên của trường Đại học Giao thông vận tải cũng sẽ cung cấp cho sinh viên không chỉ có kiến thức chung dành cho khối Khoa học tự nhiên, mà còn trang bị các kiến thức cơ bản về ngành, trên cơ sở đó tạo điều kiện để sinh viên đi vào nghiên cứu khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành nhằm đào tạo kỹ sư Chuyên ngành có khả năng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, khai thác, sử dụng và sửa chữa các loại máy xây dựng, xếp dỡ phục vụ trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, xây dựng công nghiệp, bốc xếp và vận chuyển hàng hoá; có khả năng thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô, am hiểu và sử dụng thành thạo cũng như thiết kế, cải tiến các phương tiện hiện đại dùng trên ô tô máy kéo…

Kỹ thuật An toàn giao thông

+ Chuyên ngành kỹ thuật an toàn giao thông:

Đào tạo các kỹ sư có trình độ đại học có khả năng đảm nhiệm công tác thiết kế, quy hoạch an toàn và quản lý an toàn thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, đáp ứng nhu cầu bức xúc về đảm bảo an toàn giao thông quốc gia. Nơi công tác khi ra trường là đảm nhiệm các lĩnh vực công việc về kỹ thuật đảm bảo an toàn giao thông, về quản lý và kiểm soát an toàn giao thông, xử lý tai nạn giao thông, có thể làm việc tại cơ quan quản lý nhà nước về an toàn giao thông (ban an toàn giao thông, ban thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông…), các cơ quan tư vấn về an toàn giao thông, giảng dạy ở các cơ sở giáo dục, nghiên cứu khoa học ở các viện thuộc lĩnh vực an toàn giao thông.

+ Bảo đảm an toàn hàng hải:

Đào tạo kỹ có khả năng quy hoạch, khảo sát, thiết kế, tổ chức thi công các công trình cải tạo đường sông, phao tiêu báo hiệu luồng lạch; quản lý khai thác và duy tu các tuyến giao thông đường thủy, công trình bảo vệ bờ, phao tiêu báo hiệu luồng, công trình chống sa bồi, chắn sóng, thanh thải chướng ngại vật… Ngoài ra kỹ sư ngành này có khả năng lập dự án đầu tư mạng lưới giao thông đường thủy và các công trình bảo đảm an toàn đường thủy.

Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng công trình thủy, các công ty tư vấn, các cơ quan quản lý, đào tạo và các Viện nghiên cứu…

Thủy lợi:

Thủy lợi là một thuật ngữ, tên gọi truyền thống của việc nghiên cứu khoa học công nghệ, đánh giá, khai thác sử dụng có hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Là một ngành khoa học ứng dụng kiến thức của: Toán học, vật lý, hóa học. . .để tìm lời giải cho các bài toán kỹ thuật, gải pháp công nghệ, giải pháp công trình nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước; dự báo, cảnh báo, điều tra cho các dạng thiên tai: lũ lụt, hạn hán, lũ quét. . . Từ đó đưa ra các giải pháp công trình, phi công trình để tận dụng, khai thác có hiệu quả nguồn lợi từ nước đem lại như xây dựng các hồ chứa nước, các công trình thủy điện. . .; hạn chế, khắc phục, giảm nhẹ những thiệt hại cũng do nước gây ra bằng xây dựng các công trình như: đê, kè, đập…

Theo học ngành thủy lợi, học viên được trang bị những kiến thức, kỹ năng chuyên môn của các chuyên ngành cụ thể như: Thủy lợi, Thủy điện, Tài nguyên nước và Môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, không những vậy, hiện tại và trong tương lai không xa, ngành thủy lợi đã dần thay đổi để trở thành một lĩnh vực đa ngành nghề, góp phần chủ động trong thực thi nhiệm vụ, chức năng của ngành. Do vậy khi nói đến những kỹ sư thủy lợi người ta không đơn thuần chỉ nghĩ đến những kỹ sư chuyên xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện hay dân dụng đơn thuần mà họ hầu như đã vươn ra rộng khắp các ngành liên quan đến quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên nước vô cùng quý giá của tổ quốc.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài trên 3.600 km, có hệ thống sông ngòi dày đặc. Việc quản lý, bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên quý báu của đất nước được thể hiện trên các lĩnh vực như: khai thác tổng hợp tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, quản lý lưu vực sông, bờ biển, xây dựng sửa chữa và cải tạo các hệ thống công trình thủy lợi một cách hiệu quả đang là thách thức hàng đầu của toàn ngành.

Đứng trước những thách thức lớn như vậy, ngành Thủy lợi hàng năm được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình mới, các công trình nghiên cứu khoa học, quản lý… Kỹ sư sau khi tốt nghiệp ngành này có thể công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Thủy lợi, Cục Đê điều và Phòng chống lụt bão… Phần lớn trong số họ làm việc tại các công ty xây dựng, tư vấn xây dựng, các công ty tư vấn, xây dựng thủy lợi, các công trình xây dựng nhà máy thủy điện, các nhà máy thủy điện, các viện nghiên cứu chuyên ngành, các ban quản lý dự án, các nhà máy chế tạo, các công ty khai thác và quản lý công trình thủy lợi v.v… Như vậy, cơ hội làm việc trong ngành thủy lợi rất phong phú.

Một số ngành đào tạo trong lĩnh vực thủy lợi

Công nghệ kĩ thuật cấp thoát nước

Sinh viên khi theo học chuyên ngành cấp thoát nước được đào tạo kiến thức chung dành cho sinh viên khối khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Máy bơm và trạm bơm – Cấp nước – Thoát nước dân dụng và công nghiệp – Công nghệ vi sinh – Công trình xử lý nước cấp – Công trình xử lý nước thải – Hệ thống cấp thoát nước trong nhà – Công trình thu nước – Cấp nước và vệ sinh nông thôn – Thiết lập các dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn…

Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư chuyên ngành Cấp thoát nước có khả năng quy hoạch, lập dự án, thiết kế, quản lý các hệ thống cấp thoát nước cho đô thị và nông thôn, quản lý chất lượng nước và vệ sinh môi trường. Kỹ sư cấp thoát nước làm việc tại các công ty vệ sinh môi trường, công ty cấp thoát nước..

Kỹ thuật Môi trường nước

Sinh viên học chuyên ngành Môi trường nước – Quản lý lưu vực được trang bị các kiến thức chung về Toán, Lý, Hóa: Giải tích – Đại số tuyến tính – Xác suất thống kê – Hình họa – Vật lý – Hóa học.. cùng khối kiến thưc cơ bản dành cho ngành Thủy văn môi trường: Địa lý thủy văn, hải dương học – Xử lý thủy văn – Kỹ thuật môi trường – Động lực học dòng sông – Cơ sở môi trường… mà còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Phân tích tính toán thủy văn – Điều khiển hệ thống nguồn nước – Quản lý khai thác hệ thống nguồn nước – Xử lý nước và nước thải – Quản lý chất lượng nước – Quy hoạch và quản lý môi trường – Điều tra thủy văn và môi trường – Khí tượng nông nghiệp – Khí tượng biển – Thủy văn đô thị – Thủy văn nước dưới đất – Chính trị sông và bờ biển…

Sau khi ra trường sinh viên chuyên ngành này có khả năng phân tích, dự báo thủy văn và môi trường, các dự án phát triển tài nguyên nước, quy hoạch và quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước, quản lý lưu vực và bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai…

Kỹ thuật bờ biển

Ngành Kỹ thuật bờ biển trang bị cho sinh viên kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên như: Giải tích – Đại số và Hình giải tích – Xác suất thống kê – Hình họa – Vật lý đại cương – Hóa học đại cương – Cơ học cơ sở… đồng thời cũng sẽ tạo điều kiện để sinh viên đi vào chuyên ngành với những kiến thức cơ bản dành cho ngành cùng với các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Đo đạc và chỉnh lý số liệu thủy văn – Động lực học sông biển – Chỉnh trị sông và Bờ biển – Khí tượng học – Hải dương học – Viễn thám và Hệ thống tin địa lý…

Sau khi học xong chương trình sinh viên chuyên ngành có khả năng thiết kế, thi công, giám sát, quản lý các công trình và vùng bờ biển. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty tư vấn thiết kế chế tạo máy xây dựng, máy thủy lực; quản lý, vận hành, khai thác, cung ứng thiết bị… trong các nhà máy sản xuất, trên các công trình xây dựng thủy lợi, thủy điện…

Quản lý Tài nguyên nước

Kỹ sư Kỹ thuật tài nguyên nước nắm vững các vấn đề về nước và tài nguyên thiên nhiên, thực hiện các công việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý và khai thác có hiệu quả các hệ thống thủy lợi

Ngành trắc địa:

Sinh viên ngành Trắc địa được trang bị những kiến thức chung của khối Khoa học Tự nhiên như: Giải tích, vật lý, Cơ học, hoá học, phương pháp tính, vẽ kỹ thuật xây dựng… được đào tạo các kiến thức cơ bản về Trắc địa và bản đồ: Bản đồ số, Trắc địa, thành lập bản đồ, Toán bản đồ, Địa chất công trình, Lý thuyết sai số và xử lý số liệu đo, An toàn lao động trong trắc địa… ngoài ra sinh viên sẽ được đi vào nghiên cứu những kiến thức chuyên ngành: Định vị vệ tinh GPS – Lưới trắc địa – Hệ thống thông tin địa lý, Quy hoạch sử dụng đất, lập và phân tích dự án, quản lý dự án xây dựng… để khi ra trường Kỹ sư ngành trắc địa có khả năng làm công tác nghiên cứu hoặc làm việc trực tiếp tại các cơ sở có liên quan đến ngành trắc địa và bản đồ…

Ngành mỏ:

Ngành mỏ là một tổ hợp đa ngành kỹ thuật – công nghệ liên quan tới các công tác xây dựng mỏ, khai thác mỏ, làm giàu, chế biến khoáng sản phục vụ cho nền kinh tế quốc dân như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải v.v… Khoáng sản có thể được khai thác dưới lòng đất, dưới đáy biển và đại dương.

Hiện nay, ngành mỏ tiến hành khai thác các loại khoáng sản dạng rắn (than, quặng, vật liệu xây dựng), dạng khí (khí đốt) và dạng lỏng (nước khoáng, nước nóng, nước ngầm, dầu mỏ). Tại một số nước, người ta đã bắt đầu khai thác nhiệt năng trong lòng đất.

Làm việc trong các lĩnh vực ngành mỏ, bạn sẽ được tiếp cận với những công nghệ khai thác tài nguyên khoáng sản tiên tiến, tự mình khám phá những bí ẩn của quá trình khai thác khoáng sản phức tạp và thú vị. Bạn được học những kiến thức chuyên ngành cần thiết và được thực thi chúng một cách nghiêm ngặt trong thực tế để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho quá trình khai thác khoáng sản.

Các mỏ khai thác khoáng sản nằm tại rất nhiều vùng, miền trên suốt chiều dài đất nước, mà nhiều nhất là ở các tỉnh miền núi, trung du. Những năm gần đây, than và dầu khí đã được tìm thấy ở đồng bằng sông Hồng nên trong tương lai bạn sẽ có nhiều cơ hội được làm việc ngay tại các vùng đồng bằng của tổ quốc. Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với tiềm năng khai thác của nhiều loại khoáng sản rất lớn nên cơ hội làm việc trong ngành mỏ rất rộng mở.

Kỹ sư tốt nghiệp ngành mỏ có thể đảm nhiệm các công việc nghiên cứu, thiết kế, điều hành, tổ chức thi công các loại công trình, công tác sản xuất mỏ… Sau khi tốt nghiệp ngành mỏ, bạn có thể làm việc ở các viện, trung tâm nghiên cứu về mỏ, các công ty tư vấn – khảo sát – thiết kế mỏ, các xí nghiệp, cơ sở khai thác khoáng sản. Bạn cũng có thể làm việc trong các lĩnh vực có liên quan như: xây dựng, giao thông, thủy lợi, thủy điện… Ngoài ra, các kỹ sư mỏ còn có cơ hội làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước về khai thác, quản lý tài nguyên khoáng sản và các lĩnh vực liên quan.

Kỹ sư điện:

Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành điện, nguồn nhân lực cho ngành điện cần được đầu tư, phát triển phù hợp, Được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và ngành, có kỹ năng thực hành cao để quản lý, vận hành, thiết kế qui trình công nghệ, thiết kế sửa chữa, tổ chức quản lý quá trình sản xuất: bảo dưỡng, sữa chữa các loại máy, thiết bị và hệ thống nhiệt – điện lạnh thông dụng.Ngành điện – năng lượng là ngành kinh tế, kỹ thuật trọng điểm mang tầm ảnh hưởng chiến lược đến sự phát triển của mọi thành phần kinh tế. Không có điện, mọi lĩnh vực sản xuất bị đình trệ, từ sản xuất đơn lẻ đến sản xuất mang tầm công nghiệp “Ðiện phải đi trước một bước” là quan điểm nhất quán, đúng đắn đã được đề ra từ rất sớm trong các nghị quyết của Ðảng. Trước thời kỳ đổi mới, trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mặc dù nền kinh tế còn có nhiều khó khăn, chúng ta đã quan tâm đầu tư phát triển nguồn và lưới điện. Các công trình nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Bà; nhiệt điện Uông Bí, Phả Lại, Thái Nguyên, Ninh Bình… đã được khởi công xây dựng, đưa vào vận hành, cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho sản xuất, đời sống và chiến đấu.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành điện, nguồn nhân lực cho ngành điện cần được đầu tư, phát triển phù hợp, Được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và ngành, có kỹ năng thực hành cao để quản lý, vận hành, thiết kế qui trình công nghệ, thiết kế sửa chữa, tổ chức quản lý quá trình sản xuất: bảo dưỡng, sữa chữa các loại máy, thiết bị và hệ thống nhiệt – điện lạnh thông dụng.Ngành điện – năng lượng là ngành kinh tế, kỹ thuật trọng điểm mang tầm ảnh hưởng chiến lược đến sự phát triển của mọi thành phần kinh tế. Không có điện, mọi lĩnh vực sản xuất bị đình trệ, từ sản xuất đơn lẻ đến sản xuất mang tầm công nghiệp “Ðiện phải đi trước một bước” là quan điểm nhất quán, đúng đắn đã được đề ra từ rất sớm trong các nghị quyết của Ðảng. Trước thời kỳ đổi mới, trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mặc dù nền kinh tế còn có nhiều khó khăn, chúng ta đã quan tâm đầu tư phát triển nguồn và lưới điện. Các công trình nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Bà; nhiệt điện Uông Bí, Phả Lại, Thái Nguyên, Ninh Bình… đã được khởi công xây dựng, đưa vào vận hành, cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho sản xuất, đời sống và chiến đấu.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Làm việc trong ngành này bạn có điều kiện tiếp xúc với công nghệ hiện đại, có thể công tác trong nhiều môi trường làm việc khác nhau. Ngành điện là một ngành quan trọng và không thể thiếu trong các nhà máy xí nghiệp, các cơ quan cũng như trong sinh hoạt hằng ngày. Nhưng làm việc trong ngành này cũng đòi hỏi bạn phải có tinh thần trách nhiệm cao và đôi khi phải chịu áp lực công việc khá lớn. Ngoài ra làm việc trong ngành này cũng đòi hỏi bạn phải sẵn sàng có thể phải làm một số việc chân tay trong một số trường hợp…

Sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm việc tại các nhà máy điện, các cơ quan xí nghiệp cung cấp điện, đường dây, sản xuất phân phối các thiết bị điện, các trạm điện áp tại các địa phương hoặc cung cấp thiết kế mạng điện cho các công trình xây dựng……

Công nghệ Kĩ thuật Điện

Sinh viên học ngành Công nghệ kỹ thuật điện được cung cấp các kiến thức đại cương thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, kiến thức kỹ thuật cơ sở, cùng với những kiến thức cơ bản chuyên ngành là: Mạch điện – Điện tử cơ bản – Máy điện – Kỹ thuật số – Vi xử lý – Đo lường điện và Thiết bị đo – Đo lường điện và thiết bị đo – Đo lường, cảm biến – Truyền động điện – Hệ thống điều khiển tự động – Giải tích mạng và Mô phỏng trên máy tính – Kỹ thuật truyền số liệu… Đồng thời, sinh viên còn được trang bị kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Hệ thống điện – Cung cấp điện – Điều khiển lập trình – Hệ thống thu thập dữ liệu và Điều khiển – Tính toán sửa chữa dây quấn máy điện…

Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan, nhà máy chuyên về sản xuất, cung cấp, sửa chữa các thiết bị điện. Các trung tâm nghiên cứu năng lượng

Khi ra trường, sinh viên có khả năng cung cấp, phân phối, truyền tải điện năng, có khả năng sửa chữa, thiết kế, bảo dưỡng hệ thống điện…

Điện dân dụng và công nghiệp

Sinh viên học ngành Công nghệ kỹ thuật điện được cung cấp các kiến thức đại cương thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, kiến thức kỹ thuật cơ sở, cùng với những kiến thức cơ bản chuyên ngành phục vụ công tác nghiên cứu, sửa chữa và phát triển công nghệ liên quan đến: Đo lường điện và Thiết bị đo – Truyền động điện; sửa chữa vận hành và bảo vệ các thiết bị điện thuộc các lĩnh vực như máy lạnh, thiết bị gia nhiệt, khởi động động cơ điện, hay các kiến thức liên quan đến bảo vệ và tự động hóa trong các hệ thống, thiết bị điện dân dụng và công nghiệp.

Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại các nhà máy, công ty sản xuất phân phối thiết bị điện, các trạm cung cấp điện, các nhà máy điện….

Nhiệt điện

Nhiệt điện là quá trình biến đổi năng lượng thiên nhiên thành điện năng, năng lượng thiên nhiên dự trữ dưới nhiều dạng khác nhau, phụ thuộc vào từng dạng tồn tại của chúng, chúng ta có một dạng chu trình chuyển hóa nhiệt – điện khác nhau. Điển hình như quá trình biến đổi nhiệt năng của nhiên liệu thành cơ năng rồi điện năng, quá trình biến đổi đó được thực hiện nhờ tiến hành một số chu trình liên tục trong một số thiết bị của nhà máy. Nhà máy nhiệt điện hoạt động dựa trên hai nguyên tắc: có thể theo chu trình thiết bị động lực hơi nước hoặc có thể là chu trình hỗn hợp tuốc bin khí-hơi.

Chuyên ngành nhiệt điện trang bị cho học viên kiến thức cơ sở thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và các kiến thức chuyên ngành liên quan đến các dạng chuyển hóa năng lượng thành điện năng, các kiến thức về thiết bị, lò hơi, tubin hơi, khí và kiến thức liên quan đến các thiết bị phụ trợ phục vụ cho chu trình chuyển hóa các dạng năng lượng khác nhau thành điện năng.

Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại các nhà máy nhiệ điện, các trung tâm nghiên cứu nhiệt điện…

Kỹ thuật Thuỷ điện và năng lượng tái tạo

Ngành kỹ thuật thủy điện trang bị cho sinh viên kiến thức đại cương thuộc khối khoa học tự nhiên. Kiến thức chuyên ngành học viên được trang bị gồm: Luật Xây dựng – An toàn lao động – Sức bền vật liệu – Cơ học kết cấu – Cơ học môi trường liên tục – Phương pháp số – Cơ học đất – Nền móng – Tin học ứng dụng – Vật liệu xây dựng – Vẽ kỹ thuật – Đo đạc – Kỹ thuật điện – Máy xây dựng – Kinh tế xây dựng – Tự động hóa thiết kế công trình thủy… và các kiến thức chuyên sâu thuộc từng chuyên ngành cụ thể như: Công trình trạm thủy điện – Thủy năng – Tuabin thủy lực – Thiết bị phụ – Lắp ráp thiết bị thủy điện – Kỹ thuật điện – Kỹ thuật điện tử – Trang bị điện máy xây dựng – Nhà máy điện và Trạm biến áp – Tự động hóa công trình thủy lợi, thủy điện…

Sau khi tốt nghiệp ra trường kỹ sư chuyên ngành có khả năng thi công các công trình trên sông, trên biển, xây dựng dân dụng, có kiến thức về khảo sát quy hoạch, lập dự án, giám sát chất lượng công trình đặc biệt là các công trình thủy điện…

Hệ thống điện

Sinh viên học ngành Hệ thống điện ngoài việc được trang bị các kiến thức chung dành cho khối Khoa học Tự nhiên như: Giải tích – Đại số tuyến tính – Phương trình vi phân – Hóa học – Vật lý – Cơ học ứng dụng… còn được học những kiến thức cơ bản về ngành Hệ thống điện: Lưới điện – Khí cụ điện – An toàn điện – Điện tử công suất – Điện tử số – Truyền động điện – Máy điện … đồng thời cũng được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Cung cấp điện – Ngắn mạch – Thiết kế cao áp – Thiết kế bảo vệ rơle – Quy hoạch mạng – Phương pháp giải tích mạch điện – Mạng và thiết bị siêu cao – Phân tử tự động – Điện tử công suất – Kỹ thuật điện cao áp – Phần mềm nhà máy điện và trạm biến áp – Vận hành nhà máy điện – Quy hoạch phát triển hệ thống điện – Thông tin và điều độ hệ thống điện – Tự động hóa hệ thống điện… Sinh viên sẽ được thực hành qua các thí nghiệm về đo điện, kỹ thuật điện, điện công nghiệp…

Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại các nhà máy cung cấp điện, các trạm điện, các nhà máy sản xuất và cung cấp thiết bị điện, thiết kế mạng lưới điện cho các công trình xây dựng…

Thiết bị điện

Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Thiết bị điện có kiến thức chung về khối Khoa học Tự nhiên, cùng với các kiến thức cơ bản dành cho chuyên ngành: Thiết bị chiếu sáng – thiết bị điện hạ áp – Truyền động điện – Cung cấp điện – Kỹ thuật đo lường… đồng thời còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Công nghệ chế tạo thiết bị điện – Kỹ thuật lập trình – Hệ thống thông tin công nghiệp – Thiết kế tự động thiết bị điện – Máy điện trong điều khiển tự động – Kỹ thuật điện lạnh – Tự động hóa và Điều khiển thiết bị điện – Kinh tế năng lượng – Mô hình toán và Động lực học trong thiết bị điện… Học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được làm thực hành ở xưởng tất cả những kiến thức đã được đào tạo.

Sau khi học xong sinh viên có được vốn kiến thức cơ bản về thiết bị điện, có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến truyền tải, phân phối điện năng và đặc biệt chuyên sâu hơn về lĩnh vực thiết bị điện…Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các nhà máy sản xuất và phân phối điện, các trung tâm nghiên cứu thiết bị điện, các nhà máy sản xuất thiết bị điện….

Quản lý năng lượng

Trên nền khối kiến thức chung về Toán, Lý, Hóa được học giống như sinh viên ngành Hệ thống điện, sinh viên ngành Quản lý năng lượng còn được cung cấp các kiến thức cơ bản về ngành: Kinh tế lượng – Hệ thống cung cấp điện – Nguyên lý và thiết bị trong nhà máy điện – Quản trị doanh nghiệp – Chiến lược sản xuất kinh doanh… bên cạnh đó sẽ được đi vào nghiên cứu kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Kiểm toán năng lượng – Vận hành kinh tế hệ thống điện – Quản lý nhu cầu năng lượng – Quản lý sản xuất kinh doanh nhà máy điện… cùng với hàng loạt các chuyên đề bổ trợ kiến thức cho ngành: Tiết kiệm năng lượng chiếu sáng – Hệ thống đồng phát nhiệt điện – Chính sách giá năng lượng… Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ thông qua việc đi thực tập về: Nhận thức nhà máy điện – Vận hành thị trường điện – Quản lý…

Quản lý hệ thống điện

Học xong chương trình sinh viên ngành Quản lý năng lượng có khả năng phân tích, thiết kế, vận hành hệ thống cung cấp năng lượng trong các doanh nghiệp; Quản lý vận hành, sản xuất – kinh doanh các nhà máy điện; Xây dựng các chính sách và qui hoạch phát triển năng lượng, hệ thống điện…Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại viện quản lý năng lượng, các nhà máy điện,….

Điện tử – viễn thông:

Điện tử Viễn thông là một lĩnh vực sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị phục vụ cho việc truy suất thông tin mà cá nhân hoặc tổ chức muốn có. Chính vì vậy, kỹ sư Điện tử Viễn thông làm việc tại các công ty sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty viễn thông truyền số liệu, các công ty điện thoại di động, các công ty truyền tin qua hệ thống vệ tinh, các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ Điện tử Viễn thông v.v… Công việc của những người học ngành này gắn liền với những phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật và máy móc hiện đại.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Hiện nay ngành Điện tử – Viễn thông có rất nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội. Tuỳ vào từng ngành nghề khác nhau mà ngành này chiếm từng vị trí quan trọng khác nhau. Tuy nhiên, theo xu hướng hiện nay thì ngành Điện tử – Viễn thông có những ứng dụng cụ thể ở các lĩnh vực như:

– Nghiên cứu, sáng tạo công nghệ mới, các thiết bị Điện tử Viễn thông mới: Đây là lĩnh vực đòi hỏi người học phải có sự sáng tạo. Các kỹ sư làm việc trong lĩnh vực này dựa trên những ứng dụng của xã hội nói chung và ngành Điện tử Viễn thông nói riêng, phát triển các công nghệ mới, ứng dụng mới hữu ích và đơn giản hơn cho mọi người. Đây chính là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành Điện tử Viễn thông, đem lại sự sáng tạo mới, phương thức liên lạc mới cho xã hội.

– Lĩnh vực mạng, viễn thông: Ngoài việc làm chủ các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền dẫn: cáp quang, vệ tinh, hệ thống truyền tin không dây (vi ba) v.v… người học còn nắm rõ hoạt động của các thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài…

– Lĩnh vực định vị dẫn đường: Đây là một lĩnh vực hết sức quan trọng đối ngành Hàng không và Hàng hải. Để mỗi chuyến bay cất cánh, hạ cánh an toàn, bay ở đúng tầm cao là công sức không chỉ của tổ bay mà còn của những thành viên các trạm kiểm soát không lưu đặt khắp nơi trên mặt đất. Đảm bảo cho hàng nghìn chuyến bay, tàu thuỷ hoạt động an toàn là công việc của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm việc trong lĩnh vực định vị dẫn đường.

– Lĩnh vực điện tử y sinh: Các máy móc, thiết bị điện tử hiện đại trong lĩnh vực y tế và sinh học đều cần sự hiện diện của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm công tác vận hành cũng như tu sửa máy móc.

– Lĩnh vực âm thanh, hình ảnh: Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực âm thanh, hình ảnh cũng có 1 phần đóng góp quan trọng của ngành Điện tử Viễn thông như việc thiết kế ra các trang thiết bị nghe nhìn, điều chỉnh âm độ các thiết bị thu âm v.v…

Ở Việt Nam, ngành Điện tử Viễn thông đang đóng vai trò quan trọng, tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy nhu cầu về nhân lực trong ngành không bao giờ thừa.

Công nghệ, kĩ thuật Điện tử – viễn thông

(Bao gồm những ngành sau: Công nghệ, kĩ thuật Điện tử – viễn thông, Kĩ thuật Điện tử – Viễn thông, Công nghệ Điện tử – Viễn thông, Điện tử Thông tin, Kĩ thuật truyền dẫn phát sóng, Vô tuyến điện và thông tin liên lạc.)

Khi theo học chuyên ngành kỹ thuật điện tử viễn thông sinh viên không chỉ được trang bị những kiến thức chung về khối khoa học Tự nhiên, kiến thức cơ bản dành cho chuyên ngành: Dụng cụ linh kiện điện tử – Trường điện tử – Kỹ thuật số – Kỹ thuật điện – cấu kiện điện tử – kỹ thuật mạch điện tử – vi xử lý – Xử lý số tín hiệu… và kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Anten truyền sóng, kỹ thuật siêu cao tần – Hệ thống viễn thông – Kỹ thuật xung… Ngoài ra sinh viên còn được học kiến thức bổ trợ cho chuyên ngành qua một số môn học lựa chọn như: Mạch siêu cao tần – thông tin số – Cấu trúc máy tính – Nguyên lý mạch tích hợp – Thu thập và xử lý số liệu…

Sau khi học xong sinh viên chuyên ngành này có khả năng khai thác, thiết kế và nghiên cứu phát triển hệ thống trong lĩnh vực điện tử – viễn thông. Sinh viên sau khi tốt nghiệp cơ thể làm việc tại các công ty viễn thông, di động

Công nghệ Viễn thông

(Bao gồm những ngành sau: Công nghệ Viễn thông, Hệ thống viễn thông, Tin học Viễn thông, Công nghệ Mạng và Truyền thông, Kĩ thuật truyền hình cáp.)

Kỹ sư Chuyên ngành công nghệ viễn thông được học ngoài các kiến thức chung dành cho Toán, lý, tin như Chuyên ngành kỹ thuật thông tin thì còn được trang bị những kiến thức cơ bản về Chuyên ngành: Cấu kiện điện tử – Xử lý tín hiệu số – nguồn điện – cấu trúc máy tính số – kỹ thuật xung – kỹ thuật mạch điện tử – kỹ thuật vi xử lý – cơ sở kỹ thuật truyền số liệu – kinh tế viễn thông – kỹ thuật ghép kênh số… đồng thời cũng sẽ được cung cấp kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: kỹ thuật lập trình C – Kỹ thuật đa truy nhập vô tuyến – Kỹ thuật chuyển mạch – kỹ thuật thông tin sợi quang – Trung tâm chuyển mạch – Thông tin vệ tinh – các hệ thống thông tin sợi quang – thiết bị đầu – Kỹ thuật đồng bộ mạng và báo hiệu – Kỹ thuật mạch siêu cao tần – các hệ thống thông tin sợi quang – thiết vị đầu cuối – phân tích thiết kế mạng viễn thông – thông tin di động – mạng viễn thông… cùng với các môn học về thiết kế mô hình như: thiết kế mô hình Trung tâm chuyển mạch – thiết kế mô hình phân tích thiết kế mạng viễn thông – thiết kế mô hình các hệ thống thông tin sợi quang – thiết kế mô hình thông tin di động…

Sau khi ra trường, sinh viên chuyên ngành này có khả năng nghiên cứu, khai thác, triển khai và quản lý mạng viễn thông, mạng thông tin…

Công nghệ, kỹ thuật điện / điện tử

(Bao gồm những ngành sau: Công nghệ, kỹ thuật điện, Điện tử, Kĩ thuật Điện Điện tử, Công nghệ Kĩ thuật Điện tử, Kỹ thuật Điện tử Tin học, Điện tử máy tính, Điện tử công nghiệp, Điện tử ứng dụng, Điện tử tự động hoá, Điện tử Robot, Điện tử dân dụng, Kỹ thuật Điện tử Hàng không, Kỹ thuật điện tử y sinh học.)

Sinh viên ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử được trang bị những kiến thức chung về khối A: Đại số tuyến tính – Hàm phức và phép biến đổi Laplace – Xác suất thống kê – Phương pháp tính – Vật lý – Hóa học – Nhập môn logic học… cùng với các kiến thức cơ bản dành cho ngành: Mạch điện – Điện tử cơ bản – Khí cụ điện và máy điện – Đo lường điện và thiết bị đo – Trường điện từ điện điện tử, Vẽ điện, điện tử – An toàn điện – Kỹ thuật số – Ngôn ngữ lập trình – Lý thuyết tín hiệu – Vật liệu điện, điện tử – Giải tích mạch và mô phỏng trên máy tính – Kỹ thuật truyền số liệu – Vi xử lý – Điện tử công suất – Đo lường cảm biến – Cấu trúc máy tính và giao diện – Cơ kỹ thuật… đồng thời còn được đào tạo kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Mạch và cung cấp điện – Hệ thống điều khiển tự động – Độ tin cậy của hệ thống – Truyền động điện và ứng dụng – Kỹ thuật Audio và Video – Quản lý dự án – Mạng truyền thông công nghiệp – Kỹ thuật PLC và ASIC – Công nghệ mới – Điều khiển lập trình… Ngoài ra sinh viên cũng được đi thực tập để rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ về kỹ thuật đo lường điện cảm biến, PLC, ASIC, điều khiển lập trình…

Khi ra trường, Kỹ sự ngành Kỹ thuật điện – Điện tử có khả năng giảng dạy, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành các hệ thống điện – điện tử tại các trường đại học cao đẳng, các công ty sản xuất cung cấp các thiết bị điện tử…

Công nghệ Kĩ thuật Cơ Điện tử

(Bao gồm những ngành sau: Công nghệ Kĩ thuật Cơ Điện tử, Cơ Điện tử, Công nghệ Cơ điện tử.)

Đào tạo kỹ sư ngành cơ – điện tử không những chỉ có các kiến thức chung về khối khoa học Tự nhiên như: Đại số và hình học giải tích, xác suất thống kê, cơ học, vẽ kỹ thuật, hoá học, tin học… mà còn có những kiến thức cơ bản dành cho ngành: Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật thuỷ lực và khí nén, cơ điện tử cơ sở mạch cơ điện tử, nhiệt động lực học kỹ thuật… cùng với khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Đồ án mô hình điều khiển hệ thống, động lực học hệ cơ điện tử, chi tiết máy, thiết kế hệ thống cơ điện tử, tự động hoá sản xuất, kỹ thuật người máy, tổ chức và cấu trúc máy tính… Ngoài ra sinh viên còn được trang bị một số kiến thức bổ trợ cho ngành như: Trí tuệ nhân tạo, mạng máy tính, tạo mẫu nhanh, hệ thống sản xuất linh hoạt, Kỹ thuật giao tiếp với máy tính, máy và hệ thống thông minh…

Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại các nhà máy xí nghiệp sử dụng các thiết bị điện tử hoặc có thể giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng.

Công nghệ vi điện tử

(Bao gồm những ngành sau: Công nghệ vi điện tử, Hệ thống nhúng, Công nghệ Điện tử số, Điện tử Nano.)

Công nghệ Vi điện tử là một chuyên ngành thuộc công nghệ điện tử bao gồm thiết kế vi mạch và sản xuất vi mạch. Hai hoạt động này có liên quan nhau nhưng thường là hai tổ chức độc lập. Có nhiều công ty chuyên về thiết kế (ở Việt Nam hiện tại quy mô nhất là công ty Renesas) vì chủ yếu chỉ cần chất xám và các phần mềm thiết kế, nhưng có ít công ty chuyên về sản xuất vi mạch (hiện tại ở Việt Nam quy mô nhất là công ty Intel) vì cần nhiều thiết bị đắt tiền và mặt bằng lớn. Khâu thiết kế vi mạch (cả về đào tạo lẫn outsourcing) rất thích hợp đối với các trường Đại học. Ở nước ta nhất là ở TP.HCM đã bắt đầu hình thành nền công nghệ và công nghiệp vi điện tử toàn diện.

Viễn thông: Kỹ sư Chuyên ngành công nghệ viễn thông được học ngoài các kiến thức chung dành cho Toán, lý, tin như Chuyên ngành kỹ thuật thông tin thì còn được trang bị những kiến thức cơ bản về Chuyên ngành: Cấu kiện điện tử – Xử lý tín hiệu số – nguồn điện – cấu trúc máy tính số – kỹ thuật xung – kỹ thuật mạch điện tử – kỹ thuật vi xử lý – cơ sở kỹ thuật truyền số liệu – kinh tế viễn thông – kỹ thuật ghép kênh số… đồng thời cũng sẽ được cung cấp kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: kỹ thuật lập trình C – Kỹ thuật đa truy nhập vô tuyến – Kỹ thuật chuyển mạch – kỹ thuật thông tin sợi quang – Trung tâm chuyển mạch – Thông tin vệ tinh – các hệ thống thông tin sợi quang – thiết bị đầu – Kỹ thuật đồng bộ mạng và báo hiệu – Kỹ thuật mạch siêu cao tần – các hệ thống thông tin sợi quang – thiết vị đầu cuối – phân tích thiết kế mạng viễn thông – thông tin di động – mạng viễn thông… cùng với các môn học về thiết kế mô hình như: thiết kế mô hình Trung tâm chuyển mạch – thiết kế mô hình phân tích thiết kế mạng viễn thông – thiết kế mô hình các hệ thống thông tin sợi quang – thiết kế mô hình thông tin di động…

Sau khi ra trường, sinh viên chuyên ngành này có khả năng nghiên cứu, khai thác, triển khai và quản lý mạng viễn thông, mạng thông tin…

Tự động hóa:

Tự động hóa là một chuyên ngành nghiên cứu các thuật toán điều khiển, sử dụng các thiết bị điều khiển nhằm mục đích tự động hóa các quá trình công nghệ sản xuất. Đây không phải là một nghề mới, nhưng trong những năm gần đây, khi đất nước đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì bất cứ một ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần nhân sự ngành tự động hóa. Hầu hết các trường thuộc khối kỹ thuật đều đào tạo ngành này nhưng không phải vì thế mà nguồn nhân lực cho ngành tự động hóa trở nên dồi dào. Hiện nay, công nghệ tự động hóa đang được chú trọng đào tạo nhằm đáp ứng kịp thời trước sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp.

Học viên theo học ngành công nghệ tự động hóa được trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên ngành gồm: kiến thức liên quan đến lĩnh vực điện, điện tử, công nghệ chế tạo máy, điều khiển tự động, tự động hóa trong sản xuất và ứng dụng của nó trong việc tăng năng suất, chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm…, cũng như kiến thức và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư tự động. Cụ thể có một số môn học như: Điện tử số – Xử lý số tín hiệu – Điều khiển tự động – An toàn điện – Đo điện tử – Mạch điện tử… đồng thời sinh viên còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Điện tử công suất – Thiết bị và hệ thống tự động – Kỹ thuật Robot – Đo lường điều khiển bằng máy tính – Thiết bị điều chỉnh tự động công nghiệp – Hệ thống điều chỉnh lập trình – Hệ thống điều khiển số – Tự động hoá quá trình công nghệ – Tự động hóa quá trình hiệt hoá – Đo lường công nghiệp… Ngoài ra sinh viên sẽ được lựa chọn một số môn học để bổ trợ kiến thức cho chuyên ngành: Scada – Mô hình mô phỏng – FLC – Trí tuệ nhân tạo và hệ chuyên gia…

Tốt nghiệp, sinh viên có khả năng thiết kế, chế tạo, vận hành các thiết bị thuộc lĩnh vực điều khiển tự động. Sinh viên có thể làm việc tại viện nghiên cứu, ứng dụng tự động, các công ty nhà máy sử dụng dây truyền tự động..

Hệ thống tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của các ngành kinh tế khác nhau như: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải… Bởi vậy, cơ hội nghề nghiệp của người làm việc trong ngành này là rất lớn. Nếu bạn được đào tạo về lĩnh vực Tự động hóa, bạn có thể chọn những nơi làm việc phù hợp ở các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp như dây chuyền sản xuất xi măng, dây chuyền sản xuất giấy, dệt, các dây chuyền xử lý nước thải… Hoặc bạn có thể vận hành, thiết kế hệ thống tự động hóa đèn giao thông thành phố, hệ thống điều khiển và tín hiệu giao thông v.v… Trong nông nghiệp, bạn có thể thiết kế hệ thống tự động hóa trong trồng rau sạch…

Làm việc trong ngành Tự động hóa, bạn có điều kiện tiếp xúc với các máy móc và dây chuyền sản xuất hiện đại với trình độ cơ khí bậc cao, có điều kiện nghiên cứu các kỹ thuật điều khiển tiên tiến, sử dụng, vận hành hệ thống máy tính công nghiệp hiện đại.

Ngoài việc tham gia vận hành hệ thống tự động hóa hiện đại đươc nhập từ nước ngoài, bạn có thể trực tiếp tham gia hiệu chỉnh hệ thống, thiết kế một số khâu trong các hệ thống đó. Không chỉ vậy, với trí sáng tạo và niềm đam mê, bạn còn có thể trở thành tác giả thực sự của các hệ thống tự động hóa hiện nay ở Việt Nam.

Nhiệm vụ của kỹ sư tự động hóa là tham gia vận hành hệ thống tự động hóa hiện đại được nhập từ nước ngoài, bạn có thể trực tiếp tham gia hiệu chỉnh hệ thống, thiết kế một số khâu trong các hệ thống đó, theo dõi các hệ thống điều khiển, phát hiện những sai sót của hệ thống để kịp thời sửa chữa hoặc hoàn thiện, vận hành, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống điện tự động…

Một số ngành nghề khác và liên quan thuộc lĩnh vực kỹ thuật:

Công nghệ da giầy, công nghệ in, kiến trúc sư, công nghệ thực phẩm, công nghệ hóa học, công nghệ môi trường, địa chất, kỹ thuật quân sự, kỹ thuật an ninh, lĩnh vực tự nhiên và nông nghiệp, các nghề thợ …

Theo tuyensinhhanoi.edu.vn

Rate this post

Viết một bình luận