Xem ngay những tính năng của học tiếng Nhật trực tuyến tại SOFL
Tìm hiểu về bằng cấp tiếng Nhật.
Bằng cấp tiếng Nhật được đánh giá qua trình độ học và thi chứng chỉ từ N5 đến N1 (bằng kyu). Bằng Kyu hiện nay rất quan trọng. Không kể đến các bạn đi du học hoặc sang Nhật làm việc đều yêu cầu chứng chỉ tiếng Nhật N3 trở lên, ngay cả những bạn cày cuốc tiếng Nhật trong vài ba năm liền chỉ với mong muốn được xin việc tại một công ty Nhật tại Việt Nam, các bạn cũng rất coi trong việc có được một cái bằng tiếng Nhật tốt. Không những vậy, khi đã đi làm rồi cũng có rất nhiều các bạn tiếp tục đi học tiếng Nhật để “cày” bằng cao hơn. Lý do rất đơn giản: để có thể theo kịp trình độ người Nhật làm việc, để chúng tỏ năng lực, để được thăng cấp, được đãi ngộ và tăng lương….
Nói như vậy, chúng ta đều hiểu mức độ quan trọng của bằng cấp tiếng Nhật. Tuy nhiên, khi đi xin việc hay trong thực tế, liệu bằng cấp có thực sự được đánh giá cao như vậy?
Bây giờ có rất nhiều cử nhân ngôn ngữ Nhật tốt nghiệp bằng cấp cao sau vài năm cày luyện tiếng Nhật trong trường Đại học. Ngoài số đó ra, các sinh viên chuyên ngành khác đi học thêm tiếng Nhật một cách chăm chỉ và cố gắng thi được một cái bằng Kyu tốt cũng không ít. Trong vòng phỏng vấn, rất nhiều người tự tin trả lời câu hỏi về trình độ bản thân là: “Tôi có bằng tiếng Nhật N2 hoặc cao hơn”, thậm chí “tôi có bằng tiếng Nhật N2 và được đào tạo thêm chuyên ngành gì đó”. Các câu nói này gần như tô điêm một chiếc áo khoác hào nhoáng cho CV xin việc của bạn. Thế nhưng, trong thực tế, các nhà tuyển dụng vẫn rất lo ngại về trình độ tiếng Nhật thực tế của nhân viên có bằng cấp cao.
Dù là cùng có bằng N2 nhưng năng lực tiếng Nhật mỗi người lại khác nhau
chứng chỉ tiếng Nhật đến bằng N2, tức là nhân viên đã có khả năng đối thoại bằng ngôn ngữ Nhật thông thường một cách thành thạo, đồng thời họ còn có thể có khả năng giao tiếp đàm thoại về chuyên ngành. Tuy nhiên, dù là cùng có bằng N2 nhưng năng lực tiếng Nhật mỗi người lại khác nhau. Có người giao tiếp rất tốt, nhưng số còn lại hầu hết chỉ giỏi sách vở (ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu..). Thậm chí, kể cả có những người có bằng N1 trong tay đi nữa, vấn có thể giao tiếp của họ có vấn đề (Vì bằng N1 không thi đàm thoại).
Khi đã thiđến bằng N2, tức là nhân viên đã có khả năng đối thoại bằng ngôn ngữ Nhật thông thường một cách thành thạo, đồng thời họ còn có thể có khả năng giao tiếp đàm thoại về chuyên ngành. Tuy nhiên, dù là cùng có bằng N2 nhưng năng lực tiếng Nhật mỗi người lại khác nhau. Có người giao tiếp rất tốt, nhưng số còn lại hầu hết chỉ giỏi sách vở (ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu..). Thậm chí, kể cả có những người có bằng N1 trong tay đi nữa, vấn có thể giao tiếp của họ có vấn đề (Vì bằng N1 không thi đàm thoại).
Tuy nhiên, mong muốn của các nhà tuyển dụng là trong quá trình làm việc, nhân viên có thể hiểu và bắt kịp nhịp độ của cuộc đối thoại mà không cần người Nhật phải nói chậm lại, hoặc giải thích bằng những câu từ đơn giản hơn. Đối với những nhân viên mà chỉ đợi cấp trên giao việc, chỉ thị, thì họ chỉ cần có khả năng nghe, hiểu và tự làm việc với các từ vựng chuyên ngành. Còn nếu bạn cầu tiến và mong muốn một công việc thăng chức, lương cao, thì người Nhật cần bạn có khả năng trao đổi công việc với họ. Đặc biệt trong các công việc như thông dịch viên, trao đổi thương mại.
Vì vậy, khi bạn đã có khả năng thi tới trình độ cao, thì hãy yên tâm và tiếp tục trau dồi tiếng Nhật của mình. Tuy nhiên, khi đi xin việc thì trước hết hãy bỏ bằng cấp sang một bên. Đối với câu hỏi về trình độ tiếng Nhật của mình, bạn đừng dùng bằng cấp để thể hiện mình. Mà hãy dùng năng lực của bản thân để truyền tải những kinh nghiệm, vốn kiến thức mình có được tói các nhà tuyển dụng. Điều này đảm bảo được đánh giá cao hơn rất nhiều câu nói “tôi có bằng cấp tiếng Nhật N2”.