Các bước sơ cứu khi bị bỏng

Các bước sơ cứu khi bị bỏng

Bỏng là một tình trạng tổn thương rất phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể là nạn nhân chỉ cần một sơ xuất nhỏ. Trẻ em là đối tượng rất dễ bị bỏng vì bản tính hiếu động, tò mò. Ngay từ khi biết di chuyển trẻ đã thích được cầm, nắm những đồ vật xung quanh để tìm hiểu, khám phá cuộc. Bỏng là một trong những tai nạn rất nguy hiểm. Bỏng không những gây đau đớn, việc chữa trị phức tạp, lâu dài, tốn kém mà bỏng còn để lại nhiều di chứng nặng nề như sẹo, co kéo cơ, tàn phế suốt đời, thậm chí khiến trẻ tử vong.
Tác nhân gây bỏng
Bỏng là tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày do các tác nhân như bỏng nhiệt, bỏng hóa chất, bỏng điện…
Bỏng nhiệt ướt là bỏng do nước sôi, nồi canh sôi…là nguyên nhân chủ yếu. Tai nạn thường xảy ra khi phích nước sôi, đồ ăn nóng để ở trong tầm với của trẻ hoặc lối đi sơ ý vướng vào.
Bỏng nhiệt khô do nhiệt của bàn là, ống bô xe máy, lửa, hơi… thường do người lớn để bất cẩn hoặc trẻ nghịch ngợm đốt lửa sưởi, rơm rạ, đánh đổ xăng dầu gây bắt lửa.
Bỏng hóa chất do vôi tôi, bỏng do acid, kiềm.
Bỏng điện do tiếp xúc với nguồn điện hoặc sét đánh.
Việc sơ cứu ban đầu tại chỗ khi bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong và tránh tình trạng bội nhiễm. Dù nạn nhân bị bỏng nhẹ hay nặng thì việc sơ cứu là rất cần thiết. Nếu vết bỏng không được sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe. Hiện nay vẫn còn nhiều gia đình chưa nắm được kiến thức hoặc hiểu sai về sơ cứu ban đầu khi bị bỏng khiến vết thương trở nên trầm trọng hơn. 

Ảnh: Nguồn Internet

Ảnh: Nguồn Internet

Các bước sơ cấp cứu cơ bản khi nạn nhân bị bỏng:
1- Loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng và đưa nạn nhân ra khỏi nơi có tác nhân. Cắt bỏ toàn bộ phần áo quần che phủ vết bỏng. Chú ý không cởi bỏ quần áo để tránh gây lột da vùng bỏng. Cũng không cởi áo qua đầu vì có thể làm nạn nhân bị bỏng ở mặt.
2- Ngâm ngay phần bị bỏng vào trong nước sạch, mát hoặc dưới vòi nước đang chảy (nhiệt độ nước khoảng 15 – 20 độ C là tốt nhất, thời gian khoảng 15 – 20 phút). Nếu bỏng hoá chất như vôi tôi nóng thì thời gian khoảng 20 – 30 phút. Việc này có tác dụng giảm độ sâu bỏng, giảm đau, giảm phù nề.
3- Không bôi bất cứ thuốc hoặc hóa chất nào lên vết bỏng. Giữ vết bỏng sạch, sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn để giảm đau tại chỗ.
4- Người bị bỏng cần được uống nước nhiều, nước đường có pha chút muối ăn hoặc dung dịch Oresol để phòng sốc bỏng.
5- Tìm mọi cách đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất (khi nạn nhân còn tỉnh táo). Tránh chuyển nạn nhân đi khi còn đang sốc.
Lưu ý rằng đối với nạn nhân bị bỏng do điện giật, có trường hợp bị ngưng thở, tim ngừng đập, ngay lập tức phải sơ cứu nạn nhân tại chỗ, đặt nạn nhân nằm xuống nền đất cứng, hô hấp nhân tạo cho đến khi nạn nhân thở lại và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế.
Những điều không nên làm khi sơ cứu bỏng
Không được ngâm vết bỏng vào nước đá lạnh, vì vùng da bị bỏng khi qua lạnh sẽ khiến thân nhiệt bị hạ xuống, dẫn tới tình trạng co mạch máu, co cơ, làm cho vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn.
Không áp dụng các cách phản khoa học như bôi nước mắm, vắt nước củ ráy hoặc củ chuối lên vết bỏng. Điều này chỉ khiến cho vết bỏng dễ bị nhiễm trùng hơn và việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn.
Không bôi kem đánh răng lên vùng bị bỏng. Kem đánh răng không làm dịu vết bỏng như mọi người nghĩ, nó chứa chất kiềm nhẹ, khi bôi lên vùng da bị bỏng còn làm cho nạn nhân cảm thấy đau đớn hơn. Chỉ nên sử dụng kem đánh răng cho các trường hợp bỏng axit: sau khi đã làm loãng nồng độ axit trên da bằng cách ngâm nước thì bạn có thể bôi kem đánh răng lên vùng da bị bỏng để trung hòa axit còn dư trên da, sau đó rửa sạch lại với nước.
Không chọc vỡ các bóng nước để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn thâm nhập vào./.

Người sưu tầm: Nguyễn Linh Trang

Bỏng là một tình trạng tổn thương rất phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể là nạn nhân chỉ cần một sơ xuất nhỏ. Trẻ em là đối tượng rất dễ bị bỏng vì bản tính hiếu động, tò mò. Ngay từ khi biết di chuyển trẻ đã thích được cầm, nắm những đồ vật xung quanh để tìm hiểu, khám phá cuộc. Bỏng là một trong những tai nạn rất nguy hiểm. Bỏng không những gây đau đớn, việc chữa trị phức tạp, lâu dài, tốn kém mà bỏng còn để lại nhiều di chứng nặng nề như sẹo, co kéo cơ, tàn phế suốt đời, thậm chí khiến trẻ tử vong.Bỏng là tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày do các tác nhân như bỏng nhiệt, bỏng hóa chất, bỏng điện…Bỏng nhiệt ướt là bỏng do nước sôi, nồi canh sôi…là nguyên nhân chủ yếu. Tai nạn thường xảy ra khi phích nước sôi, đồ ăn nóng để ở trong tầm với của trẻ hoặc lối đi sơ ý vướng vào.Bỏng nhiệt khô do nhiệt của bàn là, ống bô xe máy, lửa, hơi… thường do người lớn để bất cẩn hoặc trẻ nghịch ngợm đốt lửa sưởi, rơm rạ, đánh đổ xăng dầu gây bắt lửa.Bỏng hóa chất do vôi tôi, bỏng do acid, kiềm.Bỏng điện do tiếp xúc với nguồn điện hoặc sét đánh.Việc sơ cứu ban đầu tại chỗ khi bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong và tránh tình trạng bội nhiễm. Dù nạn nhân bị bỏng nhẹ hay nặng thì việc sơ cứu là rất cần thiết. Nếu vết bỏng không được sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe. Hiện nay vẫn còn nhiều gia đình chưa nắm được kiến thức hoặc hiểu sai về sơ cứu ban đầu khi bị bỏng khiến vết thương trở nên trầm trọng hơn.1- Loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng và đưa nạn nhân ra khỏi nơi có tác nhân. Cắt bỏ toàn bộ phần áo quần che phủ vết bỏng. Chú ý không cởi bỏ quần áo để tránh gây lột da vùng bỏng. Cũng không cởi áo qua đầu vì có thể làm nạn nhân bị bỏng ở mặt.2- Ngâm ngay phần bị bỏng vào trong nước sạch, mát hoặc dưới vòi nước đang chảy (nhiệt độ nước khoảng 15 – 20 độ C là tốt nhất, thời gian khoảng 15 – 20 phút). Nếu bỏng hoá chất như vôi tôi nóng thì thời gian khoảng 20 – 30 phút. Việc này có tác dụng giảm độ sâu bỏng, giảm đau, giảm phù nề.3- Không bôi bất cứ thuốc hoặc hóa chất nào lên vết bỏng. Giữ vết bỏng sạch, sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn để giảm đau tại chỗ.4- Người bị bỏng cần được uống nước nhiều, nước đường có pha chút muối ăn hoặc dung dịch Oresol để phòng sốc bỏng.5- Tìm mọi cách đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất (khi nạn nhân còn tỉnh táo). Tránh chuyển nạn nhân đi khi còn đang sốc.Lưu ý rằng đối với nạn nhân bị bỏng do điện giật, có trường hợp bị ngưng thở, tim ngừng đập, ngay lập tức phải sơ cứu nạn nhân tại chỗ, đặt nạn nhân nằm xuống nền đất cứng, hô hấp nhân tạo cho đến khi nạn nhân thở lại và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế.Không được ngâm vết bỏng vào nước đá lạnh, vì vùng da bị bỏng khi qua lạnh sẽ khiến thân nhiệt bị hạ xuống, dẫn tới tình trạng co mạch máu, co cơ, làm cho vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn.Không áp dụng các cách phản khoa học như bôi nước mắm, vắt nước củ ráy hoặc củ chuối lên vết bỏng. Điều này chỉ khiến cho vết bỏng dễ bị nhiễm trùng hơn và việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn.Không bôi kem đánh răng lên vùng bị bỏng. Kem đánh răng không làm dịu vết bỏng như mọi người nghĩ, nó chứa chất kiềm nhẹ, khi bôi lên vùng da bị bỏng còn làm cho nạn nhân cảm thấy đau đớn hơn. Chỉ nên sử dụng kem đánh răng cho các trường hợp bỏng axit: sau khi đã làm loãng nồng độ axit trên da bằng cách ngâm nước thì bạn có thể bôi kem đánh răng lên vùng da bị bỏng để trung hòa axit còn dư trên da, sau đó rửa sạch lại với nước.Không chọc vỡ các bóng nước để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn thâm nhập vào./.

Rate this post

Viết một bình luận