Tại Việt Nam lượng người lưu thông bằng xe máy chiếm 80% nên tai nạn bỏng bô xe máy là việc không phải hiếm gặp. Đối tượng chủ yếu của tai nạn này là phụ nữ và trẻ em.
Tại Việt Nam lượng người lưu thông bằng xe máy chiếm 80% nên tai nạn bỏng bô xe máy là việc không phải hiếm gặp. Đối tượng chủ yếu của tai nạn này là phụ nữ và trẻ em.
Bỏng bô xe máy không khó xử lý, hãn hữu mới có những trường hợp gây nhiễm trùng nghiêm trọng nhưng do phần lớn người dân không biết cách sơ cứu khi tai nạn xảy ra dẫn đến những vết sẹo loang lổ, mất thẩm mỹ.
Vậy, cách xử lý khi bị bỏng bô xe máy như thế nào?
Nguyên nhân gây bỏng bô xe máy
– Ngã xe, đổ xe vào chân gây bỏng.
– Sơ xẩy để chân dính vào bô, đặc biệt khi mặc quần cộc, váy ngắn.
– Do trẻ em đùa nghịch, leo trèo hoặc trườn xuống xe khi xe đang chạy, bô xe vẫn còn nóng…
Phụ nữ, trẻ em bị bỏng bô xe máy chiếm tỷ lệ khá cao
Các bước xử lý khi bị bỏng bô xe máy hay với các loại bỏng khác
Bước 1: Loại bỏ tác nhân gây bỏng trong thời gian sớm nhất
– Cởi bỏ quần áo vùng bị bỏng để giảm diện tích và độ sâu tổn thương vết bỏng (Nếu người gặp nạn bị các loại bỏng khác như bỏng dầu mỡ, nước sôi…)
Bước 2: Làm mát vùng bỏng ngay sau khi bị bỏng
– Ngâm rửa hoặc tưới vùng bỏng vào nước mát, sạch, nước có nhiệt độ 16-20°C (thời điểm ngâm rửa tốt nhất trong vòng 30 phút sau khi bị bỏng) cho tới khi hết đau rát. Nước giúp hạ nhiệt vùng da bị bỏng ngay lập tức khiến các tế bào da ít bị tổn thương hơn, vết thương sẽ càng nhẹ và dễ điều trị.
– Có thể dùng khăn sạch ướt, quần áo sạch ướt đắp lên vùng bỏng (thay khăn mát thường xuyên vì khăn cũng hấp thu nhiệt và giữ nhiệt).
Làm mát vùng bỏng bằng nước mát, sạch ngay sau khi bị bỏng
– Ở những nơi không có nước thì tìm mua chai thuốc xịt bỏng (của các hãng trong nước và nước ngoài) ở các hiệu thuốc và xịt trực tiếp vào vết bỏng. Thuốc sẽ giúp làm dịu vết thương, kháng viêm đồng thời ngăn ngừa bội nhiễm.
Đây là bước rất quan trọng cần thực hiện ngay trong vòng 10 phút. Quá thời gian trên hiệu quả mang lại sẽ thấp.
Bước 3: Điều trị vết bỏng, che phủ vết bỏng bằng gạc
– Hàng ngày rửa vết thương bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%, không được rửa bằng nước oxy già, thuốc đỏ hoặc cồn y tế vì có thể gây chết mô hạt, để lại sẹo xấu.
– Khi nằm, ngồi cho chân lên cao để tránh chân xuống máu, gây phù nề.
– Hạn chế đi lại để vết thương mau lành.
– Khi có việc cần phải ra ngoài đường, dùng gạc băng lại vết thương (chỉ băng hờ, không băng quá chặt hoặc quá kín vì có thể gây sừng hóa da non).
Dùng gạc để băng vết bỏng khi lưu thông trên đường tránh bụi, nhiễm khuẩn.
Bước 4: Cách trị sẹo
– Xoa vitamin E lên vết bỏng đã kéo da non.
– Sử dụng các loại thuốc chống sẹo (đã được chứng nhận của Bộ Y Tế).
Lưu ý: Không được dùng nghệ tươi để bôi lên vết da non vì dễ gây dị ứng.
Lưu ý khi sơ cứu bỏng
– Không dùng nước quá lạnh hoặc đá lạnh đắp lên vết bỏng.
– Không ngâm rửa vết bỏng bằng nước ấm.
– Không đắp các loại mỡ, dầu, nước mắm, nước tương, đắp thuốc lá, thuốc đông y không rõ nguồn gốc vào vùng bỏng khi chưa rửa sạch vết thương.
Không dùng nước mắm, nước tương để sơ cứu khi bị bỏng
– Không làm trợt loét vết bỏng, bóc bỏ nốt phồng.
– Khi vết thương sưng nề, nóng, viêm tấy đỏ, đau, có mủ, bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Lời kết
Bỏng do tai nạn sinh hoạt chiếm tỷ lệ khoảng 60-65% số người bị bỏng, trong đó bỏng bô xe chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến bỏng bô xe máy do: bị ngã, đổ xe, do trẻ em chơi đùa, bất cẩn khi di chuyển trên xe….
Khi bị bỏng, để giảm thiểu sưng đau, vết bỏng sâu dẫn đến biến chứng, nhiễm trùng, người bị bỏng cần lưu ý làm mát vết bỏng ngay bằng cách: rửa, tưới hoặc ngâm vết bỏng vào nước mát, sạch cho đến khi hết rát, dùng thuốc xịt bỏng….
Bên cạnh đó, cần rửa vết bỏng hàng ngày bằng nước muối sinh lý; không được bóc, bỏ khi vết bỏng bị phồng rộp, sử dụng băng gạc vết thương khi di chuyển trên đường để tránh bụi… Đặc biệt, khi bị bỏng không được tự ý xử lý vết thương bằng nước mắm, nước tương, đắp các loại lá không rõ nguồn gốc gây nhiễm trùng cho vùng da bị bỏng.