Các chỉ tiêu vật lý chất lượng nước của hồ cá vàng

1. pH: chỉ số đo độ hoạt động của các ion (H+) trong bể cá
+pH là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng nước bể cá
+pH thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố lý, hóa, sinh của bể và sức khỏe của cá vàng
+pH thích hợp cho cá vàng là 7 đến 9; tốt nhất là trong khoảng 7,5
+Biến động pH trong ngày không quá 0,5; nếu biến động lớn hơn 0,5 làm cá bị sốc, yếu và bỏ ăn
+pH quá cao hay quá thấp kéo dài sẽ làm cá chậm tăng trưởng, còi cọc, dễ nhiễm bệnh, phẩm chất kém
2. TỔNG QUAN
Nước với pH thấp thì có tính acid và ngược lại với pH cao thì có tính kiềm. pH lý tưởng cho hần lớn động vật thủy sản nằm trong khoảng từ 06 – 8,5. pH thấp có thể làm động vật thủy sản suy giảm tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và có thể dể dàng nhiễm bệnh hơn. pH thấp nhất vào buổi sáng sớm, tăng lên vào buổi trưa và giảm thấp vào buổi tối. Cách chính xác nhất để đo pH là dùng một bút đo pH điện tử (electronic pH meter).

3. pH CỦA NƯỚC TỰ NHIÊN, NƯỚC MƯA, NƯỚC MÁY, NƯỚC GIẾNG
+pH của nước trong tự nhiên thường nằm trong khoảng từ 5 – 9. Tuy nhiên, pH cao hơn hoặc thấp hơn đôi khi cũng xảy ra.
+Nước mưa thường có pH khoảng 5,6 bởi vì nó bão hòa Carbon Dioxide (CO2), chất có phản ứng acid trong nước. pH nước mưa có thể thấp hơn vì sự ô nhiễm không khí đặc biệt là ô nhiễm các hợp chất sulfur từ sự đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch và oxy hóa chúng thành acid sulfuric.
+Nước máy có pH 7-8
+Nước giếng khoang thì tuỳ từng vùng, thường có độ pH thấp

4. ẢNH HƯỞNG CỦA pH ĐẾN CÁ VÀNG
+ pH cao hay thấp điều ảnh hưởng đến cá vàng
+ pH cao:
*Phá vỡ màng nhầy của mang cá làm ức chế khả năng hô hấp điểm chết pH=11.
*Làm tăng tính độc của NH3 và NO2
– pH thấp (<7.0):
* pH thấp ảnh hưởng đến hô hấp. Cá vàng tăng cường hô hấp khi pH thấp, làm giảm tốc độ tăng trưởng.
*Sẽ làm tăng tính độc của H2S
– pH dao động lớn ( 0.5 giữa sáng và chiều) sẽ ảnh hưởng đến cân bằng áp suất thẩm thấu, cá vàng giảm ăn hoặc ngưng ăn, bơi xung quanh bể (nhất là tháng đầu tiên: bể chưa ổn định)
– Giảm sức sinh sản khi pH vượt ngưỡng
– Làm tăng độc tố tiết ra từ một số loài tảo độc và làm tăng độc độc của một số hợp chất hoá học.

5. NGUYÊN NHÂN LÀM TĂNG GIẢM pH
– CO2 phản ứng với môi trường nước làm giảm pH
– Phản ứng nitrat hóa NH4 của vi khuẩn là giảm pH
– Sự hấp thu CO2 trong quá trình quan hợp làm tăng pH
– Nguồn nước cho vào bể cá
6. CÁCH ĐIỀU CHỈNH pH
     Cách tăng pH của nước trong hồ cá:
– Sử dụng dung dịch tăng pH
– Bỏ san hô vụng vào hồ cá, hoặc hộp lọc sẽ giúp tăng pH
– Sử dụng máy sủi oxi cường độ mạnh và thường xuyên sẽ làm tăng pH
– Dùng nước vôi trong hay sôđa (ít sử dụng cho cá vàng)
– Thay nước máy thường xuyên sẽ làm tăng pH ( Nước máy mới thường có pH từ 7.0 – 8.0)

     Cách giảm pH của nước trong hồ cá:
– Dùng dung dịch giảm pH
– Nước trong hồ lâu ngày không thay (nước cũ) sẽ làm nước trong hồ giảm pH
– Dùng lọc vi sinh sẽ giúp ổn định pH ( giúp pH giảm 1 phần )
– Dùng axit muối (HCl), axit phosphoric, axit sulphuric, chanh, dấm, rêu đen, than bùn, quả cây trăn…
– Lá bàng không chỉ giảm pH mà còn có tác dụng giảm Stress cho cá, phòng ngừa 1 số bệnh ở cá.

Nguồn: Extrabio sưu tầm và biên soạn

Rate this post

Viết một bình luận