Các khối kiến thức trong chương trình đào tạo công nghệ thực phẩm

Chương trình đào tạo ngành công nghệ thực phẩm thường gồm những khối kiến thức và mục tiêu của từng giai đoạn đào tạo như sau:

Khối kiến thức giáo dục đại cương

Mục tiêu của giai đoạn này nhằm xây dựng cho sinh viên có tư duy logic và nắm được phương pháp học tập… tạo tiền đề giúp sinh viên học tốt các môn học tiếp theo. Cụ thể ở giai đoạn này giúp sinh viên:

  • Hiểu biết cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Có kiến thức cơ bản về pháp luật đại cương, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, để đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
  • Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh tương đương trình độ B2 (khung châu Âu).
  • Có kiến thức cơ bản về máy tính, các phần mềm văn phòng và các phần mềm cơ bản khác.
  • Có kiến thức về toán học, hóa học, vật lý, sinh học và xác xuất thống kê.

Khối kiến thức cơ sở ngành

Mục tiêu của giai đoạn này giúp sinh viên trang bị những khái niệm cơ bản, tạo nền tảng vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng cơ bản trong thực phẩm, kiến thức cơ sở nghành. Cụ thể mục tiêu giai đoạn này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về:

Chương trình đào tạo ngành công nghệ thực phẩm thường gồm những khối kiến thức và mục tiêu của từng giai đoạn đào tạo như sau:

  • Kiến thức cơ bản về vi sinh, hóa sinh, hóa lý, vật lý hướng đến ứng dụng trong kiểm soát vệ sinh và an toàn thực phẩm.
  • Kiến thức về kỹ thuật thực phẩm (truyền nhiệt, truyền khối, cơ học lưu chất, tổng kê vật chất và năng lượng, kỹ thuật các quá trình sinh học, máy và thiết bị chế biến, thiết kế thiết bị và nhà xưởng).
  • Kiến thức về điện và kỹ thuật điện, mô hình, mô phỏng, lập trình, tích hợp số liệu và tự động hóa trong công nghiệp thực phẩm.
  • Kiến thức về đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật trên khuôn giấy và trên các phần mềm máy tính như Autocard và vận hành máy thiết bị chế biến.
  • Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản, phương pháp bố trí, thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thực phẩm.

Khối kiến thức chuyên ngành

Mục tiêu của giai đoạn này là giúp sinh viên hiểu rõ kiến thức chuyên nghành, áp dụng được vào thực tế, kiến thức chuyên nghành. Cụ thể mục tiêu giai đoạn này sẽ thường cung cấp cho sinh viên các kiến thức về:

Chương trình đào tạo ngành công nghệ thực phẩm thường gồm những khối kiến thức và mục tiêu của từng giai đoạn đào tạo như sau:

  • Kiến thức về sinh hóa, vi sinh, hóa học và dinh dưỡng thực phẩm.
  • Kiến thức về chuỗi giá trị thực phẩm, đánh giá cảm quan thực phẩm, các vấn đề về kiểm soát, quản lý chất lượng thực phẩm và luật thực phẩm.
  • Kiến thức về các kỹ thuật trong quá trình chế biến thực phẩm như nguyên lý chế biến và bảo quản thực phẩm, kỹ thuật chế biến nhiệt độ cao, kỹ thuật lạnh, kỹ thuật lên men thực phẩm.
  • Kiến thức thực tế về sản xuất tại nhà máy chế biến công nghiệp hiện đại.
  • Kiến thức về nghiên cứu khoa học giải quyết các vấn đề thực tế sản xuất, xây dựng và phát triển các quy trình công nghệ chế biến trong thực phẩm.
  • Kiến thức cơ bản về lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều hành và giám sát các quá trình trong công nghệ thực phẩm, quản lý công nghiệp, dự án và quản trị marketing sản phẩm. Các kiến thức về khởi nghiệp, các vấn đề đương đại như biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế bền vững, công nghiệp 4.0.

Kết luận

Như vậy sau đọc xong bài viết này, hi vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về nội dung cũng như mục tiêu cần đạt được ở mỗi giai đoạn, từ đó hãy đặt mục tiêu cho bản thân để có phương pháp học tập hiệu quả. Chúc các bạn thành công!

Phát Triển RD VNO

Rate this post

Viết một bình luận