Các loại bệnh ở cá và cách phòng tránh – GUPPY CITY – Cá Bảy Màu Hà Nội

Các bệnh về cá có thể chia làm 4 loại phổ biến bao gồm: nhiễm trùng, nhiễm nấm, ký sinh hoặc nhiễm nguyên sinh, suy nhược thể chất và vết thương hở.

  • Bệnh nhiễm trùng: bệnh nhiễm trùng thường biểu hiện bởi sọc hoặc đốm đỏ có thể bao gồm sưng vùng bụng hoặc mắt. Bệnh này đc chữa trị tốt nhất bằng kháng sinh như: penicillin, amoxicillin, hoặc erythromycin.
  • Bệnh nấm: nhiễm nấm thông thường có biểu hiện bởi các khoảnh lông tơ trắng hoặc xám. Are( đoạn này thiếu)
  • Bệnh ký sinh: Bệnh ký sinh phổ biến nhất gọi là “Ich”(lở loét) chữa trị hiệu quả nhất bằng đồng (nguyên văn copper) hoặc khoáng xanh với liều lượng phù hợp. Hầu hết phương thuốc đều có thành phần là đồng. Nhiều thuốc nước như “Aquari-Sol” cũng đều chứa thành phần là đồng. Nếu thuốc bạn sử dùng là kháng sinh hoặc chứa gốc đồng như trên, hãy nhớ loại bỏ hết carbon( trong trường hợp này là than hoạt tính) ra khỏi hệ thống lọc.
  • Suy nhược thể chất: Suy nhược thể chất thường bởi môi trường bể. chất lượng nước kém có thể dẫn đến cá thở ngáp, bỏ ăn, nhảy ra ngoài bể,v.v. Các loài nuôi chung trong bể có thể gây ra kẹp vây hoặc vết thương do cắn (bite wounds).

Làm sao để ngăn ngừa bệnh cho cá. Vài bước sau đây có thể làm giảm khả năng cá của bạn bị nhiễm bệnh. Làm theo những cách phòng ngừa này cũng có thể ngăn bệnh phát tán rộng nếu có mắc phải.

  • Chỉ mua cá có chất lượng tốt, hoặc phù hợp nuôi chung với nhau.
  • Cách ly cá mới trước khi cho vào bể. (Một bể cách ly có thể dùng làm việc này).
  • Tránh làm cá bị strees với cầm mạnh tay, thay đổi đột ngột môi trường sống, hoặc bị cá khác bắt nạt.
  • Không cho cá ăn quá nhiều.
  • Bỏ cá bị bệnh sang bể cách ly để chữa trị.
  • Không dùng lại vợt đã sử dụng để vớt cá bị bệnh.
  • Không chuyển nước từ bể cách ly sang bể chính.
  • Không để kim loại (gốc sắt) tiếp xúc với nước bể cá.
  • Kháng sinh: Khi sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào, hãy đảm bảo hệ thống lọc vi sinh trong bể cá không bị diệt. Đảm bảo liều thuốc không diệt lợi khuẩn lẫn vi khuẩn gây hại trên cá của bạn. Mặc dù hầu hết các loại thuốc bán ở cửa hàng không làm hại hệ vi sinh ,nhưng đôi khi thì có. Tốt nhất nên điều chình mức ammonia lẫn nitrite, hoặc sử dụng thuốc khử ammonia như “AmQuel” để chắc chắn mức ammonia không đạt ngưỡng gây hại.
  • Thuốc chứa nguyên tố đồng: Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc có thành phần là đồng, lưu ý rằng hầu hết các loại cây không bị ảnh hưởng. Các loài không xương như ốc hại, có thể bị diệt nếu đủ lượng đồng. Thực tế, hầu hết thuốc diệt ốc hại đều có gốc đồng.

Bảng chuẩn đoán

Nếu bạn nhận thấy điều gì bất thường với cá của mình, một chuẩn đoán đúng thường là tất cả những gì bạn cần. Trong hầu hết trường hợp, một liều thuốc tiêu chuẩn mua ở các cửa hàng thường có hiệu quả rất tốt.

Các bước chuẩn đoán và chữa trị cho cá:

  1. Triệu chứng: Tìm biểu hiện của cá tương ứng trong cột triệu chứng.
  2. Nguyên nhân: Tên và chi tiết mỗi loại bệnh cụ thể đc viết bên dưới bảng này.
  3. Thuốc chữa: Tìm thuốc chữa phù hợp trong cột ‘Thuốc chữa’.
  4. Product Link: ( cái này là dẫn giá của các sản phầm cho ae so sánh nhưng toàn shop của nước ngoài nên mình để nguyên)

Nhiễm khuẩn

Ký sinh đỏ
Triệu chứng: Sọc đỏ trên vây hoặc thân.

Ký sinh đỏ đc gọi như vậy bởi những sọc đỏ xuất hiện trên thân, vây hoặc đuôi. Những sọc đó có thể gây loét và co khả năng gây rữa đuôi hoặc vây, trong vài trường hợp, phần đuôi hoặc vây bị rụng ra. Vì là bệnh trong cơ thể, các biện pháp chữa trị bên ngoài thường ko hiệu quả, trừ một số raart ít trường hợp. Trong một vài trường hợp, tẩy uế bể và làm sạch tốt nhất có thể.Không cho cá ăn nhiều trong khi điều trị bể. Để tẩy uế, dùng acriflavine (trypaflavine) hoặc monacrin (monoaminoacridine) hòa tan ở tỉ lệ 1ml/1l nước. Cả 2 loại thuốc trên đều làm đổi màu nước, nhưng màu sẽ biến mất khi thuốc đc hòa tan. Nếu cá ko có dầu hiệu thuyên giảm, ngừng lại quá trình tẩy uế.
Sau đó thêm kháng sinh vào thức ăn. Với thức ăn dạng vẩy(flake), dùng khoảng 1% kháng sinh và trộn 1 cách cẩn thận. Nếu bạn bỏ đói cá, chúng sẽ ăn hết hỗn hợp trước khi kháng sinh bị tan ra nước. Kháng sinh thường dưới dạng viên con nhộng 250mg. Nếu dùng 25g thức ăn dạng vẩy, một viên con nhộng đủ để chữa cho hàng tá cá. Kháng sinh tốt nên dùng là chloromycetin (chloramphenicol). Hoặc dùng tetracycline. Nếu bạn cho cá ăn thức ăn đông lạnh hoặc xắt nhỏ, Thử dùng tỉ lệ trộn tương tự với thức ăn dạng vẩy. Tối đa chỉ 10mg kháng sinh/1l nước.

 Columnaris – Nấm miệng
Triệu chứng: khoảng bông trắng quanh miệng, chấm trắng trên mồm, xung quanh cằm và vùng miệng, gờ vẩy hoặc đuôi. Có thể kèm theo phân dài trong suốt, biếng ăn, và mang đập nhanh nếu bị nhiễm ở mang.

Tên gọi Columnaris thường hay gọi là nấm miệng, Cotton-Wool, Cotton-Mouth, Mouth-Rot, Saddle Back,  Flexibacter, False Neon Disease, and Guppy Disease.(Đoạn này là các tên tiếng anh khác của bệnh)
Nó thường đc gọi là nấm miệng vì nó trông giống như vùng nấm tấn công vùng miệng (looks like a fungus attack of the mouth). Nguyên nhân do vi khuẩn Flavobacterium columnare, trước đó gọi là Flexibacter columnaris, Bacillus columnaris, Chondrococcus columnaris, và Cytophaga columnaris. Đây là một loại nhiễm trùng phổ biến ảnh hưởng tới bể cá nước ngọt, đặc biệt cá có mang và cá trê. Không thấy xuất hiện ở cá biển.
Columnaris có thể xâm nhập vào cá qua mang, miệng, hoặc vết thương nhỏ trên da dưới dạng viêm nhiễm nội hoặc ngoại cơ thể an. Nó có thể là một bênh mạn tính ủ bệnh trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng hay cũng cũng có thể là một bệnh cấp tính lây lan nhanh, thường quét sạch toàn bộ số lượng cá chỉ trong vài giờ. Bệnh dễ lây nhiễm và có thể phát tán qua vợt cá bị nhiễm bệnh, bể mẫu (specimen containers), và thậm chí là cả thức ăn.
Bệnh này đc mang đến bởi cá bị stress, thương tật, chế độ ăn ko đầy đủ, và chất lượng nước kém, bao gồm độ pH không ổn định. Để ngăn ngừa nấm miệng bảo trì nguồn nước với hệ thống lọc vi sinh tốt và thay nước hàng tuần trong đó bao gồm hút nền. Giữ bể thoáng khí, cung cấp cho cá khẩu phần ăn đầy đủ, và không nuôi cá ở mật độ quá đông.

Nấm miệng thường có biểu hiện đầu tiền là 1 đường xám hoặc trắng quanh miệng và sau đó mọc chùm ngắn quanh miệng giống như nấm. Vi khuẩn này tạo ra protein và sụn làm giảm ăn enzym từ cá và hình thành dạng tròn hoặc oval với vết loét hở ở chính giữa. Nó có thể ảnh hưởng đến vây, bắt đầu từ sự ăn mòn ngoài rìa, hoặc thương tổn ở lưng vây. Bệnh võng lưng (saddleback) là một vùng màu xám gần lưng vây và dải trắng nhạt vòng quanh thân cá. Kèm theo là một vét loét màu nâu vàng nhạt phát triển ở chính giữa. Màu sắc này tạo nên bởi những tạp chất bị giữ lại do chất nhớt mà vi khuẩn này tạo ra.
Đây là một bên tác động nhanh cần đc điều trị lập tức. Độc tố tạo ra bởi vi khuẩn và ko có khả năng ăn uống dẫn đến cái chết khó có thể tránh khỏi trừ khi đc điều trị ở giai đoạn đầu. Vi khuẩn này thường đi cùng với một loại khuẩn bội nhiễm khác thuộc dòng  Aeromonas và nấm thường xâm nhập vào vùng da đã bị nhiếm bệnh. Lưu ý rằng đột biến của vi khuẩn này miễn dịch đc thuốc kháng sinh. Vì thế bạn phải đảm bảo dùng đủ liều lượng thuốc. Để cứu bể cá và cá của bạn khỏi bệnh này, đầu tiên phải nâng cấp chất lượng nước và sau đó tiến hành chữa trị.

Vài loại kháng sinh hoặc thuốc có thể dùng để trị nấm miệng:

  • Penicillin: Penicillin ở 10,000 đơn vị trên 1l nước rất hiệu quả trong việc chữa trị. Dùng liều thứ 2 trong vòng 2 ngày.
  • Chloromycetin: bạn có thể dùng chloromycetin, 10 to 20 mg /1l nước, với liều thứ 2 trong vòng 2 ngày.
  • Kanacyn (kanamycin): Kanacyn trị đc cả 2 loại vi khuẩn cùng lúc.
  • Maracyn (erythromycin): Maracyn có hiệu quả với Columnaris, và sử dụng Maracyn 2 (minocycline) cùng lúc để điều trị Aeromonas.
  • Một số loại khác: Đồng sun-phat, Furan, Tetracycline, thuốc tím. Nifurpirinol, Acriflavine, Chloramphenicol và khoáng xanh (Malachite green) cũng hiệu quả trong việc chữa trị.
  • Medicated Foods: cho ăn với thức ăn trộn Terramycin (Oxytetracycline) sẽ giúp chữa bệnh này từ bên trong.

 Tuberculos – Mycobacteriosis
Syn: fish tuberculosis, piscine tuberculosis, acid-fast disease, granuloma disease.
 Triệu chứng: hốc hác, trướng bụng, lở loét.

Tuberculosis gây ra bởi siêu vi khuẩn Mycobacterium piscium. Cá bị mắc tuberculosis có thể trở nên  lờ đờ, trướng bụng, nhợt nhạt, loét da và vây xơ xác, mất vây hoặc vẩy, biếng ăn. U nhỏ màu vàng nhạt hoặc tối màu có thể xuất hiện trên mắt hoặc thân có khả năng làm biến dạng cá.
Nguyên nhân chính gây bệnh này xuất phát từ mật độ bể cao trong điều kiện nhếch nhác vd: chất lượng nước kém. Mọi loài cá đều bị ảnh hưởng bởi điều kiện nêu trên đặc biệt có một số loài dễ bị ảnh hưởng hơn. Dễ bị ảnh hưởng nhất là các loài cá đớp thở như : cá sặc gấm, Betta, và cá ông tiên. Các loài khác bao gồm Neon, cá đĩa, và cá phượng hoàng.

  • Không có cách điều trị dứt điểm. Tuy nhiên phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh này là điều trị với Kanamycin và Vitamin B-6 trong 30 ngày. Kanamycin có thể mua ở các cửa hàng nơi bạn sống( em dịch nguyên văn ạ, ko đảm bảo đúng ở Việt Nam). Vitamins nước cho trẻ nhỏ là nguồn Vitamin B-6 tốt. Có thể mua ở các hiệu thuốc địa phương. Cho 5 giọt mỗi 100l nước bể.
  • Nếu việc điều trị ko hiệu quả, tốt nhất là nên tiêu hủy cá thể bị nhiễm bệnh.
  • Nếu nguyên nhân gây bệnh từ cả điều kiện nước kém lẫn nuôi quá đông cá, khắc phục tình trạng trên.

Có khả năng con người lây nhiễm bệnh này nên chúng tôi khuyến cáo sử dùng biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc với nguồn bệnh. dù con người rất hiếm khi gặp nguy cơ từ bể cá. Con người dễ mắc phải bệnh này hay từ bể bơi công cộng hoặc thức ăn nhiễm độc.

Bệnh phù nề
Triệu chứng: thân phồng rộp, lồi vẩy.

Phù nề gây ra bởi một loại vi khuẩn xâm nhập vào thận, gây nên tích trữ nước trong cơ thể hoặc suy thận renal. Chất lỏng trong cơ thể tích tụ và làm cá trương lên cùng với lồi vẩy. Nó chỉ gây bệnh cho cá ốm yếu sẵn hoặc có thể do điều kiện bể nhếch nhác.
Cách điều trị hiệu quả là trộn kháng sinh vào thức ăn. Với thức ăn dạng vẩy(flake), dùng khoảng 1% kháng sinh và trộn 1 cách cẩn thận and. Nếu bạn bỏ đói cá, chúng sẽ ăn hết hỗn hợp trước khi kháng sinh bị tan ra nước. Kháng sinh thường dưới dạng viên con nhộng 250mg. Nếu dùng 25g thức ăn dạng vẩy, một viên con nhộng đủ để chữa cho hàng tá cá. Kháng sinh tốt nên dùng là chloromycetin (chloramphenicol). Hoặc dùng tetracycline. Nếu bạn cho cá ăn thức ăn đông lạnh hoặc xắt nhỏ, Thử dùng tỉ lệ trộn tương tự với thức ăn dạng vẩy. Tối đa chỉ 10mg kháng sinh/1l nước. Tuy nhiên nếu nguyên nhân gây bệnh do môi trường nước bẩn phải điều chỉnh lại nguồn nước.

Bệnh lồi vẩy
Triệu chứng: Lồi vẩy nhưng không trương mình cá.

Phù vẩy về cơ bản là nhiễm trùng vẩy hoặc thân. Nhiều loại vi khuẩn có thể gây ra tình trạng trên nếu trong môi trường bể nhếch nhác.
Cách điều trị hiệu quả là trộn kháng sinh vào thức ăn. Với thức ăn dạng vẩy(flake), dùng khoảng 1% kháng sinh và trộn 1 cách cẩn thận. Nếu bạn bỏ đói cá, chúng sẽ ăn hết hỗn hợp trước khi kháng sinh bị tan ra nước. Kháng sinh thường dưới dạng viên con nhộng 250mg. Nếu dùng 25g thức ăn dạng vẩy, một viên con nhộng đủ để chữa cho hàng tá cá. Kháng sinh tốt nên dùng là chloromycetin (chloramphenicol). Hoặc dùng tetracycline. Nếu bạn cho cá ăn thức ăn đông lạnh hoặc xắt nhỏ, Thử dùng tỉ lệ trộn tương tự với thức ăn dạng vẩy. Tối đa chỉ 10mg kháng sinh/1l nước. Tuy nhiên nếu nguyên nhân gây bệnh do môi trường nước bẩn phải điều chỉnh lại nguồn nước.

Rữa đuôi và rữa vây
Triệu chứng: hoại tử vây có thể lên đến tận gốc vây, lộ tia vây, chảy máu ở rìa vây, vùng quanh gốc vây bị đỏ, loét da với rìa xám hoặc đỏ, mắt đục.

Đuôi và vây rữa do nhiễn trùng đuôi và vây, có thể do môi trường nước kém , hoặc bị cá khác rỉa. Nếu điều kiện bể ko tốt, nhiễm trùng xuất hiện ở một vết thương nhỏ trên vây hoặc đuôi. Tuberculosis (bệnh nhiễm khuẩn làm hao mòn dần sức khỏe) có thể dẫn đến rữa vây và đuôi. Về cơ bản, phần vây hoặc đuôi bị nhạt màu hoặc rữa thành mảnh nhỏ.Theo thời gian vùng bị nhiễm chậm rãi lan rộng ra.
Đầu tiên cố gắng xác định nguyên nhân, sau đó chữa trị phù hợp. Đồng thời chữa trị nguồn nước hoặc cá với kháng sinh. Nếu cho kháng sinh vào nguồn nước, dùng 20-30mg/1l.  Cách điều trị hiệu quả là trộn kháng sinh vào thức ăn. Với thức ăn dạng vẩy(flake), dùng khoảng 1% kháng sinh và trộn 1 cách cẩn thận. Nếu bạn bỏ đói cá, chúng sẽ ăn hết hỗn hợp trước khi kháng sinh bị tan ra nước. Kháng sinh thường dưới dạng viên con nhộng 250mg. Nếu dùng 25g thức ăn dạng vẩy, một viên con nhộng đủ để chữa cho hàng tá cá. Kháng sinh tốt nên dùng là chloromycetin (chloramphenicol). Hoặc dùng tetracycline. Nếu bạn cho cá ăn thức ăn đông lạnh hoặc xắt nhỏ, Thử dùng tỉ lệ trộn tương tự với thức ăn dạng vẩy. Tối đa chỉ 10mg kháng sinh/1l nước. Tuy nhiên nếu nguyên nhân gây bệnh do môi trường nước bẩn phải điều chỉnh lại nguồn nước

Bệnh do khuẩn Vibriosis ở cá
Triệu chứng: Lờ đờ, cường thở (thở nhiều hơn bình thường), biếng ăn, loét da, và chết.

Vibrio là các dòng khuẩn âm tính tìm thấy chủ yếu ở nước mặn hoặc nước lợ, bao gồm 70 hoặc hơn các biến thể khác nhau. Bệnh do khuẩn Vibriosis ở cá do nhiều dòng khuẩn Vibrio gây ra, đáng kể nhất là Vibrio anguillarum,V. ordalii, V. damsela, and V. salmonicida.

Bệnh do khuẩn Vibriosis ở cá xuất hiện phổ biến nhất ở động vật biển hoặc cá nước lợ, dù thỉnh thoảng có thế tìm thấy ở một số loài vật nhiệt đới. Cá bị nhiễm khuẩn qua vết thương hở hoặc ăn xác cá chết bởi bệnh này. Xuất huyết bắc đầu với vùng đỏ hoặc sọc máu dới bề mặt da, sau thành đốm đỏ trên bụng hoặc bên mình cá. Vết bầm phát thành vết loét và bung mủ máu. Cũng có thể làm đục mắt dẫn đến lồi mắt hoặc mù mắt.

Bệnh do nhiễn vibriosis ở cá thường phát triển rất nhanh. Hầu hết cá nhiễm bệnh chết chỉ có biểu hiện bên ngoài là loét da, và thỉnh thoảng cá chết trước khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào.

Cách điều trị tốt nhất là cung cấp kháng sinh qua đường miệng. Kanamycin là một trong những loại tốt nhất, chloramphenicol hoặc furazolidone cũng khá tốt. Khi điều trị bằng kháng sinh, nên điều trị ở bể cách ly hơn là điểu trị ở bể chính. Lý do là kháng sinh sẽ làm hại lọc vi sinh ở bê chính, đảo ngược vào tuần hoàn nitrite và  làm tăng lượng nitrite và ammonia chỉ sau vài ngày.

Lưu ý: Con người có thể nhiễm khuẩn Vibrio tiếp xúc trực tiếp với cá bị nhiễm bệnh. Cũng có thể lây nhiễm qua khi nước bị nhiễm khuẩn tiếp xúc với vết cắt hoặc vết thương hở trên da Vi khuẩn này có thể có trong bể cá,bể bơi hoặc trong nước biển.

Lây nhiễm Vibrio rất hiếm thấy ở Mỹ. Cholera có lẽ là bệnh đc biết đến nhiều nhất bởi nhiễm khuẩn vibrio. Người nhiễm cholera thường có các triệu chứng như tiêu chảy hoặc nôn mửa. Những người với sức đề kháng thấp gặp nhiều nguy cơ hơn thậm chỉ tử vong với một vài dòng Vibrio nhất định.

Protozoan Diseases (bệnh do khuẩn nguyên sinh)

Bệnh lông nhung, bệnh bụi vàng (this is either Oodinium pilularis or Oodinium limneticum)
Triệu chứng: có lớp phủ như bụi màu vàng tới nâu nhạt trên thân, kẹp vây, khó thở (mang đập nhanh) mắt đục ngàu, nhìn chằm chằm vào cây hoặc nền, có thể tụt thể trọng.

Bệnh nhung ở cá nước ngọt do Oodinium pilularis hoặc Oodinium limneticum gây nên, chúng là ký sinh trùng da hình roi. Vật ký sinh này bơi trong môi trường nước cho đến khi tìm đc cá thể cá để bám vào.

  • Oodinium pilularis (hay đc biết đến với tên “Ich” Ichthyophthirius multifiliis) ăn lớp mô tế bào da và vây bằng lớp màng nhầy ở miệng chúng. Ký sinh trùng sau khi trưởng thành sẽ rời khỏi vật chủ và rơi xuống lớp nền hoặc. Sau đó nó tạo thành nang trong đó phân chua thành 34-64 tế bào mới, rồi phóng thích chúng ra môi trường nước để tiếp tục tìm kiếm vật chủ.
  • Oodinium limneticumthì tương tự, nhưng chúng tấn công về mặt da hoặc vây hơn là ẩn dưới lớp mô tế bào, nên chúng hiện diện ngay trên bề mặt. Chúng phân bào ngay trên vật chủ chứ không phải dưới đáy bể hay cây.

Bệnh này bề ngoài là một lớp bụi vàng hoặc nâu trên da hoặc vảy. Cá nhiễm bệnh có biểu hiện hung hăng như nhìn chằm chằm vào các vật trong bể cá, thở dốc , và bị kẹp vây. Phần mang cá thường là nơi bị nhiễm đầu tiên. Bệnh nhung lây nhiễm các loài khác nhau theo những cách khác nhau. Cá xàm có vẻ dễ bị nhiễm bệnh nhất, nhưng thường không có biểu hiện bị bệnh. Bệnh này rất dễ lây với tỷ lệ tử vong cao.

Có thể chữa khỏi ở bể cách ly lẫn bể chính. Cách chữa tốt là dùng đồng sun-phat với tỉ lệ 0.2 mg trên 1 lít nước, có thể dùng liều nhắc lại 1 lần duy nhất trong vài ngày nếu cần thiết. Aquarisol là một trong những loại thuốc dạng này có thể tìm đc ở các hàng cá cảnh. Acriflavine (trypaflavine) có thể dùng thay thế với tỉ lệ 1ml/1l nước. Cần phải lưu ý rằng gốc đồng trong thuốc có thể làm ngộ độc cho cá, phải thay nước sau khi kết thúc chữa trị.

Bệnh nhung ở cá biển (Oodinium ocellatum)
(Syn: Amyloodinium ocellatum or Branchiophilus maris). Cũng có tên là bệnh rặng san hô.
Triệu chứng: xuất hiện bụi trắng hoặc vàng đến nâu nhạt trên thân, hô hấp khó khắn (thở nhanh – mang đóng mở hơn 80 lần một phút), biếng ăn, cọ hoặc chà xát vào nền hoặc vật  thể trong bể.

Bệnh nhung biển là một trong những bệnh phổ biến nhất trong bể cá nước mặn, gây ra bởi một loaijIch biển. Loài này thường đc tìm thấy ở mọi đại dương trên thế giới và thường gây bệnh cho cá tự nhiên hoặc mới đánh bắt. Bệnh nhung ở nước mặn gây ra bởi Oodinium ocellatum, (syn: Amyloodinium ocellatum or Branchiophilus maris), là một loài ký sinh hình roi. Bệnh này tiến triển nhanh chóng và có khả năng gây tử vong hàng loạt. Trước tiên nó xâm nhập vào mang cá nhưng nó cũng có khả năng bám vào mình cá, ẩn sâu dưới lớp mô tế bào da. Việc can thiệp vào hệ thống hô hấp thường dẫn đến cái chết cho cá . Bệnh này dễ lây lan với tỉ lệ tử vong cao.

Bệnh này điều trị bằng hóa chất có bao gồm đồng (đồng sunphat)  theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Nhìn chung việc chữa trị bao gồm duy trì hàm lượng đồng trong nước theo tỉ lệ 12 đến 18 mg/L trong 21 ngày, tốt nhất là nên sử dụng bể cách ly để chữa trị. Phương thức điều trị tự nhiên là duy trì hàm lượng muối thấp trong bể cách ly bằng cách hạ nồng độ muối xuống 1.009 – 1.010  trong 10 ngày. Mối nguy hiểm khi sử dụng phương pháp này là điều chỉnh lại nồng độ muối lên cao hơn cho cá. Bạn phải có khả năng đo lường lượng muối một cách chính xác và tăng với một tốc độ rất chậm.

Brooklynellosis – Bệnh cá hề (Brooklynella hostilis)
Triệu chứng: biếng ăn, xuất hiện thương tổn trên thân, tróc vẩy, tăng tiết chất nhờn thân (tuột nhớt), hô hấp nặng nề, liên tục cọ xuống nền.

Brooklynellosis gây ra bởi ký sinh trùng nguyên sinh tên là Brooklynella hostilis. Bệnh này thường đi cùng với cá hề, mặc dù các loài cá khác cũng có thể mắc bệnh. Loài ký sinh này lây nhiễm qua mang và thân và giết chết cá một cách nhanh chóng, cá thường cọ phần bị nhiễm bệnh liên tục xuống nền. Mang bị nhiễm bệnh khiến cá thở nặng nhọc và phải đớp khí để thở. Cá sẽ chết sau khoảng 30 tiếng từ khi nhận diện đc bệnh này. Dầu hiệu đầu tiên của bệnh là biếng ăn. Vài chủng mới của bệnh đốm trắng hoặc bệnh Crypt có triệu trứng tương tự Brooklynella.

Foc-môn và khoáng xanh là hai hoạt chất dùng để chữa trị bệnh này. (Đoạn này em chịu)One is a dip with 10 times the dose and one is as directed on the bottle to treat the entire quarantine tank. Nên duy trì nồng độ muối ở mức 1.009 trong suốt thời gian điểu trị bằng Foc-môn. Đồng không có hiệu quả với Brooklynella.

Costia
Triệu chứng: vùng màu trắng sữa trên thân.

Đây là một bệnh do khuẩn nguyên sinh hiếm gặp gây ra khoảng đục trên thân. Cách chữa tốt là dùng đồng sun-phat với tỉ lệ 0.2 mg trên 1 lít nước, có thể dùng liều nhắc lại 1 lần duy nhất trong vài ngày nếu cần thiết. Aquarisol là một trong những loại thuốc dạng này có thể tìm đc ở các hàng cá cảnh. Acriflavine (trypaflavine) có thể dùng thay thế với tỉ lệ 1ml/1l nước. Cần phải lưu ý rằng gốc đồng trong thuốc có thể làm ngộ độc cho cá, phải thay nước sau khi kết thúc chữa trị.
Nâng nhiệt độ lên 80° – 83° F ( 26,7° – 28,3° C) trong vài ngày để đạt hiệu quả tốt hơn.

Hexamita
Triệu chứng: triệu chứng đầu tiên là tăng tiết nhầy (tuột nhớt), phân nhầy màu trắng  trong khi vẫn ăn uống và hoạt động bình thường. Sau đó cá sẽ trốn trong góc với đầu cúi xuống, phần đầu phía trên mắt mỏng đi và đen sạm, cá bơi thụt lùi.

Hexamita là một loại ký sinh trùng nguyên sinh tấn công phần ruột sau của cá. Cá đĩa và các dòng cá họ hoàng đế lớn đặc biệt là Oscars là đối tượng lây nhiễm chủ yếu của Hexamita. Cá nước mặn đôi khi cũng bị nhiễm vì đây là bệnh đường tiêu hóa, có thể làm cho cá biếng ăn và gầy mòn.

Cách chữa hiệu quả là dùng thuốc metronidazole. Metronidazole là một loại kháng sinh cho vi khuẩn kỵ khí với đặc tính kháng khuẩn nguyên sinh. Thuốc này có thể hòa vào nước hoặn trộn vào thức ăn cho cá. Metronidazole chựn đứng sự phát triển của vi khuẩn và khuẩn nguyên sinh. Một vài sản phẩm sẵn có chứa metronidazole bao gồm Seachem Metronidazole, Seachem AquaZole, Thomas Laboratories’ Fish Zole và National Fish Pharmaceutical’s Metro-Pro.
Điều trị song song cả bằng thức ăn (1% lượng thức ăn của cá) lẫn hòa tan vào nước (12mg mỗi lít). Repeat the water treatment every other day for three treatments. And effective treatment is with Seachem’s Metronidazole.

(Bệnh này thường hay bị nhầm với bệnh Head and Lateral Line Erosion (HLLE), Thường đc gọi là bệnh “lỗ ở trên đầu”, bởi vì cá thường bị mắc cả 2 bệnh này cùng lúc. Bệnh HLLE và bệnh mòn đường viền thân có biểu hiện là xuất hiện lỗ trên đầu và mặt. Đây không phải là bệnh ký sinh, nhưng nó thường do điều kiện môi trường kém.).

Ich – Ick – Bệnh đốm trắng (Ichthyophthirius multifiliis)
Triệu chứng: Hạt giống hạt muối trên thân hoặc vây.  Tuột nhớt. Có vấn đề về hô hấp (ich xâm nhập mang), kẹp vây, biếng ăn.

Ich, Ick, hoặc bệnh đốm trắng là bệnh phổ biến nhất ở bể cá gia đình. May mắn thay, Bệnh này rất dễ trị nếu phát hiện đúng lúc! Ich là một khuẩn nguyên sinh tên là Ichthyophthirius multifiliis. Có 3 giai đoạn trong vòng đời của khuẩn này. Bình thường với những người chơi cá nghiệp dư, vòng đời là không quan trọng. Tuy nhiên, do bệnh này chỉ dễ trị trong giai đoạn đầu của vòng đời, việc lưu ý đến vòng đời là cần thiết.

  • Giai đoạn trưởng thành – khuẩn bám vào da hoặc mang cá, làm cá trở nên hung hăng (cá có biểu hiện hung hăn) và xuất hiện u nhỏ màu trắng. Ký sinh trùng sinh trưởng bằng cách ăn tế bào hồng cầu và tế bào da. Sau vài ngày, nó rời khỏi vật chủ và rơi xuống đáy bể cá.
  • Giai đoạn nang – sau khi rơi xuống đáy, ký sinh trùng trưởng thành tạo thành nang và nhanh chóng phân bào
  • Giai đoạn bơi tự do – sau khi tạo nang, khoảng 1000 con non bơi lên trên (nang nằm dưới đáy bể) để tìm kiếm vật chủ. Nếu không tìm thấy vật chủ trong vòng 2 đến 3 ngày, ký sinh trùng sẽ chết. Một khi tìm đc vật chủ, một vòng đời mới lại bắt đầu.

3 giai đoạn này mất 4 tuần ở 70° F(21,1o C) nhưng chỉ trong 5 ngày ở 80° F(26,7o C). Vì lý do này  nên nâng nhieetk độ nước lên khoảng 80° F(26,7o C ) để rút ngắn thời gian trị bệnh. Nếu cá chịu đc nên nâng nhiệt độ đến 85°F(29,4o C).

Giai đoạn bơi tự do là lúc tốt nhất để trị bằng hóa chất. Nâng nhiệt độ nước lên khoảng 27o C để giai đoạn này nhanh diễn ra. Nên dùng quinine hydrochloride( google thì ra thuốc chữa sốt rét dưới dạng viên nén 300mg) ở 30 mg một lít. Quinine sulphate có thể dùng nếu không tìm đc quinine hydrochloride. Nước có thể bị đục nhưng sẽ trong trở lại. Bằng cách rút ngắn thời gian (tăng nhiệt độ nước) của giai đoạn, bạn có thể trị bệnh ở giai đoạn bơi tự do một cách hiệu quả.

Bệnh cá neon
Triệu chứng: vùng bạc màu sâu trong thịt cá. Teo cơ dẫn đến bơi một cách bất thường.

Bệnh đc đặt tên theo loài cá đầu tiên phát hiện bệnh, cá neon. Nó gây nên bởi ký sinh trùng nguyên sinh Plistophora hyphessobryconis. Mặc dù nó đc đặt theo tên cá Neon, nó có thể nhiễm vào các loại cá khác. Vùng trắng xuất hiện ngay bên dưới da. Vi sinh vật này tạo nang và vỡ ra giải phóng bào tử. Các bào tử này xâm nhập sâu hơn và vào tạo thêm nhiều nang. Cuối cùng, bào tử di cư sang nước và đc cá ăn cùng với thức ăn thông thường. Bào tử di cư sang đường tiêu hóa, sau đó đến phần cơ thịt, và một vồng đời mới lại bắt đầu.
Bệnh không có cách trị. Tốt nhất nên tiêu hủy cá bệnh và làm sạch bể cá.

Glugea và Henneguya
Triệu chứng: tương tự với Lymphocystis, xuất hiện sưng tấy kèm theo nốt trắng nhỏ trên thân hoặc vây.

Glugea và Henneguya là nguyên sinh vật tạo nang lớn trên thân cá và giải phóng bào tử. May mắn là hai bệnh này rất hiếm gặp. Cá mặc bệnh thân bị sưng phồng bởi những khối u, và cuối cùng là chết.
Chưa có cách chữa. Tốt nhất nên tiêu hủy cá bệnh trước khi bào tử phát tán.

Chilodonella
Triệu chứng: Màu nhợt nhạt do tuột nhớt, tước vây, yếu ớt, tổn thương mang. 

Bệnh này gây nên khoảng đục màu trắng xanh trên thân gây tổn hại đến mang cá. Sau đó da cá bị bung ra và thối mang. Ca có biểu hiện hung hăng, bằng cách nhìn chằm chằm vào những vật thể trong bể cá, chúng có thể bị kẹp vây hoặc khó thở.
Có thể dùng Acriflavine (trypaflavine) để chữa với tỉ lệ 5 ml một lít nước. Do acriflavine có khả năng khử trùng cá, nên thay nước sau khi hoàn tất chữa trị.

African Bloat – “Malawi Bloat”
Triệu chứng: triệu chứng đầu tiên là biếng ăn kèm theo sau là sưng bụng which, khó thở, bơ phờ, trốn tránh, có thể xuất hiện sọc đỏ trên thân, và phân sợi.

Không có cách giải thích hợp lý nào cho bệnh này. Một khi cá bị nhiễm bệnh, khả năng tử vong là rất cao. Cá bỏ ăn phải đc chữa trị ngay lập tức hoặc nó sẽ nhanh chóng trở thành vô phương cứu chữa và chết. Dù ko chắc chắn đây là bệnh gì, người ta tin rằng đây là do ký sinh trùng nguyên sinh biến chứng của nhiễm trùng. Đây là bệnh nghiêm trọng thường đi cùng với cá họ hoàng đế châu Phi đặc biệt là những con đến từ hồ Malawi,

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh này là stress và biểu hiện đầu tiên là bỏ ăn. Stress có thể gây ra bơi quá trình vận chuyển, đánh bắt, chất lượng nước, chế độ ăn ko phù hợp, cho ăn quá nhiều, và thiếu chỗ trú ẩn cho cá. Nguyên nhân khác, dễ nhận thấy hơn, là chế độ ăn không phù hợp hoặc cho quá nhiều muối vào nước. Phòng ngừa là vô cùng quan trọng, cá có khả năng đc chữa khỏi nếu đc chữa trị lập tức.

Làm theo những bước sau đây:

  • Bất kỳ loại cá nào bạn mới có đc đều có thể nhiễm bệnh hoặc phát bệnh sau đó. Sau khi mua nhớ cung cấp đúng loại thức ăn mà người bán cá đang cho ăn, sau đó chuyển dần sang chế độ ăn gốc thực vật; Tảo xoắn dạng viên hoặc vẩy.
  • Một số người ngâm thức ăn vào dung dịch metronidazol và cho ăn trong vài ngày sau khi mua. Seachem có sản xuất metronidazol phù hợp với trộn vào thức ăn .
  • Một khẩu phần ăn gốc thực vật tốt rất quan trọng.
  • Bột đàn cá khỏe mạnh rất háu ăn. Mặc dù chúng có thể rất năng động người nuôi quan trọng là phải không cho chúng ăn quá nhiều. Để mắt đến chúng, một khi thấy có biểu hiện biếng ăn, trị cả bể bằng Clout.
  • Một tác giả cho biết họ ssex loại bỏ ngay lập tức có bỏ biểu hiện biếng ăn và sau đó thay nước mỗi ngày trong 5 ngày.

Metronidazol là thuốc đáng tin cậy nhất, một vài người sử dụng Clout thay thế, nhưng không đc dùng cả 2 loại một lúc.

Bệnh ký sinh

Rận cá (Argulus)
Triệu chứng: Cá tự cọ mình vào các loại đồ vật, kẹp vây, nhìn thấy đc ký sinh trùng dài khoảng 5mm trên mình cá.

Rận cá là một là một loài giáp xác dẹt dài khoảng 5mm bám vào mình cá. Chúng làm cho vật chủ trở nên hung hăng, không ngừng nghỉ, có thể lộ ra vùng tấy nơi rận bám vào.
Với cá lớn và bị nhiễm ít, có thể bắt rận bằng kẹp. Các trường hợp khác nên cho tắm 10 đến 30 phút với 10 mg trên lít nước pha thuốc tím. Hoặc trị cả bế với 2mg trên lít, nhưng phương pháp này rất nhếch nhác và làm đổi màu nước.

Giun mỏ neo (Lernaea)
Triệu chứng: Cá tự cọ mình vào vật thể, chỉ màu trắng xanh bám trên da cá với vùng tấy đỏ tại điểm bám.

Giun mỏ neo thực ra là loài giáp xác. Con non bơi trong nước và chui sâu vào da, tới tận vùng cơ và phát triển vài tháng trước khi nhìn thấy được. CHúng phát tán trứng rồi chết để lại lỗ có khả năng gây nhiễm trùng.
Giun mỏ neo nằm quá sâu để có thể loại bỏ một cách an toàn. Tốt nhất nên điều trị bằng cho tắm 10 đến 30 phút với 10 mg trên lít nước pha thuốc tím. Hoặc trị cả bế với 2mg trên lít, nhưng phương pháp này rất nhếch nhác và làm đổi màu nước.

Bệnh đốm đen – Black Ick (diplopstomiasis)
Triệu chứng: Cá rất hung hăng, tự có mình vào vật thể, xuất hiện đốm nhỏ màu đen hoặc vệt trên thân và quanh miệng, nếu bị nhiễm nặng có thể gây mất máu.

Đốm đen là bệnh hiếm trong hồ cá. Nó thường thấy ở bể ngoài trời, đặc biệt những bể có bùn dưới đáy, nhưng cũng có thể là do cho cá mới vào bể. Cá hay mang bệnh này nhất là cá váy bạc, Piranha, hoặc những dòng khác thuộc họ này . Nhìn chung bệnh này ít gây tổn hại cho cá, kể cả khi nhiễm nặng.

Bệnh này gây ra bởi ký sinh trùng (ấu trùng sán lá) chui sâu vào da cá và tạo nang lớn khoảng 1mm. Nó có một vòng đời phức tạp nhằm mục đích sinh tồn, cần có chim hoắc động vật ăn cá, ốc, hoặc cá ở nhưng giai đoạn khác nhau nhiễm bệnh này.

Bệnh đốm đen thường dễ trị. Dùng đước cả muối tắm lẫn những phương thuốc sẵn có và các biện pháp phòng ngừa.

Ergasilus
Triệu chứng: cá tự cọ mình vào vật thể, chỉ màu xanh trắng mọc ra từ mang cá.

Ký sinh trùng này giống giun mỏ neo, nhưng nhỏ hơn và bám vào mang thay vào da. Tốt nhất nên điều trị bằng cho tắm 10 đến 30 phút với 10 mg trên lít nước pha thuốc tím. Hoặc trị cả bế với 2mg trên lít, nhưng phương pháp này rất nhếch nhác và làm đổi màu nước.

Giun ký sinh dẹt
Triệu chứng: Cá tự cọ mình vào vật thể, mang đập nhanh, nhầy bao phủ mang hoặc thân, mang hoặc vây có thể bị ăn mất, da cá có thể chuyển đỏ.

Có nhiều loài giun ký sinh dẹt khác nhau, thường dài khoảng 1mm, và vài triệu chứng có thể quan sát thấy. Chúng nhiếm vào mang hoặc vây như “ich”, nhưng có thể trông thấy những khác biệt nếu dùng thấu kính cầm tay. Bạn có thể nhìn thấy chuyển động hoặc đốm mắt của sinh vật này, điều mà ko thấy ở “ich”. Bệnh này cuối cùng sẽ hủy hoại phần mang và theo cách đó giết chết cá. Triệu chứng của việc nhiễm nặng là cá nhợt nhạt với vây rủ xuống, thở nhanh, nhìn chằm chằm vào đồ trang trí bể cá, có thể bị trướng bụng.
Tốt nhất nên điều trị bằng cho tắm 10 đến 30 phút với 10 mg trên lít nước pha thuốc tím. Hoặc trị cả bế với 2mg trên lít, nhưng phương pháp này rất nhếch nhác và làm đổi màu nước.

Nematoda
Triệu chứng: Giun treo ở hậu môn.

Nematodes (giun chỉ) có thể nhiễm vào bất cứ đâu trên cơ thể nhưng chỉ hiện ra khi chúng treo ở hậu môn. Nhiễm bệnh nặng gây trướng bụng, bệnh nhẹ thường không gây ảnh hưởng đến cá.
Nhanh nhất và đơn giản nhất là tiêu hủy cá, tuy nhiên có 2 cách chữa cho bệnh này. Cách thứ nhất; ngâm thức ăn vào parachlorometaxylenol và ngâm cá vào thuốc trên với tỷ lệ 10 ml mỗi lít nước hoặc trị cả bể với tỷ lệ tương tự. Nên cho cá tắm trong vài ngày. Cách thứ hai; tìm thức ăn có chứa thiabendazole và hy vọng cá sẽ ăn thức ăn này.

ĐỈa
Triệu chứng: Thấy đỉa bám vào da cá.

Đỉa là loài ký sinh ngoại bám vào thân, vây hoặc mang cá. Thường xuất hiện dưới dạng giun hình tim (do đỉa xoăn mình lại) bám vào cá. Chúng thường xuất hiện ở bể cá thông qua cây hoặc ốc.
Vì đỉa thường bám sâu vào bề mặt cá, loại bỏ bằng kẹp có thể tạo ra tổn thương nghiêm trọng, nếu không làm cá chết. Nếu cho cá tắm vào dung dịch muối 2,5% trong 15 phút, hầu hết đỉa sẽ rơi ra. Nhưng con còn bám lại có thể loại bỏ bằng kẹp và ít gây tổn thương hơn. Cách khác là cho Trichlorofon với 0.25 mg/l vào bể cá. Cây sống (Live plants ??) nên được loại bỏ và trị với thuốc tím ở tỷ lệ 5 mg/l trước khi trồng lại.

 

 

Bệnh nấm

Nấm sùi (Saprolegnia)
Symptoms: chùm bẩn, giống bông mọc trên mình cá, có thể phủ lên vùng rộng trên cá, trứng cá chuyển trắng.

Bệnh nấm luôn luôn kèm theo cách bệnh khác như ký sinh, chấn thương hoặc nhiễm trùng. Triệu chứng là khoảng xám hoặc trắng mọc trên thân hoặc vây cá. Nếu không chữa trị cuối cùng chúng phát triển thành trông giống bông. Bệnh nấm nếu không được chữa trị sẽ ăn vào thân cá đến khi cá chết.
Sau khi xác định nguyên nhân gây nấm và loại bỏ chúng, hòa tan phenoxethol tỷ lệ 1% vào nước cất. Sau đó bỏ hỗn hợp trên vào bể cá theo tỷ lệ 10ml/1l. Nhắc lại sau vài ngày nếu cần, nhưng chỉ tối đa 3 cần tất cả tính từ lần đầu tiên. Nếu triệu chứng bệnh mãnh liệt cá bệnh có thể loại ra khỏi bể và chữa bằng tăm bông nhúng qua povidone iodine hoặc mercurochrome.

Đối với trứng cá, hầu hết người nhân giống hòa tan xanh methylene tỉ lệ 3 đến 5 mg/l như một biện pháp phòng ngừa sau khi trứng đc đẻ.

Ichthyosporidium
Triệu chứng:lờ đờ, mất thăng bằng, trướng bụng.

Ichthyosporidium là một loại nấm, nhưng nó lại nhiễm thể nội. Nó tấn công gan và thận trước tiên, và phát tán khắp mọi nơi. Có nhiều triệu chứng khác nhau. Cá có thể trở nên lờ đờ, mất thăng bằng, trướng bụng, và cuối cùng hiện nang ngoài. Đến lúc đó thường là quá muộn để cứu chữa.
Chữa trị khá khó khăn. Phenoxethol trộn vào thức ăn với tỷ lệ 1% có thể hiệu quả. Chloromycetin trộn vào thức ăn cũng hiệu quả. Những cả hai cách điều trị này, nếu không dùng đúng cách có thể gây nguy hiểm cho cá. Cách trên chỉ hiệu quá nếu chuẩn đoán đủ sớm, nếu không tiêu hủy cá trước khi bệnh phát tán.

Miscellaneous

Head and Lateral Line Erosion Disease – Bệnh lỗ trên đầu (HLLD or HLLE)
Triệu chứng: Bắt đầu với một lỗ nhỏ trên đầu và mặt, thông thường ngay phía trên mắt. Nếu không chữa trị, chúng sẽ trở thành lỗ to và sau đó bệnh phát triển học theo đường viền bên.

Head and Lateral Line Disease được biết đến với tên bệnh lỗ ở trên đầu, Lateral Line Erosion (LLE), and Lateral Line Disease (LLD). Ở cá nước mặn nó thường đc liên hệ với Marine Head and Lateral Line Erosion (MHLLE) or Head and Lateral Line Erosion Syndrome (HLLES).

Dù nguyên nhân gây bệnh chưa đc xác định chính xác, một nghiên cứu mới đây đc thực hiện bởi Jay Hemdal và báo cáo ở Coral Magazine vào mua xuân năm 2011. Nghiên cứu tập trung vào đánh giá mối quan hệ giữa việc sử dụng than hoạt tính trong bể thủy sinh và sự phát triển của HLLES ở cá đuôi gai. Từ kết quả của cuộc nghiên cứu, cho thấy rằng HLLE là kết quả của việc sử dụng than hoạt tính trong bể cá. Cá trong nghiên cứu phát triển HLLE thuộc 2 nhóm đối chứng, một nhóm đc dùng than củi không rửa và nhóm còn lại dùng than cục. Nhóm cá thứ ba là nhóm đối chứng không sử dụng than, và chúng không phát triền bệnh Head and Lateral Line.
Nghiên cứu chỉ tập trung vào cá biển. Tuy nhiên không phải tất cả loài cá đều có chung triệu chứng bệnh, và chúng không luôn luôn biểu hiện thương tổn ở mức độ giống nhau. Nghiên cứu chỉ ra rằng ở cá nước ngọt nguyên nhân gây bệnh là khác nhau, nhưng vẫn chưa đc chứng minh.

Trước đó bệnh Head and Lateral Line bị lầm tưởng nguyên nhân do thiếu dinh dưỡng hoặc khẩu phần ăn không phong phú, thiếu một hay nhiều những dưỡng chất như: Vitamin C, Vitamin D, canxi , và phốt pho; ít thay nước; lạm dụng vật liệu lọc hóa học như than.
Cách trị tốt nhất là sử dụng bể cách ly cung cấp môi trường thư thái cho cá với chất lượng nước tốt. Cung cấp khẩu phần ăn chất lượng gòm chất xơ, chỗ trú, và nơi yên tĩnh để đặt bể cá.

HLLE chữa bằng một trong những phương pháp sau đây:

  • Loại bỏ than hoạt tính
  • Thay nước thường xuyên hơn.
  • Thêm vitamin vào thức ăn đông lạnh.
  • Thêm phần bổ sung của thức ăn vẩy, vì chúng có nhiều vitamins.
  • Thêm thực phẩm xanh, cả đông lạnh lẫn dạng lá, vào khẩu phần ăn.
  • Giảm lượng tim bò vì chúng thiếu nhiều dưỡng chất quan trọng.

(Bệnh này hay bị nhầm lẫn với bênh ‘Hexamita’, vì hay bệnh này thường thấy đồng thời trên cùng một con cá. Hexamita là một loại ký sinh trùng nguyên sinh tấn công phần ruột sau. Cá đĩa và các họ cá hoàng đế, đặc biệt là cá Oscars, đặc biệt dễ mắc Hexamita.)

Các vấn đề về mắt
Triệu chứng: mờ giác mạc, đục thủy tinh thể, lồi mắt, sưng tấy, mù lòa.

  • Mờ giác mạc có thể do nhiễm trùng. Kháng sinh có thể hữu hiệu.
  • Mờ đục có thể do suy dinh dưỡng hoặc ấu trùng nang xâm nhập. Thử dùng thức ăn bổ sinh vitamin hoặc thay đổi chế độ ăn cho đa dạng.
  • Lồi mắt (exophtalmia) có thể do cầm mạnh tay, tắc mạch do khí, khối u, nhiễm trùng, hoặc thiếu vitamin A. Bong bóng khí hoặc nhiễm trùng có thể chữa trị bằng penicillin hoặc amoxicillin.
  • Mù lòa có thể do suy dinh dưỡng hoặc ánh sáng quá mạnh. Giảm ánh sáng hoặc thay đổi chế độ ăn phong phú có thể ngăn ngừa bệnh.

Swim-bladder Disease
Triệu chứng: bơi kiểu kỳ dị, khó giữ thăng bằng.

Bơi bất thường chỉ ra những bệnh khác đc liệt kê dưới đây. Nếu bạn nghi ngờ cá có biểu hiện bơi khác thường, trước hết hãy kiểm tra và trị những bệnh liệt kê dưới đây:

  • Congenitally deformed bladder
  • Ung thư hoặc tuberculosis ở nội tạng cũng gần kề với bệnh này
  • Táo bón
  • Dinh dưỡng kém
  • Tụt giảm hoặc thay đổi nhiệt độ bất thường
  • Nhiễm ký sinh nặng
  • Nhiễm trùng nặng

Nếu bạn đã loại bỏ hết những nguyên nhân trên, hãy chắc rằng bạn cho cá ăn đúng loại thức ăn và  chắn chắn cá không bị táo bón. Cho cá ăn thức ăn tươi một thời gian để đảm bảo cá nhận đủ chất xơ. Đồng thời kiểm tra nhiệt độ mà cá đòi hỏi và giữ nhiệt độ ổn định.

Bệnh không lây nhiễm

Chấn thương
Dù có là một trong những bể cá chất lượng nhất dưới sự giám sát của những người chơi cá sắc xảo nhất, chấn thương vẫn xảy ra. Thỉnh thoảng cá lớn là thủ phạm, hoặc vật sắc cạnh có trong bể. Đôi khi chấn thương xảy ra mà không có cách giải thích nào. Như đổi với con người, tai nạn vẫn hay xảy ra.
Nếu nguyên nhân gây chấn thương là thấy rõ, nó nên đc khắc phục. Vết thương nên đc bôi với 2% Mercurochrome, thuốc này có bán rộng rãi. Cùng với đó, tùy thuộc vào sức chịu đựng của cá đối với môi trường nước, giữ cá ở nước có tính axit rất nhẹ (pH 6.6) sẽ tăng tốc quá trình hồi phục. Đối với vết thương nhỏ, nếu điều kiện nước tốt sẽ tự lành.

Táo bón
Vài loài có dễ bị táo bón hơn những loài khác. Thường là với những dòng cá mình dẹt như cá thần tiên hoặc họ cá váy. Triệu chứng là biếng ăn và phình thân. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống.
Thông thường chỉ cần thay đổi chế độ ăn là đủ. Nhưng trong những trường hợp nặng hãy thử nhúng thức ăn khô vào dầu  paraffin. Glycerin dầu thầu dầu cũng có thể sử dụng. Nếu cho ăn thay đổi giữa thực đơn cơ bản thỉnh thoảng kèm theo thức ăn tươi, bệnh này sẽ ko xảy ra.

Khối u
Khối u có thể đc gây ra bởi virus hoặc ung thư, nhưng hầu hết khối u là do di truyền.Khối u di truyền có thể do lai ghép quá nhiều, phổ biến trong giới chơi cá chuyên nghiệp. Về cơ bản, khối u là không thể điều trị. Nếu cá đau yếu, nó nên đc tiêu hủy.

Dị tật bẩm sinh
Dị tật thường xuất hiện khi những nhà tạo giống chuyên nghiệp cố gắng đạt được tính trạng nào đó thông qua sinh sản (Cá La Hán tạo ra bằng cách này với dị tật là cái bướu trên đầu). Đột biến có giá trị nhất là bạch tạng (VD: cá đĩa bồ câu) hoặc có thêm vây. Những dị tật không mong muốn thường đc nhà tạo giống loại bỏ. Tuy nhiên, đôi khi đột biến cũng xảy ra ở bể nghiệp dư.
Nếu biến dị không đe dọa tính mạng hoặc làm suy giảm chức năng cá, cứ mặt kệ và đem nó đi khoe với bạn bè. Nếu không, con cá nên đc tiêu hủy một cách nhân đạo.

 

Bệnh do virus

Lymphocystis
Triệu chứng: sưng tấy kèm theo nhiều u trắng nhỏ (trông như hoa súp lơ) trên thân hoặc vây.

Lymphocystis là một virus, vì thế nó nhiễm vào các tế bào của cá. Nó thường đc nhận biết bằng những cục trắng khác thường (giống hoa súp lơ) ở vây và những nơi khác trên cơ thể. Nó có thể lây nhiễm nhưng ko gây nguy hiểm. Không may là chưa có cách chữa bệnh này nhưng đây là một bệnh hiếm gặp. Có hai cách giải quyết bệnh này. Một là tách cá bị nhiễm bệnh ra và tiêu hủy sớm nhất có thể. Hai là cách ly cá bệnh trong vài tháng và đợi bệnh tự thuyên giảm, điều này vẫn thường xảy ra.

 

Rate this post

Viết một bình luận