Các loài cá dọn vệ sinh (cá dọn bể) nên có trong bể thuỷ sinh

Cá dọn bể (cá dọn vệ sinh) hay cá ăn tầng đáy được coi như một bộ lọc sinh học giúp xử lý thức ăn thừa, lá cây mục, xác động vật chết trong bể thuỷ sinh một cách cực kỳ hiệu quả.

Cá có thể chia là 3 cấp độ theo đặc điểm kiếm ăn của chúng là cá ăn bề mặt, cá ăn tầng giữa, và cá ăn tầng đáy. Cá ăn bề mặt ngoài việc dọn dẹp vệ sinh ở khu vực mặt nước còn giúp bể không bị đóng váng, ăng khả năng oxi hòa tan. Cá ăn tầng giữa chủ yếu xử lý lá cây hỏng cũng như rêu hại trên cây thủy sinh. Cá ăn tầng đáy sẽ dọn dẹp thức ăn thừa cũng như đảm bảo nền bể thủy sinh luôn trong tình trạng sạch sẽ.

Cá tỳ bà beo

Tỳ bà beo là một trong những dòng cá thuộc họ pleco. Đây là một trong cá cảnh được rất nhiều người sử dụng cho mục đích xử lý và vệ sinh bể cá thủy sinh.

Dòng cá này có sức khỏe rất tốt và có một sức ăn vô cùng tuyệt vời. Với cấu tạo mồm của chúng, chúng thường đi mút quanh bể và vệ sinh đi rêu hại trên thành kính và ăn đi những dòng thức ăn thừa tồn tại trong bể thủy sinh.

Tỳ và beo chắc chắn là dòng cá dọn bể mà bạn nên có ngay một em trong bể cá thủy sinh của bạn.

Cá tỳ bà beo

Cá tỳ bà bướm

Cá tỳ bà (tên khoa học:Hypostomus plecostomus). Cái tên lạ tai này bắt nguồn từ hình dạng cơ thể của chúng giống như một chiếc đàn tỳ bà vậy. Loài cá tỳ bà có rất nhiều chi, họ, tuy nhiên phổ biến và dễ gặp nhất trong bể thủy sinh là cá tỳ bà bướm.

Cá tỳ bà bướm da báo

Tỳ bà bướm có mình dẹp, miệng kiểu giác hút đặc trưng, những đặc điểm này giúp giảm lực cản của nước và neo mình trên đá do môi trường sống của chúng thường là nơi có dòng nước siết.

Chính bởi nước siết nên thường không có thức ăn tù đọng, cá tỳ bà sẽ phải chăm chỉ ăn các loài rêu xuất hiện trên đá. Chính vì đặc điểm này mà cá tỳ bà bướm sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn dọn dẹp rêu hại trên các bề mặt cứng như đá, lũa, vách kính. Ngoài ra, với hình dạng khác biệt, tỳ bà bướm cũng được coi như một loài trang trí thú vị cho bể thủy sinh của bạn.

Cá Otto là loài cá dọn vệ sinh nổi tiếng

Cá Otto (tên khoa học: Otocinclus affinis) là loài cá dọn vệ sinh nổi tiếng luôn xuất hiện trong các bể thuỷ sinh. Cá Otto là loài cực hiền lành và có phần nhút nhát, khó thích nghi với thức ăn công nghiệp.

Chính những đặc điểm đó giúp chúng cần mẫn dọn dẹp rêu hại để sống trong khi các loài cá khác còn đang mải tranh ăn với cá cảnh trong hồ. Món khoái khẩu của otto là rêu nâu, vốn xuất hiện rất nhiều trong các bể thủy sinh, ngoài ra xác động vật chết và lá cây mục cũng là những bữa ăn ngon lành.

Cá bút chì (tên khoa học:Epalzeorynchus Siamensis) là một loài cá vệ sinh giá rẻ và cực hiệu quả.

Cs bút chì có thể dọn dẹp rêu hại trong bể cực kì hiệu quả

Cá bút chì có thể xử lý được hầu hết các loại rêu hại (đặc biệt là khi bị bỏ đói). Tuy nhiên, 2 điểm trừ lớn nhất khiến chúng không thể được đứng ở đầu bảng là thói quen tranh ăn với cá cảnh (từ đó lười ăn rêu hại) và chén luôn cả các loài rêu cảnh khi bể đã quá sạch sẽ.

Cá bút chì rất hợp với những bể ít được chăm sóc và cho ăn hoặc không nuôi cá cảnh bơi đàn. Bút chì rất năng động, để đảm bảo hiệu quả, các bạn nên chọn những con nhỏ, tránh những con có kích thước lớn (dài trên 4cm). (Chú ý chọn đúng cá bút chì “xịn” nhờ đặc điểm vạch đen trên mình kéo dài đến hết đuôi và cặp râu nhỏ ở miệng nhé.)

Cá chuột nâu loài cá phổ biến trong các bể thuỷ sinh trung bình

Họ cá chuột rất đa dạng với nhiều phân loài, chi, họ nhưng phổ biến nhất có lẽ là loài chuột cà phê. Chuột cà phê là loài khỏe mạnh, thích nghi được với nhiều môi trường bể. Nhiệm vụ chính của chúng là dọn dẹp thức ăn thừa cũng như xới nền nhẹ nhàng suốt cả ngày để đảm bảo lớp nền bể luôn được phẳng phiu và sạch sẽ.

Chuột cà phê cần được nuôi theo đàn tối thiểu từ 02 con (tùy kích thước và mật độ cây trồng của bể) và một bộ lọc đủ mạnh để đảm bảo cho chúng phát huy tác dụng.

Cá mún (tên khoa học: Xiphophorus maculatus), sinh hoạt ở mọi tầng nước, rất hiền lành, thích hợp nuôi chung với cá loài cá cảnh nhỏ khác. Mọi người có lẽ sẽ thấy ngạc nhiên khi cá mún lại được xếp ở cuối bảng dù là loài ăn rêu hại.

Cá mún ăn rêu hại, xử lý nhớt trên lũa rất hiệu quả

Đối với bể thủy sinh, cá mún có lẽ không được phù hợp cho lắm. Bên cạnh việc dễ sinh sản, ăn được một số loài rêu hại thì nhược điểm của cá mún là ị quá nhiều và chất thải của chúng không được thẩm mỹ cho lắm. Với số lượng cá mún đông trong một bể thủy sinh thì quả thật là ác mộng.

Giá thành rẻ và khỏe mạnh, cá mún thường được dùng để xử lý nhớt và rêu hại trên lũa tươi rất hiệu quả.

Lời kết

Các loài cá dọn vệ sinh giống như một bộ lọc tự nhiên không thể thiếu đối với bể thuỷ sinh. Chúng cũng có nhiều màu sắc, hình dáng đa dạng vừa có thể dọn dẹp bể vừa làm đẹp cho bể thuỷ sinh. Vì vậy, đừng bỏ qua những loài cá vừa đáng yêu vừa hữu dụng này nhé!

5/5 – (5 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận