Các loại cá không nên ăn nhiều

Cá chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm chất đạm, các vitamin, các chất khoáng và các axit béo omega-3… Tuy nhiên ăn nhiều cá cũng nguy hiểm cho sức khỏe, hầu hết các loại cá đều chứa thủy ngân, và thứ kim loại này rất độc cho cơ thể.

Thủy ngân có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Những phụ nữ mang thai (và cả phụ nữ đang có kế hoạch mang thai) cũng được khuyên nên loại bỏ món cá ra khỏi thực đơn của mình, đặc biệt là những động vật có vỏ như trai, sò, vẹm… rất giàu thủy ngân.

Cá được chuyên gia sức khỏe cảnh báo cá thu, cá ngừ, cá kiếm…là những loại cá chứa thủy ngân mọi người không được ăn nhiều.

Cá thu: là một trong những loại cá chứa thủy ngân nên dè chừng mỗi khi có ý định dùng chúng chế biến bữa ăn. Dù chứa lượng magie cao song cá thu lại tiềm ẩn nguy hiểm cho sức khỏe bởi chúng có thể nhiễm độc thủy ngân.

Trứng cá đen (caviar) giàu dinh dưỡng nên được nhiều người lựa chọn để chế biến món ăn. Tuy nhiên, trứng cá đen từng được cảnh báo có thể gây nguy hiểm do chúng thường sống ở các vùng nước chứa chất độc, ô nhiễm.

Lươn màu vàng hoặc có màu bạc cũng không nên ăn nhiều. Loại lươn sở hữu màu sắc này thường có nguy cơ nhiễm PCBs và thủy ngân cao.

Cá kiếm cũng bị liệt vào danh sách những loại cá gây nguy hiểm nếu ăn nhiều. Một mẫu cá kiếm có thể chứa tới 976 ppm thủy ngân. Lượng thủy ngân khổng lồ này khi đi vào cơ thể có khả năng gây tổn hại tế bào não.

Cá ngừ xanh và cá ngừ mắt to được cảnh báo là loại cá chứa thủy ngân. Hai loại cá ngừ này có lượng thủy ngân lớn, chỉ đứng sau cá kiếm.

Cá hồi chứa lượng lớn protein và axit béo omgea – 3 rất tốt cho sức khỏe. Dù vậy, môi trường sống có ý nghĩa quyết định đến chất lượng thịt cá. Việc nuôi thả trong môi trường điều kiện vệ sinh kém khiến cá chứa nhiều độc tố làm tăng nguy cơ tiểu đường, tăng cân.

Cá mập không chỉ chứa nhiều thủy ngân so với các loại cá khác mà còn tiềm ẩn nhiều độc tố nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn không nên ăn lượng lớn để bảo vệ sức khỏe của mình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vì sao cá biển chứa nhiều thủy ngân?

Mặc dù lượng thuỷ ngân trong môi trường nước biển thấp nhưng trong cá biển hàm lượng thuỷ ngân lại cao. Mới đây, các nhà khoa học đã lý giải được hiện tượng này.

Thuỷ ngân là sản phẩm phụ thoát ra từ hoạt động đốt than, chất thải công nghiệp và các hoạt động khác của con người. Nó ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh, gây bệnh tim và một số căn bệnh khác ở người trưởng thành. Hơn 90% methyl thủy ngân trong cơ thể người dân Mỹ có nguồn gốc từ các sinh vật biển hai mảnh vỏ và cá biển, đặc biệt là cá ngừ.

Tuy vậy, lâu nay các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu nhiều về vấn để thuỷ ngân có trong đại dương. Họ không thể giải thích rõ ràng thuỷ ngân xâm nhập từ không khí vào cơ thể của cá biển qua con đường nào?

Nước biển có chứa quá ít methyl thủy ngân nên các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập các mẫu nghiên cứu đáng tin cậy.

So sánh với các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học cảnh báo về mức độ gia tăng báo động của mực thuỷ ngân trong nước biển trong hai thập kỷ qua. Nồng độ thuỷ ngân đã gia tăng 30% tại Thái Bình Dương trong khoảng thời gian này. Và nếu việc phát tán vẫn tiếp tục gia tăng như dự kiến, nồng độ thủy ngân sẽ tăng thêm 50% nữa cho tới năm 2050.

Bằng việc vạch ra mối liên hệ rõ ràng giữa chất thải từ hoạt động của con người với sự gia tăng mực thuỷ ngân trong cơ thể cá, nghiên cứu là một căn cứ để thuyết phục các nhà hoạch định chính sách rằng có một mối nguy cơ lớn nếu các chất thải gia tăng thiếu sự kiểm soát.

Rate this post

Viết một bình luận