Các loại chứng chỉ tiếng Trung mà bạn cần biết

Các loại chứng chỉ tiếng Trung mà bạn cần biết

2. Chứng chỉ tiếng Trung có những loại nào?

1. Chứng chỉ tiếng Trung là gì?

bằng chứng chỉ tiếng trung

 

Chứng chỉ tiếng Trung là gì?

Chứng chỉ tiếng Trung là chứng nhận vượt qua một kỳ thi tiếng Trung mà bạn đã tham gia. Ở Việt Nam, có 3 kỳ thi có thể lấy chứng chỉ tiếng Trung Quốc tế gồm: Chứng chỉ HSK, chứng chỉ HSKK, chứng chỉ TOCFL

Ngoài các kỳ thi đánh giá năng lực trên, các bạn còn có thể thi năng lực tiếng Trung ở các trường đại học, trung tâm. Tuy nhiên chứng chỉ tiếng Trung tại các trung tâm gần như không có giá trị khi bạn đi du học hoặc xin việc làm.

 

Chứng chỉ tiếng Trung có những loại nào?

Mỗi loại chứng chỉ tiếng Trung đều có giá trị, mục đích sử dụng khác nhau. Dưới đây là các loại chứng chỉ tiếng Trung bạn cần biết để có kế hoạch học tiếng Trung hiệu quả.

 

Chứng chỉ HSK 

HSK là chứng chỉ tiếng Trung được viết tắt bởi cụm từ Hanyu Shuiping Kaoshi (汉语水平考试). Đây là kỳ thi đánh giá trình độ ngôn ngữ Trung Quốc dành cho những người không có tiếng mẹ đẻ là tiếng Trung Quốc.

 

>>> Lịch thi HSK 2022

 

Tầm quan trọng chứng chỉ HSK

HSK là chứng chỉ có hiệu lực sử dụng được trên toàn thế giới. Trong trường hợp là căn cứ nộp hồ sơ các trường đại học Trung Quốc, chứng chỉ HSK có giá trị trong vòng 2 năm kể từ ngày được cấp chứng chỉ. 

 

Thời gian và địa điểm thi HSK

Tại Việt Nam, kỳ thi HSK được tổ chức tại 4 thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Hồ Chí Minh và Huế. Thời gian phụ thuộc vào từng điểm thi, khu vực thi bạn lựa chọn. 

 

Các cấp độ chứng chỉ tiếng Trung HSK

  • HSK sơ cấp: HSK 1, 2 (dành cho người mới bắt đầu học)

  • HSK trung cấp: HSK 3, 4 (dành cho người đã có kiến thức tiếng Trung cơ bản)

  • HSK cao cấp: HSK 5, 6 (dành cho người muốn thi chứng chỉ để đi du học hay xin việc làm tại cty Trung Quốc)

 

HSK

Lượng từ vựng

Khung tham chiếu châu Âu

Kết quả đạt được

HSK 1

150 từ 

A1

Có thể hiểu và sử dụng từ, đặt câu đơn giản, giao tiếp tiếng Trung mức độ cơ bản 

HSK 2

300 từ

A2

Có thể giao tiếp về các chủ đề hàng ngày, trình độ tiếng Trung Sơ cấp

HSK 3

600 từ

B1

Có thể giao tiếp cơ bản các chủ đề quen thuộc trong công việc, học tập, cuộc sống.. Trình độ trung cấp 

HSK 4

1200 từ

B2

Có thể giao tiếp, mở rộng các chủ đề khó hơn, giao lưu dễ dàng với người bản ngữ… Trình độ trung cấp

HSK 5

2500 từ

C1

Có thể đọc, tham khảo tài liệu văn bản tiếng Trung, diễn giải, dịch tương đối tốt tiếng Hán

HSK 6

>2500 từ

C2

Nghe, nói, đọc, viết thông thạo tiếng Trung. Có khả năng dùng tiếng Trung biểu đạt rõ ràng nội dung của mình. 

 

Chứng chỉ HSKK 

HSKK là chứng chỉ tiếng Trung được viết tắt là 口语 (汉语水平口语考试 (Hanyu Shuiping Kouyu Kaoshi) được thi dưới hình thức thu âm. Đây là bài thi đánh giá trình độ biểu đạt khẩu ngữ của những người học tiếng Trung Quốc.

Tương tự như chứng chỉ HSK, chứng chỉ HSKK cũng gồm 3 cấp độ: 

  • HSKK sơ cấp

  • HSKK trung cấp

  • HSKK cao cấp. 

 

Tầm quan trọng chứng chỉ HSKK

Tương tự chứng chỉ HSK, chứng chỉ HSKK cũng có hiệu lực quốc tế và có giá trị sử dụng trong 2 năm. Chứng chỉ được sử dụng để đánh giá trình độ biểu đạt bằng khẩu ngữ của người học. Đây cũng là một trong những chứng chỉ quan trọng với những bạn có nhu cầu đi du học Trung Quốc. 

Trong đó, các cấp độ chứng chỉ HSKK cụ thể như sau:

HSKK sơ cấp

Có thể nghe hiểu tiếng Trung, đồng thời biểu đạt được các câu trong giao tiếp hàng ngày, cần nắm chắc khoảng 200 từ vựng thông dụng.

HSKK trung cấp

Nghe hiểu Tiếng Trung và biểu đạt một cách tự nhiên, cần nắm chắc khoảng 900 từ vựng thông dụng.

HSKK cao cấp

Nghe hiểu tiếng Trung lưu loát, có khả năng phân tích ngôn từ tốt, nắm vững khoảng 3.000 từ vựng. 

 

Chứng chỉ TOCFL

TOCFL là chứng chỉ tiếng Trung được viết tắt bởi từ Test Of Chinese as a Foreign Language. Đây là bài kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Trung do 3 đơn vị nghiên cứu cùng phát triển gồm: Viện ngôn ngữ giảng dạy tiếng Hoa, Trung tâm giảng dạy quốc ngữ và trung tâm trắc nghiệm giáo dục tâm lý thuộc Đại học sư phạm Đài Loan.

Kỳ thì được tổ chức đăng ký dự thi với hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới. Đây cũng là một trong những chứng chỉ có giá trị và được sử dụng phổ biến hiện nay. Sau khi vượt qua bài thi Tocfl bạn sẽ nhận được chứng chỉ do Bộ giáo dục Đài Loan cấp. 

Từ năm 2013, cấp độ tiếng Trung trong kỳ thi năng lực Hoa ngữ được chia thành 3 bang, 6 cấp như sau:

  • Bang A: Gồm cấp 1 (Cấp Nhập môn), cấp 2 (cấp Căn bản)

  • Bang B: Gồm cấp 3 (cấp Tiến cấp), cấp 4 (cấp Cao cấp)

  • Bang C: Gồm cấp 5 (cấp Lưu loát), cấp 6 (cấp Tinh thông).

Chứng chỉ Tocfl được sử dụng để xin việc làm tại các công ty Đài Loan ở Việt Nam.  Đồng thời có thể xin visa để đi du học Đài Loan, xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Vì đa số các công ty, trường học ở Đài Loan thích chứng chỉ này hơn nên nếu bạn có nhu cầu xin học bổng, xin việc làm… có liên quan đến Đài Loan thì nên thi chứng chỉ Tocfl này nhé.

 

Vậy thi chứng chỉ tiếng Trung ở đâu?

Tại Trung Quốc, Đài Loan, Hongkong, Ma Cao và nước ngoài các điểm thi được sắp xếp tùy theo từng tình hình cụ thể khu vực đó. 

Tại Việt Nam, chứng chỉ tiếng Trung được tổ chức tại 5 khu vực:

Hà Nội:

  • Viện Khổng Tử, đại học Hà Nội (Km9 Nguyễn Trãi, P. Văn Quán, Thanh Xuân, Hà Nội)

  • ĐH Ngoại Ngữ, ĐHQGHN (Phạm Văn Đồng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội)​

Huế:

  • ĐH Ngoại Ngữ, Huế (Nguyễn Khoa Chiêm, An Cựu, Thành phố Huế)

Thái Nguyên:

  • ĐH Thái Nguyên (Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên)

Hồ Chí Minh:

  • ĐH Sư Phạm HCM (An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, TP.HCM)

Thời gian thi chứng chỉ tiếng Trung hàng năm sẽ được sắp xếp căn cứ theo tình hình từng khu vực, điểm thi. 

Hy vọng qua bài chia sẻ này của Trung tâm tiếng Trung SOFL sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bằng chứng chỉ tiếng Trung và các kỳ thi tiếng Trung tại Việt Nam.

 

Rate this post

Viết một bình luận