Sử dụng thuốc trị bệnh sỏi mật kết hợp các biện pháp nội khoa có tác dụng hiệu quả bài sỏi ra khỏi cơ thể. Vậy khi nào thì cần uống thuốc trị sỏi mật? Đâu là loại thuốc chữa sỏi mật hiệu quả? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
- Thuốc trị sỏi mật giúp bào mòn sỏi mật, tránh phẫu thuật
1. Thông tin cơ bản về bệnh sỏi mật
Túi mật là một cơ quan hình quả lê có tác dụng chứa và cô đặc dịch mật được sản xuất từ gan. Thành phần chính của dịch mật bao gồm nước, muối mật (acid mật), cholesterol, bilirubin, lecithin và các chất điện giải.
Dịch mật đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Khi chúng ta ăn, túi mật co bóp tống dịch mật đã cô đặc qua ống mật chủ vào ruột để làm nhiệm vụ tiêu hóa chất béo. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy sự mất cân bằng các thành phần của dịch mật trong túi mật và sự bất thường ảnh hưởng đến co bóp tống mật của đường mật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sỏi mật.
Sỏi mật có nhiều cách phân loại nhưng phổ biến nhất là cách phân loại dựa vào thành phần với 3 loại chính là sỏi cholesterol, sỏi sắc tố, sỏi hỗn hợp. Trong đó ở Việt Nam gặp chủ yếu là sỏi sắc tố với thành phần chính và bilirubin và xác ký sinh trùng.
Bệnh sỏi mật có thể tiến triển âm thầm, không gây ra triệu chứng. Phần lớn được phát hiện thông qua siêu âm ổ bụng để kiểm tra sức khỏe của các cơ quan khác trong cơ thể. Khi sỏi mật gây tắc mật hoặc các biến chứng gan – mật – tụy, người bệnh có thể có các biểu hiện như cơn đau quặn mật, vàng da, vàng mắt, sốt cao, phân bạc màu, buồn nôn, chán ăn, sợ mỡ…
Đa phần khi đã có biến chứng, người bệnh sẽ phải cắt túi mật. Vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị nội khoa bằng thuốc, cây thuốc nam, bài thuốc Đông Y có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn túi mật.
Khi sỏi mật chưa gây biến chứng thì người bệnh có thể được chỉ định điều trị nội khoa: uống thuốc trị sỏi mật, bổ sung bài thuốc nam giúp bài sỏi kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt và theo dõi tái khám định kỳ.
Thông thường, đó có thể là các trường hợp sỏi túi mật kích thước nhỏ chiếm không quá 2/3 túi mật, số lượng ít, chưa bị vôi hoá hay canxi hoá. Thêm nữa, nhiều trường hợp người bệnh chống chỉ định với phẫu thuật hoặc chưa muốn phẫu thuật có thể dùng thuốc uống hoặc cây thuốc nam trị sỏi mật. Riêng trường hợp sỏi gan thì hiện vẫn chưa có thuốc Tây y giúp tan sỏi.
- Nên dùng thuốc trị sỏi mật khi sỏi chưa gây triệu chứng hay biến chứng nguy hiểm
3. Các loại thuốc trị sỏi mật
Các thuốc Tây y và bài thuốc nam trị sỏi mật đang là 2 lựa chọn phổ biến nhất của người bệnh hiện nay.
3.1. Thuốc Tây trị sỏi mật
Các thuốc trị sỏi mật được chia làm 3 nhóm chính: Thuốc giảm đau, thuốc tan sỏi, thuốc điều trị biến chứng sỏi mật.
3.1.1. Thuốc giảm đau
Cơn đau quặn mật là một trong các triệu chứng thường gặp ở người bệnh sỏi mật. Cơn đau thường khởi phát đột ngột, dữ dội vùng hạ sườn phải. Nguyên nhân của cơn đau chủ yếu là do sỏi kích thích gây co thắt túi mật hoặc đường mật. Vì thế thuốc giảm đau hiệu quả chủ yếu là các thuốc chống co thắt cơ trơn.
- Papaverin: Đây là thuốc chống co thắt cơ trơn thường dùng trong các cơn đau quặn mật, hoặc các cơn đau xuất phát từ việc tăng nhu động của hệ thống ống tiêu hóa…
- Visceralgin: Có 2 dạng là dạng tiêm và dạng uống. Cũng giống như papaverin, Visceralgin có tác dụng chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục.
- NSAID: mặc dù không có tác dụng chống co thắt cơ trơn và các cơn đau nội tạng nhưng qua nhiều nghiên cứu lâm sàng nhận thấy NSAID vẫn có tác dụng giảm đau trong điều trị sỏi mật.
Hiện nay các thuốc tan sỏi mật được sử dụng phổ biến chủ yếu là Acid ursodeoxycholic (ursodiol), Acid chenodesoxychlolic và Rowachol.
Thuốc Acid ursodeoxycholic (ursodiol)
Ursodeoxycholic acid được sử dụng trong điều trị xơ gan mật nguyên phát và sỏi túi mật. Trên thực tế, axit ursodeoxycholic vừa có bản chất là acid mật, vừa là một loại thuốc bảo vệ gan. Nó hoạt động bằng cách giảm lượng cholesterol trong máu và giúp làm tan sỏi túi mật có thành phần chủ yếu là cholesterol. Nó cũng cải thiện men gan, bảo vệ tế bào gan khỏi bị tổn thương do axit mật độc hại.
Thời gian điều trị với ursodiol có thể kéo dài 2 năm với một số tác dụng phụ bao gồm tiêu chảy, phát ban ngứa, buồn nôn… Thuốc không được chỉ định trong các trường hợp sỏi sắc tố hoặc sỏi bị vôi hóa. Người bệnh điều trị bằng ursodiol cần kiểm tra các enzym gan và siêu âm ổ bụng mỗi 6 tháng 1 lần. Sau khi sỏi mật tan hết cần duy trì uống thuốc thêm từ 1-3 tháng. Thời gian điều trị lâu dài nhưng nguy cơ tái phát sỏi mật sau điều trị khá cao.
- Thuốc Ursodeoxycholic acid chỉ hiệu quả với sỏi cholesterol trong túi mật
Thuốc Acid chenodesoxychlolic
Đây là một axit mật chính, được tổng hợp ở gan và có ở nồng độ cao trong mật được sử dụng trong điều trị để làm tan sỏi mật cholesterol. Nó hoạt động bằng cách hòa tan cholesterol tạo sỏi mật và ức chế sản xuất cholesterol trong gan và giảm sự hấp thụ cholesterol ở ruột, giúp giảm sự hình thành sỏi mật. Nó cũng có thể làm giảm lượng axit mật khác có thể gây hại cho tế bào gan khi mức độ tăng cao.
Khi dùng trong 2 năm trở lên, axit chenodeoxycholic có thể làm tan sỏi mật cholesterol ở 15 – 30% bệnh nhân. Chenodiol có hiệu quả nhất đối với sỏi mật nhỏ đường kính không quá 15mm. Nó không có hiệu quả đối với sỏi mật bị vôi hóa, sỏi sắc tố mật hoặc ở những bệnh nhân có bất thường về hoạt động của túi mật.
Tuy nhiên, ngay cả khi điều trị thành công, khả năng tái phát sỏi mật cao tới 50% trong vòng vài năm sau khi ngừng chenodiol.
Thuốc chữa sỏi mật Rowachol
Khác với hai thuốc trên có thành phần là acid mật, Rowachol lại có bản chất là hỗn hợp tinh dầu. Thuốc có tác dụng giảm tiết cholesterol từ gan và lợi mật, nhờ đó giúp bào mòn sỏi mật dần dần. Tuy nhiên, liệu trình điều trị sỏi mật bằng Rowachol cũng kéo dài tối thiểu từ 6 tháng đến 2 năm. Đi kèm với đó là rất nhiều tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hoá như tiêu chảy, đầy trướng, chậm tiêu… khiến người bệnh khó theo đủ liệu trình.
Một số chế phẩm quen thuộc trên thị trường hiện nay chủ yếu là thuốc trị sỏi mật của Mỹ (Ursolvan, Gallcleanse, Dandelion Root Extract…). Ngoài ra, người bệnh có thể thay thế bằng thuốc trị sỏi mật của Nhật Bản hay thuốc trị sỏi mật của Úc, Việt Nam với cùng hoạt chất và hàm lượng.
Xem thêm
3.1.3. Thuốc điều trị biến chứng sỏi mật
Bệnh sỏi mật có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, nhiễm khuẩn đường mật, viêm tụy cấp…
Kháng sinh nhóm aminoglycosid, quinolon hoặc colistin là các loại thuốc kháng sinh thường dùng trong các trường hợp viêm, nhiễm khuẩn do biến chứng sỏi mật. Ngoài ra bác sĩ có thể sử dụng thêm các thuốc lợi mật, thông mật như Sulphatmagnesie, atiso (artichaut), sorbitol…
- Ngoài thuốc tan sỏi mật, bác sĩ có thể kê đơn thêm thuốc trị biến chứng
3.2 Thuốc nam điều trị sỏi mật
Bên cạnh việc dùng thuốc Tây, Đông y cũng có các bài thuốc nam điều trị sỏi mật.
Y học cổ truyền chia sỏi mật thuộc phạm trù của chứng can khí thống, hoàng đản. Trong các bài thuốc Đông y trị sỏi mật chủ yếu dùng một số vị thuốc chính như kim tiền thảo, uất kim, chiết xuất từ cây kế sữa…
- Chiết xuất từ cây kế sữa (Silybum marianum, họ Cúc): Cây thuốc nam này đã được công nhận trong nhiều thế kỷ qua như một phương thuốc chữa rối loạn gan và túi mật đem lại hiệu quả. Các thành phần của quả cây kế sữa là flavonolignans, được gọi chung là silymarin. Silymarin làm giảm mức cholesterol trong mật, đây là một cách quan trọng để giảm sự hình thành sỏi mật.
- Kim tiền thảo có tác dụng ức chế sự kết tinh, rất hiệu quả trong điều trị sỏi sắc tố, sỏi vôi hóa.
- Uất kim chứa hoạt chất curcumin có thể ngăn ngừa sự hình thành sỏi túi mật, tăng cường dòng chảy của mật hoặc đẩy bùn mật trong túi mật ra ngoài.
Ngoài giúp điều hoà hoạt động gan mật để cơ thể loại bỏ viên sỏi mật dần dần, các vị thuốc nam còn giúp giảm triệu chứng do sỏi gây ra và ngăn sỏi tái phát.
BS. Uông Mai
TPCN Kim Đởm Khang – Giải pháp giúp bài sỏi mật, sỏi gan từ 8 thảo dược quý
Được tinh chế từ bài thuốc 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Nhân trần, Chỉ xác, Kim tiền thảo, TPCN Kim Đởm Khang hỗ trợ bài sỏi mật (sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật trong gan) hiệu quả hơn thông qua 3 tác động:
- Tăng cường chức năng gan để cân bằng các thành phần có trong dịch mật và làm mềm sạn sỏi.
- Tăng cường vận động đường mật, giảm ứ mật, tăng khả năng bài sỏi và tống xuất sỏi.
- Kháng khuẩn, kháng viêm, giảm nguy cơ hình thành nhân sỏi mới.
- TPCN Kim Đởm Khang – Giải pháp toàn diện cho bệnh sỏi mật, sỏi gan
Không chỉ giúp bài sỏi mật, sỏi gan, TPCN Kim Đởm Khang còn giúp:
- Giảm nhanh các triệu chứng đau, đầy trướng bụng, ăn uống khó tiêu, sợ mỡ, táo bón, vàng da, vàng mắt.
- Ngăn ngừa biến chứng và phòng sỏi tái phát sau can thiệp phẫu thuật.
Điểm khác biệt của TPCN Kim Đởm Khang là hiệu quả được khẳng định qua nghiên cứu tại bệnh viện Quân Y 103. Kết quả nghiên cứu được giới thiệu tại Hội nghị Gan mật Toàn quốc và đăng tải trên nhiều Tạp chí uy tín.
Để tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm, bạn có thể đọc bài viết: TPCN Kim Đởm Khang – Giải pháp vàng giúp bài sỏi mật, sỏi gan hoặc gọi tới hotline 0963.022.986.
*Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thông tin do nhãn hàng cung cấp