Các loại thuốc trị vảy nến tốt nhất và mới nhất
Vảy nến là căn bệnh ngoài da mãn tính chiếm từ 2 – 3% dân số thế giới. Mặc dù cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh dứt điểm nhưng việc sử dụng thuốc trị vảy nến vẫn có thể đẩy lùi các triệu chứng hiệu quả. Bài viết thông tin về các loại thuốc điều trị vảy nến được đánh giá tốt trên thị trường hiện nay.
Điều trị vảy nến bằng các loại thuốc bôi ngoài da là phương pháp điều trị phổ biến, tác dụng nhanh và mang đến hiệu quả cao. Thuốc bôi ngoài da có tác dụng trực tiếp đến vùng da bị vảy nến và không gây ra nhiều tác dụng phụ đến sức khỏe như thuốc uống và thuốc tiêm.
Các loại thuốc trị vảy nến tốt nhất và mới nhất hiện nay
Hiện nay các loại thuốc trị vảy nến được chia ra làm 3 nhóm chính làm nhóm thuốc uống và nhóm thuốc bôi ngoài da. Trong đó, thuốc bôi ngoài da được chế xuất dưới dạng thuốc mỡ, kem bôi và gel bôi. Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh mà người bệnh sẽ phù hợp với loại thuốc điều trị khác nhau.
Sản phẩm Gel chữa bệnh vẩy nến
Khác với kết cấu đặc của các loại thuốc trị vảy nến dạng bôi và dạng kem. Các sản phẩm gel chữa vảy nến có kết cấu lỏng, nhẹ và thẩm thấu nhanh. Vì thế nên gel thường được sử dụng trong điều trị vảy nếp cấp độ nhẹ, những sản phẩm được sử dụng phổ biến gồm:
- Xamiol gel điều trị vảy nến
Sản phẩm Xamiol gel là sản phẩm có mặt trong số các loại gel chữa bệnh ngoài da phổ biến. Hoạt động của gel dựa trên hoạt động sinh tế bào và chống viêm da. Hoạt chất chính của gel là Calcipotriol (dẫn xuất của vitamin D) và Betamethasone dipropionate (steroid chống viêm). Sản phẩm được đánh giá an toàn khi sử dụng cho các trường hợp vảy nến ở mắt, hoặc da đầu.
Người thật việc thật – Ông Peuker Steffen người Đức kể về hành trình chữa vảy nến bằng bài thuốc của người Việt
ông Peuker Steffen – 55 tuổi – Thợ sửa điện nước người Đức là một bệnh nhân có hành trình chữa trị vảy nến, á sừng đặc biệt bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang.
Xem ngay
- Tazarotene gel 0,05% và 0,1%
Gal chữa vảy nến Tazarotene là một dạng retinoid. Sản phẩm có dẫn xuất tương tự như vitamin A, chủ yếu được dùng trong điều trị mụn, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng và vảy nến. Tác dụng của thuốc được phát huy dược trên cơ chế tác động trực tiếp lên các tế bào da, giúp kích thích tái tạo các tế bào da mới.
Sản phẩm có kết cấu dưới dạng gel, thẩm thấu nhanh và dùng trong điều trị vẩy nến thể mảng. Trong trường hợp vùng da vảy nên lan rộng trên 20% bề mặt cơ thể, người bệnh nên cân nhắc các phương pháp điều trị khác.
Nếu mới vừa sử dụng, người bệnh chỉ nên dùng tazarotene 0,05% và tăng nồng độ lên 0,1% khi cơ thể có dấu hiệu dung nạp tốt. Không chỉ được điều chế dưới dạng gel, tazarotene có dạng kem với 0,05% và 0,1% dẫn xuất.
Thuốc mỡ chữa bệnh vảy nến
Thuốc mỡ là sự kết hợp của các hoạt chất được dẫn xuất dưới dạng dung dịch, được bổ sung dầu để tăng hiệu quả thẩm thấu sâu vào da. Những trường hợp vảy nến từ nhẹ đến trung bình được khuyến khích sử dụng thuốc mỡ để giảm kích ứng.
- Thuốc mỡ Salicylic acid 5%
Thuốc mỡ Salicylic acid có nồng độ 5%, sản phẩm thường được chỉ định cho những trường hợp người bệnh bị vẩy nến nhẹ. Thuốc giúp khắc phục hiệu quả những tổn thương chưa lan rộng và ngăn chặn các tiến triển viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
Trong đó Salicylic acid của thuốc có tác dụng loại bỏ lớp vảy, sừng, các tế bài chết giúp làn da hồi phục mềm mại. Ngoài ra thuốc mỡ Salicylic acid 5% cũng được chứng minh có tính sát khuẩn nhẹ nên sẽ giảm được các kích ứng xảy ra trên bề mặt da.
Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý không nên sử dụng acid salicylic trên các vùng da rộng lớn. Điều này sẽ khiến cơ thể hấp thụ lượng dược chất không cần thiết. Từ đó nồng độ Axit salicylic quá cao cũng có khả năng gây kích ứng da, nếu dùng điều trị vảy nến ở đầu có thể gây ra rụng tóc.
Axit salicylic có nhiều dạng khác nhau như gel, kem sữa, hoặc được điều chế thành xà phòng tăm với mức nồng độ 0,5%; 1%, 2%; 3%; 16,7%; 17%; 17,6%…
- Thuốc bôi vảy nến Daivonex
Thuốc trị vảy nến Daivobex được chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân bị vảy nến ở mức độ vừa và nhẹ. Sản phẩm thuốc mỡ trị vảy nến Daivonex được điều chế dưới dạng dẫn xuất của vitamin D.
Tác dụng của thuốc tương tự như vitamin D giúp làm da được bảo vệ khỏe mạnh, và thành phần Calcipotriol có công dụng tăng sinh các tế bào da. Sản phẩm ngăn chặn tình trạng khô da, bong da tróc vảy, từ đó sẽ giảm bớt các cơn ngứa ngáy, bứt rứt.
- Thuốc mỡ trị vảy nến Daivobet
Sản phẩm thuốc mỡ chữa vảy nến Daivobet có hai loại là 30 mg và 15 mg. Hoạt chất chính của thuốc là Calcipotriol (dẫn xuất của vitamin D) và Betamethasone (một dạng của corticosteroid). Tác dụng của sản phẩm dựa trên cơ chế ngăn chặn sự phát triển của các tế bào sừng. Đồng thời ngăn ngừa được lây lan, chống ngứa, viêm da.
Thời gian tác dụng của thuốc mỡ Daivobet là 4 tuần, khi tái phát bệnh có thể điều trị nhắc lại theo hướng dẫn của bác sĩ. Sản phẩm được chỉ định điều trị cho các trường hợp vảy nến biến thể thành mảng mạn tính. Trong trường hợp vùng vảy nến lan rộng hơn 30% diện tích cơ thể, người bệnh nên chọn phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.
- Thuốc mỡ trị vảy nến Anthralin
Sản phẩm thuốc mỡ Anthralin cũng là sản phẩm được điều chế dưới dạng dẫn xuất vitamin D. Trong đó công dụng chính của thuốc mỡ Anthralin là làm chậm quá trình tăng sinh các tế bào da, loại bỏ các mảng da bong tróc do vảy nến.
Thuốc bôi vảy nến Anthralin được đánh giá mang đến hiệu quả tối ưu hơn khi được áp dụng song song với liệu pháp ánh sáng. Những tác dụng phụ được ghi nhận của thuốc mỡ Anthralin không đáng kể , gồm có: châm chích, đỏ da, kích ứng…
- Thuốc mỡ bôi da Flucinar
Flucinar là sản phẩm được điều chế dưới dạng thuốc mỡ có chứa corticosteroid. Nhờ có thành phần này mà thuốc Flucinar khi bôi trên vùng da bị vảy nến mang đến những thay đổi nhanh chóng. Không chỉ dùng trong điều trị vảy nến, sản phẩm hỗ trợ chữa lành các vấn đề da liễu gây viêm da, đỏ da, bổ sung độ ẩm cho những vùng da bị bạt sừng, tổn thương do vảy nến.
Tuy nhiên vì có thành phần corticosteroid nên người bệnh nên cân nhắc sử dụng thuốc tại vùng háng, cổ, mặt…. Đối với trẻ em và người có làn da nhạy cảm, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn sử dụng với nồng độ phù hợp. Việc người bệnh sử dụng corticosteroid thường xuyên có thể gây ra các tác dụng phụ như bào mòn da, mỏng da, rạn da…
Kem bôi da chữa vảy nến
Không giống với thuốc mỡ, kem bôi chữa vảy nến có ít dầu hơn và phù hợp trong điều trị triệu chứng trên diện rộng. Đa số các loại kem bôi đều có thành phần giữ ẩm cao, có dược hóa nhiều hơn thuốc mỡ. Một số sản phẩm kem bôi da dùng điều trị vảy nến hiệu quả hiện nay là:
- Kem bôi ức chế miễn dịch Elidel
Sản phẩm thuốc bôi trị vảy nến – Elidel (pimecrolimus) có thành phần ức chế miễn dịch pimecrolimus chiếm đa số. Hoạt chất này có tác dụng ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, sau khi tác dụng lên da sẽ ngăn chặn được các phản ứng tự miễn xảy ra và kiểm soát tình trạng vảy nến rất hiệu quả.
Thuốc Elidel được chỉ định điều trị cho trường hợp vảy nến tương đối phức tạp, khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả như mong muốn. Sở dĩ nhóm thuốc này được xem là lựa chọn cuối cùng trong điều trị vảy nến vì các dẫn xuất của thuốc có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
- Thuốc bôi vảy nến Calcipotriol
Calcipotriol là là thuốc trị vảy nến dưới dạng dẫn xuất vitamin D. Công hiệu quả thuốc được phát huy dựa trên khả năng biệt hóa tế bào và ức chế sự tăng trưởng của tế bào sừng trên da. Nhờ đó mà bề mặt thượng bì được bảo vệ khỏi các tổn thương do da khô bong tróc, nhiễm khuẩn.
Kiên trì sử dụng thuốc bôi Calcipotriol sẽ giúp làn da nhanh chóng trở về trạng thái bình thường. Sản phẩm được bào chế dưới dạng kem bôi da và thuốc mỡ tùy theo nhu cầu người bệnh sử dụng.
- Kem bôi da Betnovate chữa vảy nến
Thuốc bôi trị vảy nến Betnovate có thành phần chính gồm Betamethasone valerate, Clioquinol, Neomycin sulphate, corticoid. Sản phẩm được sử dụng trong điều trị bệnh chàm, vảy nến và dị ứng với công dụng kiểm soát các triệu chứng khô da, viêm nhiễm, ngứa và sưng, đỏ.
Sản phẩm cũng có hiệu quả tổng hợp vitamin và thúc đẩy hoạt động tăng trưởng tế bào da, khắc phục những tổn thương do vẩy nến. Ngoài ra các sản phẩm Betnovate còn có dạng thuốc mỡ, dạng bọt và dạng lotion với hàm lượng 0.05%.
- Dermovate Cream trị vảy nến
Sản phẩm Dermovate Cream là kem trị vảy nến được ưa chuộng tại Thái Lan. Trong đó, sản phẩm có thành phần chính là Clobetasol – hoạt chất thuộc nhóm steroid có thể kháng viêm mạnh và ức chế sự lan rộng của vảy nến. Sản phẩm kem bôi Dermovate Cream sử dụng được cho cả trường hợp viêm da cấp tính và viêm da nặng, không đáp ứng với một số thuốc đặc trị khác.
- Kem bôi da Dithranol trị vảy nến
Sản phẩm Dithranol được dùng trong điều trị bệnh vảy nến cấp tính và mãn tính. Sản phẩm có nồng động 0,1%, 0,25%, 0,5% dưới dạng kem. Tác dụng chính của kem bôi da Dithranol là kháng viêm, chống sưng và làm chậm tốc độ sản sinh tế bào. Ngoài ra thuốc còn được sản xuất dưới dạng thuốc mỡ, bột nhão phù hợp với điều trị những cơ địa khác nhau.
Hiệu quả của thuốc trị vảy nến dạng bôi
Các loại kem bôi vảy nên thường chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng ngoài da của bệnh vảy nến. Sau khi điều trị, bệnh vẫn có thế tái phát khi mầm mống gây bệnh không được tiêu diệt triệt để. Việc lạm dụng thuốc điều trị vảy nến có chứa corticoid cũng được khuyến cáo có thể gây ra những phản ứng phụ như: bào mòn da, làn mỏng lớp sừng bề mặt da và làm rạn da…
Do đó điều trị với thuốc dạng bôi không được áp dụng lâu dài. Nếu người bệnh tự ý mua các loại thuốc kháng sinh không phù hợp sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm da. Vì thế để lựa chọn được một sản phẩm chăm sóc làn da vảy nến, trước tiên người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Việc sử dụng kem trị vảy nến đúng liều lượng, đúng thời điểm sẽ đảm bảo những hiệu quả tốt nhất trong điều trị vảy nến. Khi sử dụng thuốc bôi ngoài da, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Người bệnh nên vệ sinh vùng da bị vảy nến sạch sẽ trước khi bôi thuốc.
- Sử dụng thuốc (dạng thuốc mỡ, kem bôi, gel) theo đúng liều lượng và thời gian quy định.
- Song song với việc dùng kem bôi ngoài da, người bệnh nên bổ sung dinh dưỡng và chăm sóc da hợp lý phòng ngừa tái phát.
- Người bệnh nên bôi kem sau khi tắm, đây là lúc làn da có thể hấp thụ các hoạt chất tốt nhất.
- Để thử các phản ứng của kem, người bệnh bôi kem lên vùng da bàn tay và theo dõi phản ứng trong 24h.
- Những trường hợp bệnh lý mãn tính sẽ được chỉ định thuốc uống và thuốc bôi kết hợp.
- Nếu tình trạng vảy nến có dấu hiệu lan rộng sau khi sử dụng kem bôi, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được chỉ định thuốc đặc trị phù hợp.
Người bị bệnh vảy nến kiêng ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến thành công trong điều trị vảy nến. Có những dưỡng chất xúc tác giúp làn da người bệnh phục hồi nhanh hơn, và có những dưỡng chất khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Sau đây là nhóm những thực phẩm người bệnh vảy nến nên kiêng để quá trình điều trị đạt kết quả tốt:
– Rượu bia: Thức uống có cồn là nguyên nhân làm giãn nở hệ thống mạch máu trong da. Và khi các mạch máu này giãn nở sẽ sản sinh ra các tế bào bạch cầu, bao gồm các tế bào T – nguyên nhân gây bệnh vảy nến. Vì thế khi uống bia rượu, vùng da bị vảy nến sẽ trở nên tồi tệ hơn so với tình trạng ban đầu..
– Thịt đỏ: Hàm lượngaxit arachidonic có trong thịt đỏ sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh vảy nến. Ngoài ra, sử dụng nhiều thịt đỏ cũng làm tăng nguy cơ để lại sẹo sau vảy nến. Đồng thời chuyển đổi thành các hợp chất gây viêm nhiễm vùng da phức tạp hơn.
– Đồ ăn nhanh: Thức ăn nhanh có lượng lớn các chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường tinh chế và tinh bột. Những chất này đều sẽ góp phần làm nghiêm trọng hơn tình trạng viêm của người bệnh. Không chỉ gây ra lốp dày sừng đặc trưng, đồ ăn nhanh cũng làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh tim mạch, huyết áp,… những căn bệnh liên quan đến vảy nến.
– Gia vị: Nhóm các loại gia vị mà người bệnh vảy nến nên kiêng gồm có bột quế, sốt mayonnaise, ớt bột, cà ri, giấm, sốt Tabasco và sốt cà chua… Những gia vị nặng mùi gây ra các kích ứng không đáng kể, nhưng điều này cũng khiến vảy nến tiến triển phức tạp hơn.
– Các sản phẩm từ sữa: Sữa và các chế phẩm từ sữa cũng chứa nguồn axit arachidonic tương tự như thịt đỏ. Và trong thời gian điều trị, người bệnh nên kiêng tuyệt đối sữa bò . Sữa bò có nguồn protein casein khiến tình trạng viêm thêm nghiêm trọng và tăng nguy cơ tái phát vảy nến.
– Trái cây có múi: Các loại trái cây có múi như bưởi, cam, chanh có hàm lượng vitamin C dồi dào. Tuy có thể tăng cường đề kháng nhưng vitamin C cũng là nguyên nhân khiến vảy nến bùng phát và gây dị ứng phổ biến.
Những thông tin trong bài viết trên đề cập đến các loại thuốc trị vảy nến tốt nhất. Cũng như cách sử dụng thuốc, cách bổ sung dinh dưỡng hợp lý để việc điều trị đạt hiệu quả. Người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để tránh trường hợp áp dụng bệnh không khỏi mà tiến triển nặng hơn.
Có thể bạn quan tâm: 8 Cách chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian