Những người không có kháng thể do chưa tiêm phòng đầy đủ vắc xin bạch hầu đều có nguy cơ mắc bệnh. Theo báo cáo của Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2019, Việt Nam có 53 ca mắc bệnh bạch hầu, 5 ca tử vong chủ yếu ở các khu vực miền núi và tiêm chủng chưa đầy đủ.
12/07/2020 | Bệnh bạch hầu – Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa hiệu quả
06/07/2020 | Dịch bạch hầu đáng sợ như thế nào? Phòng ngừa ra sao?
1. Bệnh bạch hầu và diễn biến bệnh
bạch hầu là bệnh nhiễm trùng nặng do vi khuẩn bạch hầu lây truyền qua đường hô hấp gây ra. Sau 2 – 5 ngày ủ bệnh, vi khuẩn phát triển nhanh chóng ở khu vực màng nhầy bề mặt cổ họng, gây triệu chứng đường hô hấp như đau họng, ho, chán ăn, sốt nhẹ, khàn tiếng,… triệu chứng bệnh rất giống các bệnh viêm đường hô hấp thông thường nên khiến người bệnh chủ quan.
Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm có thể gây tử vong
Sau 2 – 3 ngày, giả mạc bạch hầu sẽ xuất hiện với số lượng lớn, có màu trắng hoặc xanh đen bám chặt vào hầu họng gây bít tắc đường thở. Người bệnh lúc này khi khám dễ thấy các mảng trắng lớn ở lưỡi và đường hô hấp, rất khó lấy ra. Trong vòng vài ngày, độc tố bạch hầu sẽ lan khắp cơ thể gây liệt cơ, viêm cơ tim, tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Trẻ em dưới 5 tuổi và người trên 40 tuổi là đối tượng có nguy cơ tử vong cao nhất với căn bệnh này, đạt tới 20%. Điều nguy hiểm nữa là bạch hầu có thể truyền nhiễm, lây lan nhanh chóng, độc tố bệnh nặng, phát bệnh nhanh có thể gây tử vong trong vài ngày. Nếu không dùng thuốc kháng độc tố trước khi độc tố bạch hầu đã xâm nhập tế bào thì hiệu quả điều trị không cao nữa.
Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bạch hầu, nhất là trẻ nhỏ
Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu, tuy nhiên trẻ em với hệ miễn dịch kém hoặc người suy giảm miễn dịch, sống trong môi trường đông đúc, không đảm bảo vệ sinh có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Vắc xin phòng ngừa là biện pháp tốt nhất giúp tạo kháng thể chủ động trong cơ thể, cần tiêm nhắc lại sau mỗi khoảng thời gian nhất định để đảm bảo kháng thể trong cơ thể đủ nhiều để chống lại tác nhân gây bệnh.
2. Các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu
Tất cả những người chưa tiêm phòng bạch hầu trước đây đều có nguy cơ mắc bệnh, vắc xin bạch hầu giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc tiêm phòng, vắc xin bạch hầu đã có mặt ở Việt Nam, trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ hơn 30 năm nay.
Cụ thể các loại vắc xin sau có thành phần kháng nguyên giúp phòng ngừa bệnh bạch hầu:
– Vắc xin 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ: giúp phòng bệnh bạch hầu cùng 4 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp khác là bại liệt, uốn ván, ho gà và viêm phổi do vi khuẩn Hib gây ra.
Vắc xin 5 trong 1 được tiêm chủng miễn phí cho trẻ có giúp phòng bệnh bạch hầu
– Vắc xin 6 trong 1 cả 2 hãng dược phẩm Hexaxim và Infanrix hexa sản xuất được sử dụng đồng thời ở Việt Nam, giúp phòng bệnh bạch hầu cùng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp khác là: bại liệt, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi B và viêm phổi do vi khuẩn Hib gây ra.
– Vắc xin 4 trong 1 do hãng Tetraxim sản xuất, giúp phòng bệnh bạch hầu cùng 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác là uốn ván, ho gà, bại liệt.
– Vắc xin 3 trong 1 của các hãng dược phẩm DPT, Adacel, Boostrix sản xuất, giúp phòng Bạch hầu và 2 bệnh uốn ván, ho gà cho trẻ em.
– Vắc xin 2 trong 1 dành cho người trưởng thành có nguy cơ cao mắc bệnh, phòng bạch hầu và uốn ván. Loại vắc xin này không tiêm phổ cập, chỉ dùng trong chiến dịch phòng bệnh.
Trong các loại vắc xin này, thành phần có chứa độc tố bạch hầu đã làm giảm độc tính hấp phụ trong nhôm hydroxit, giúp cơ thể tự sản sinh kháng thể chống bệnh hiệu quả. Trẻ em hoặc người lớn có nhu cầu có thể đăng ký tiêm phòng bại liệt trong các loại vắc xin kết hợp trên theo nhu cầu tại các Trung tâm tiêm chủng hoặc trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Ở Việt Nam, vắc xin bạch hầu được khuyến cáo tiêm ngừa với tất cả trẻ em, trong vắc xin 5 trong 1 được Nhà nước chi trả. Trẻ cần được tiêm đầy đủ các mũi gồm:
– 3 mũi tiêm lúc trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi.
– 1 mũi tiêm nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi.
– 1 mũi tiêm nhắc lại khi trẻ 4 – 6 tuổi.
Phụ nữ mang thai có thể tiêm vắc xin bạch hầu nếu chưa đủ kháng thể
Người trưởng thành, kể cả phụ nữ đang mang thai cũng có thể tiêm phòng vắc xin bạch hầu để phòng bệnh, duy trì tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm để đảm bảo cơ thể sản sinh đủ kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh.
3. Tiêm vắc xin bạch hầu có an toàn không?
Nhiều người lo lắng rằng sau tiêm phòng vắc xin bạch hầu nói riêng và các loại vắc xin khác cho trẻ em, trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh và gặp các phản ứng sốc phản vệ nguy hiểm. Thực tế các loại vắc xin này, độc tố bạch hầu đã bị giảm động lực, khi vào cơ thể không có khả năng gây bệnh, chỉ giúp hệ miễn dịch cơ thể nhận ra và sản sinh kháng thể chống lại.
Người sau khi tiêm phòng vắc xin bạch hầu, nhất là trẻ em có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như: sốt, sưng đỏ, đau tại vị trí tiêm. Các vấn đề này thường tự khỏi sau 1 – 2 ngày. Ít gặp hơn, cơ thể sau khi tiêm vắc xin bị sốc phản vệ, gây tình trạng sốt cao li bì, hôn mê, khó thở, phát ban trên da, cơ thể tím tái,… cần được cấp cứu y tế càng sớm càng tốt.
Để đảm bảo an toàn, trẻ em trước khi tiêm cần được kiểm tra sức khỏe, theo dõi dấu hiệu trong và sau khi tiêm ít nhất 30 phút tại cơ sở y tế. Cha mẹ nên ở cạnh theo dõi sát sao triệu chứng ở trẻ, nếu dấu hiệu nguy hiểm cần sớm đưa trẻ tới cơ sở y tế để được xử lý.
Trẻ sau tiêm phòng nên được theo dõi y tế phòng ngừa sốc phản vệ
Với những lợi ích mang lại, cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng bạch hầu và các loại vắc xin cần thiết khác. Nên tìm đến cơ sở tiêm chủng uy tín, được kiểm tra sức khỏe đầy đủ, vắc xin chất lượng và theo dõi, can thiệp y tế tốt nếu không may xảy ra phản ứng dị ứng.
Tiêm phòng vắc xin bạch hầu là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu còn thắc mắc về vắc xin này, hãy liên hệ với Trung tâm tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.