Kinh doanh ở khu công nghiệp vẫn là ý tưởng hay ít vốn mà vẫn có thể thu lại lợi nhuận tốt. Chỉ cần bạn có ý tưởng, mô hình kinh doanh phù hợp và khả năng kinh doanh tốt, cơ hội thành công sẽ cao. Vậy bán gì khu công nghiệp? Đâu là ý tưởng kinh doanh tại khu công nghiệp thu lời cao? Tư vấn các mặt hàng bán chạy cho công nhân tại đây.
Tiềm năng từ các mô hình kinh doanh ở khu công nghiệp
Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): “Tính đến hết tháng 6 năm 2017, Việt Nam có 325 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 94.900 ha. Riêng tại Đồng Nai, một trong những cụm công nghiệp lớn trên cả nước hiện có khoảng 31 khu công nghiệp với hơn 500.000 công nhân đang làm việc“. Từ những số liệu này, có thể thấy được tiềm năng buôn bán, kinh doanh tại các khu công nghiệp lớn như thế nào. Do số lượng người sống, làm việc và tập trung ở đây là rất lớn.
Khu công nghiệp là mảnh đất màu mỡ cho những kế hoạch kinh doanh, buôn bán (Nguồn ảnh: Internet)
Đặc thù riêng ở các khu công nghiệp là tập trung rất nhiều công nhân vì thế việc kinh doanh buôn bán sẽ rất thuận lợi. Hiện nay, có rất nhiều các khu công nghiệp để bạn kinh doanh như: kinh doanh gần khu công nghiệp may, khu công nghiệp sản xuất trang thiết bị vật tư, khu công nghiệp dược phẩm, thực phẩm,….
Để tìm được ý tưởng, lựa chọn mô hình kinh doanh tại khu công nghiệp thì bạn cần chịu khó quan sát, tìm hiểu thói quen của những người sinh sống ở khu vực đó xem họ có nhu cầu nào bức thiết là gì để có mô hình kinh doanh phù hợp.
Đa phần công nhân sẽ phải đi thuê nhà trọ và nhu cầu ăn uống bên ngoài, do đó việc kinh doanh nhà trọ hoặc mở quán ăn chính là lợi thế tại khu vực này. Tuy nhiên, bạn cũng cần quan sát và tìm hiểu xem tại khu công nghiệp đã có nhiều hàng quán hay chưa, những hàng quán đó cung cấp sản phẩm gì và những mặt hàng nào chưa có,… để từ đó xác định mặt hàng mình sẽ kinh doanh phù hợp nhất.
Kinh doanh gì ở khu công nghiệp? Các mặt hàng bán chạy cho công nhân
Các mặt hàng bán chạy cho công nhân
Các mặt hàng bán chạy cho công nhân ở khu công nghiệp như: đồ ăn sáng, cơm bình dân, trà đá, đồ uống giải khát, rau củ quả, quần áo giá rẻ hoặc kinh doanh cửa hàng tạp hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu cho công nhân. Ở bài viết trước đây, chúng tôi cũng có hướng dẫn về các bước mở và kinh doanh cửa hàng tạp hóa thu lời “siêu khủng“. Bạn có thể đọc lại tại đây.
Mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ gần khu công nghiệp là ý tưởng được nhiều người nghĩ đến
Đây là các mặt hàng thiết yếu nên rất dễ bán, dễ tiêu thụ, vốn đầu tư ít nhưng có khả năng thu lại lãi cao. Việc lựa chọn bán gì khu công nghiệp là do quyết định của bạn cũng như phụ thuộc vào khả năng, điều kiện của bạn. Hãy chọn bán những mặt hàng, nguồn hàng tạp hóa phù hợp với mình cũng như nhu cầu của đại đa số công nhân khu công nghiệp.
Gợi ý một vài ý tưởng kinh doanh khu công nghiệp thành công
Như đã chia sẻ ở phần trên, việc kinh doanh tại khu công nghiệp là rất tiềm năng nhưng hãy chọn kinh doanh bán hàng ở lĩnh vực mình có thế mạnh nhất cũng như phù hợp với điều kiện bản thân. Dưới đây là một vài ý tưởng kinh doanh để bạn tham khảo:
Bán đồ ăn sáng
Đồ ăn sáng gần như là không thể thiếu với con người. Bạn chỉ cần một xe đẩy bánh mì kèm xôi, các loại bánh,… là có thể bán được hàng rồi.
Bán đồ ăn sáng gần khu công nghiệp không cần quá ngon cũng rất đắt hàng (Nguồn ảnh: Internet)
Nếu chỉ bán nguyên đồ ăn sáng và không có nhu cầu bán cơm trưa, cơm tối trong ngày thì vốn đầu tư sẽ không cần nhiều, bạn có thể di chuyển xe hàng của mình trong khu công nghiệp để bán hàng.
>> Có 100 triệu trong tay nên kinh doanh gì hiệu quả?
Mở quán cơm bình dân hoặc bún phở
Quán cơm bình dân (hoặc bún phở) là hình thức kinh doanh đồ ăn mang lại hiệu quả cao tại các khu công nghiệp. Đa phần công nhân sẽ không thể có thời gian về nhà nấu cơm trưa hoặc tự mang cơm đi ăn mà phải cần đến các hàng quán. Do đó việc kinh doanh quán cơm, quán phở sẽ rất đông và thu lợi nhuận cao.
Tuy nhiên, bạn hãy chú ý nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để có thể kinh doanh lâu dài, thu lãi cao.
Mở quán trà đá
Cũng là một ý tưởng hay dành cho bạn tại các khu công nghiệp. Nếu không có vốn mở hàng quán lớn để kinh doanh, bạn chỉ cần một góc nhỏ trong khu công nghiệp để kinh doanh các loại nước uống, trà đá kèm bánh và hoa quả,… Như vậy là đủ để bạn có nguồn thu nhập đều đều rồi.
Mở sạp bán rau củ quả
Buôn bán hàng rau, củ, hoa quả cũng là ý tưởng tốt. Vì nhiều công nhận muốn nấu ăn bữa tối tại nhà mà không ăn hàng quán nên việc cung cấp thực phẩm xanh, các loại củ và hoa quả là cần thiết. Đây cũng là hình thức kinh doanh không cần vốn nhiều mà vẫn có lãi. Nếu cần mở cửa hàng rau củ quả quy mô và chuyên nghiệp hơn, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
Kinh doanh ở khu công nghiệp với một sạp rau như thế này cũng rất đơn giản
Mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini
Nếu có mặt bằng, nguồn vốn hãy mở cửa hàng tạp hóa để cung cấp các loại nhu yếu phẩm cần thiết trong đời sống hằng ngày như: bánh kẹo, dầu ăn, nước mắm, dầu gội, chè,…
Một cửa hàng tạp hóa hay siêu thị mini cũng là ý tưởng kinh doanh cho người có vốn
Đây là mô hình kinh doanh chưa bao giờ lỗi thời, tuy nhiên để mở cửa hàng tạp hóa hay siêu thị mini bạn cũng cần có nguồn vốn, nguồn hàng và mặt bằng để kinh doanh. Nếu bạn vẫn đang mơ hồ về vấn đề này thì Vinatech cũng sẽ hướng dẫn cách mở siêu thị mini để giúp bạn.
Tham khảo thêm một số mô hình kinh doanh tiềm năng:
+ Kinh doanh shop mẹ và bé
+ Kinh doanh cửa hàng tiện lợi
Tư vấn setup cửa hàng, siêu thị gần khu công nghiệp thu lời cao
Chuẩn bị nguồn vốn
Muốn kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào cũng thế, trước tiên phải có nguồn vốn. Việc mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa cũng thế, tùy vào diện tích mặt bằng để bạn chuẩn bị nguồn vốn phù hợp nhất.
Trung bình mặt bằng từ 35-100m2, bạn có thể phải chuẩn bị từ 250-350 triệu đồng để có thể mở được cửa hàng, trong đó bạn cần chi tiền cho các khoản đầu tư ban đầu như:
-
Chi phí mặt bằng (nếu không phải là mặt bằng của mình)
-
Phí đầu tư thiết bị cho cửa hàng ( giá kệ siêu thị bàn tính tiền , máy tính, máy quét mã vạch và các thiết bị vật tư khác).
-
Vốn để nhập nguồn hàng.
-
Vốn làm biển bảng, trang trí cửa hàng.
-
Phí thuê nhân viên (nếu cần người bán hàng phụ).
-
Vốn dự phòng cho các khoản phí phát sinh khác.
Chi tiết vốn mở cửa hàng tạp hóa, bạn đọc quan tâm có thể tham khảo để tính toán chi phí đầu tư cửa hàng của mình.
Tìm kiếm mặt bằng
Kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng thì việc lựa chọn mặt bằng, địa điểm kinh doanh là rất quan trọng. Chắc chắn, một địa điểm ngay cạnh khu công nghiệp là một lợi thế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán. Theo đó, nên tìm mặt bằng gần nhất với khu công nghiệp để mang lại lợi nhuận kinh doanh cao.
Tất nhiên là bạn nên chọn mặt bằng càng gần khu công nghiệp càng tốt
Lựa chọn nhà cung cấp, setup cửa hàng
Đây là công việc quan trọng để giúp bạn có thiết kế cửa hàng đẹp và chuyên nghiệp nhất. Trước tiên đó là bản thiết kế sắp xếp các loại giá kệ siêu thị để bày hàng hóa. Việc này khá quan trọng vì sẽ liên quan đến tổng thể không gian của cửa hàng. Theo đó, bạn nên lựa chọn nhà sản xuất, cung cấp giá kệ uy tín và các đơn vị này sẽ lên giúp bạn bản thiết kế mặt bằng chi tiết để bạn xem trước khi tiến hành lắp đặt giá kệ và các thiết bị khác.
Tiến hành setup siêu thị
-
Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo, vật dụng bài trí bên ngoài mặt tiền.
-
Lắp đặt các thiết bị bên trong.
-
Lắp đặt các thiết bị hỗ trợ bán hàng và quản lý như máy tính, phần mềm, camera, máy quét mã vạch, tủ máy,…
Tiến hành setup cho cửa hàng
Nhập nguồn hàng về
Tìm nguồn hàng đảm bảo, chất lượng, giá tốt và đa dạng nguồn hàng sẽ là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho siêu thị hoặc cửa hàng của bạn. Bạn có thể nhập hàng từ các nhà phân phối hàng tạp hóa, đại lý hay trực tiếp từ nhà cung cấp.
Chú ý trưng bày hàng lên giá kệ một cách khoa học. Nên phân loại hàng hóa thành các khu vực rõ ràng để đảm bảo khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm mình mong muốn. Những mặt hàng bán chạy nên bày ra ngoài và giới thiệu đến khách hàng để khách hàng lựa chọn.
>> Tham khảo: Một vài mẹo giúp bạn nhập được nguồn hàng giá rẻ mà chất lượng
Khai trương cửa hàng, siêu thị
Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước trên thì cuối cùng chính là mở hàng, khai trương cửa hàng, siêu thị để khách hàng biết đến.
Bước cuối cùng là khai trang cửa hàng và thu hút khách hàng tới
Gợi ý: Bạn có thể thu hút khách bằng cách lên các chương trình khuyến mại, giảm giá, chiết khấu hoặc tặng quà trong tuần đầu khai trương. Nếu quy mô cửa hàng lớn, có thể thuê các bên tổ chức sự kiện làm chương trình khai trương.
Để được tư vấn setup cửa hàng, siêu thị mini tại khu công nghiệp, vui lòng liên hệ Hotline Vinatech Group 086.758.9999 để được tư vấn. Vinatech Group là đơn vị chuyên sản xuất, cung cấp các loại giá kệ phụ vụ cho việc để hàng chuyên nghiệp, mang lại quyền lợi tốt nhất cho khách hàng như:
-
Miễn phí tư vấn, lên bản thiết kế mặt bằng siêu thị, cửa hàng. Bạn đọc có thể xem một vài mẫu thiết kế chi tiết trên nền 2D và 3D mà Vinatech đã thực hiện cho khách hàng.
-
Khách hàng được hưởng giá gốc từ nhà máy sản xuất.
-
Thoải mái lựa chọn những mẫu giá kệ tốt nhất, đa dạng kiểu dáng, màu sắc.
-
Sản xuất trực tiếp theo mọi yêu cầu của khách hàng.
-
Bảo hành sản phẩm uy tín, lâu dài.
-
Hỗ trợ vận chuyển, lắp đặt giá kệ trên toàn quốc.
Tổng kết: Như vậy, bài viết đã phân tích lợi thế tại khu công nghiệp và giải đáp cho câu hỏi bán gì ở khu công nghiệp. Việc lựa chọn loại hình kinh doanh nào là tùy thuộc vào sở thích, năng lực và điều kiện của mỗi người. Nếu cần tư vấn mở siêu thị, cửa hàng tạp hóa hãy để lại thông tin của bạn bên dưới để được tư vấn chi tiết nhé. Chúc bạn lựa chọn được mô hình kinh doanh hiệu quả và thành công!
VinatechGroup
Vinatech là đơn vị sản xuất giá kệ kho hàng, kệ siêu thị lớn nhất Việt Nam hiện nay, với rất nhiều mẫu sản phẩm giá kệ chất lượng hàng đầu.