Các mẹ nên ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành

Đầu tiên, bác sĩ sẽ gây tê vùng âm hộ và dùng kéo cắt một đường dài từ 3 – 5cm (từ mép âm hộ đi thẳng xuống vùng hậu môn hướng 6 giờ, hoặc một đường chéo hướng 7 giờ) khi có cơn gò và đầu thai nhi áp sát vào vùng tầng sinh môn. Sau khi em bé được sinh ra, bác sĩ sẽ khâu lại vết cắt bằng chỉ tiêu (không cần phải cắt chỉ sau này).

Bác sĩ sẽ trực tiếp thực hiện rạch tầng sinh môn khi sản phụ có dấu hiệu sinh thường khó, đặc biệt là khi bào thai có kích thước lớn. Việc này nhằm mở rộng đường ra cho thai nhi khi sinh qua đường âm đạo, ngăn ngừa một số tổn thương và chấn thương nghiêm trọng cho âm đạo, âm hộ trong và sau khi sinh.

Khi bạn chăm sóc vết thương tầng sinh môn đúng cách thì chỉ sau 2 ngày đầu tiên vết mổ sẽ bớt đau, giảm sưng và không nhiễm trùng. Đồng thời việc giữ vệ sinh vết khâu đúng cách, lựa chọn thực phẩm nên ăn và thực phẩm cần kiêng cũng quan trọng để góp phần giúp vết thương mau lành hơn.

Nắm được ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành và chăm sóc vết khâu sau khi sinh đúng cách là điều rất cần thiết để tránh nhiễm trùng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bà mẹ sau này.

Quá trình chăm sóc vết khâu sau khi sinh là rất cần thiết để tránh nhiễm trùng

2. Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách

Nên rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì là câu hỏi được nhiều sản phụ quan tâm khi phải thực hiện phẫu thuật mở rộng tầng sinh môn. Dưới đây là một số lưu ý để chăm sóc vết khâu sau mổ đúng cách nhé:

Lau sạch vùng đáy chậu, âm hộ 2 lần/ ngày để ngăn ngừa viêm nhiễm và giúp vết khâu mau lành hơn. Vệ sinh sạch sẽ âm đạo và hậu môn sau mỗi lần đi tiêu, tiểu. Chỉ cần sử dụng nước ấm để vệ sinh.

an gi de vet khau tang sinh mon nhanh lanh ảnh 2

Sử dụng nước ấm để vệ sinh

Bạn có thể dùng vòi sen hoặc dội nước từ từ hay dùng khăn mềm thấm nước, lau rửa sạch từ trước ra sau nhẹ nhàng (lưu ý: không lau ngược từ sau ra trước vì sẽ mang những chất dơ từ phía hậu môn đi ngược về vết thương, dễ gây nhiễm trùng). Sau đó lau khô lại.

Các mẹ nên lưu ý việc thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 4 – 6 tiếng để vết thương luôn sạch sẽ, giảm sự tích tụ của vi trùng, độ ẩm và giảm được nguy cơ nhiễm trùng. Không nên thụt rửa bên trong khi không có chỉ định của bác sĩ dễ dẫn đến nhiễm trùng.

an gi de vet khau tang sinh mon nhanh lanh ảnh 3

Cần chăm sóc cẩn thận để bảo vệ vết thương của người mẹ

Một mẹo nhỏ là sau ngày sinh đầu tiên, vết khâu vẫn sẽ bị sưng và đau, nhưng chúng ta có thể làm giảm bớt các triệu chứng này bằng cách sử dụng miếng gạc lạnh hoặc túi đá lạnh chườm lên vết khâu, việc này sẽ giúp mẹ bớt cảm giác đau và giảm sưng. Sau đó lau khô bằng khăn sạch.

Nếu cảm thấy đau nhiều, hãy liên hệ ngay với bác sĩ đã mổ cho bạn và miêu tả tình trạng hiện tại. Bác sĩ sẽ thăm khám vết khâu và có thể cho thuốc giảm đau dành riêng cho phụ nữ đang cho con bú.

3. Nên kiêng ăn gì sau khi khâu vết mổ tầng sinh môn

+Tránh các thực phẩm dễ gây táo bón

Tình trạng táo bón có thể ảnh hưởng đến vết khâu tầng sinh môn ở các sản phụ. Điều này dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm vết thương, làm vết thương lâu lành hơn bình thường.

Những thực phẩm có thể gây táo bón thường là những thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng. Bên cạnh đó chúng sẽ làm cho vết thương trở nên thâm lồi, xấu xí hơn, làm nhiều chị em trở nên tự ti hơn, ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng sau này.

+ Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

an gi de vet khau tang sinh mon nhanh lanh ảnh 4

Các mẹ bầu nên loại bỏ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng ra khỏi thực đơn sau khi sinh

Các thực phẩm được chiên rán nhiều dầu mỡ, da các loại động vật, thực phẩm cay nóng là những món ăn các mẹ bầu nên tránh trong giai đoạn sau khi rạch tầng sinh môn. Thậm chí các món ăn này còn chứa nhiều cholesterol khiến vết thương bạn rất lâu để hồi phục và cũng không tốt cho sức khỏe.

Vậy nên các mẹ bầu nên loại bỏ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng ra khỏi thực đơn sau khi sinh, chúng cũng không tốt cho nguồn sữa bầu, thậm chí dẫn đến tắc sữa sau sinh.

+ Hạn chế ăn các thực phẩm lên men

an gi de vet khau tang sinh mon nhanh lanh ảnh 5Các thực phẩm lên men

khiến vết thương khó lành đồng thời khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng hơn

Người Việt thường có sở thích đặc biệt với các loại thực phẩm lên men như: dưa chua, cà muối, cải muối, đồ uống có gas,… Nhưng các chị em có biết chúng khiến vết thương khó lành đồng thời khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng hơn. Nên hãy hạn chế ăn các món ăn này sau khi rạch tầng sinh.

+ Tránh ăn các loại hải sản, các thực phẩm dễ gây sẹo

an gi de vet khau tang sinh mon nhanh lanh ảnh 6

Để đảm bảo vết thương hạn chế ngứa, sẹo lồi thì các mẹ nên kiêng khem các loại hải sản

Các loại hải sản cung cấp chất đạm rất tốt cho cơ thể cần phục hồi sau khi sinh nở. Tuy nhiên, để đảm bảo vết thương hạn chế ngứa, sẹo lồi thì các mẹ nên kiêng khem các loại hải sản trong 1 tuần đầu sau khi thực hiện khâu tầng sinh môn. Ngoài ra, rau muống cũng là loại rau nên tránh ăn trong giai đoạn này.

4. Nên ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành

Ngoài các loại thực phẩm nên kiêng ăn nói trên, các mẹ bầu nên chú ý bổ sung dinh dưỡng cần thiết, không nên kiêng khem quá mức dễ dẫn đến thiếu sữa cho con bú.

+ Bổ sung chất xơ để tránh táo bón

an gi de vet khau tang sinh mon nhanh lanh ảnh 7 Rau củ quả giàu chất xơ

Các loại rau củ quả giàu chất xơ, đặc biệt là các loại rau màu xanh đậm rất tốt cho các mẹ cần sữa cho con bú. Việc bổ sung chất xơ là vô cùng cần thiết, điều này giúp hạn chế tình trạng táo bón. Táo bón làm vết khâu dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, bị bung chỉ.

+ Các loại thực phẩm giúp dồi dào nguồn sữa mẹ

Móng giò hầm chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp mẹ phục hồi nhanh hơn và kích sữa về nhiều hơn. Tuy nhiên mẹ chỉ cần ăn ở mức vừa phải, đừng ép bản thân ăn đến mức chán ngán.

Trong khi đó rong biển tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ thải độc, làm giảm cholesterol đồng thời ngăn chặn hấp thu chất béo. Nếu mẹ vừa muốn nhiều sữa vừa muốn giảm cân, hãy biến tấu thực đơn với các món từ rong biển.

an gi de vet khau tang sinh mon nhanh lanh ảnh 8

Nếu mẹ vừa muốn nhiều sữa vừa muốn giảm cân, hãy biến tấu thực đơn với các món từ rong biển

Bổ sung đủ nước mỗi ngày vừa giúp lợi sữa, vừa giúp vết thương mau lành. Ngoài ra, nếu sữa mẹ lâu về, các mẹ có thể uống thêm sữa bò hoặc sữa hạt, đây là nguồn cung cấp chất đạm giúp phục hồi thể trạng và giúp làm lành vết thương nhanh chóng. Một người mẹ sau khi rạch tầng sinh môn nên uống ít nhất 1 ly sữa ấm và 2 lít nước lọc mỗi ngày.

+ Trái cây giàu vitamin C

an gi de vet khau tang sinh mon nhanh lanh ảnh 9Trái cây giàu vitamin C

Nên bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C, các khoáng chất như: cam, bưởi, lựu,… Vitamin C giúp vết khâu mau lành, đồng thời hạn chế vết thương để lại các vết sẹo xấu xí. Đồng thời loại vitamin này còn chống nhiễm trùng khá tốt, một ly nước ép cam, dâu,… sau khi ăn no sẽ giúp hạn chế viêm nhiễm cho vết mổ hiệu quả.

+ Các loại thực phẩm giàu vitamin A, E

Vitamin A hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm sau mổ. Để có được nhiều vitamin A trong chế độ ăn uống, hãy ăn các loại trái cây và rau quả có màu vàng, vàng cam như khoai lang, bí, cà rốt, xoài, dưa đỏ và mơ. Ngoài ra vitamin A cũng có trong các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn, củ cải và rau bina, đậu,…

an gi de vet khau tang sinh mon nhanh lanh ảnh 10

Bổ sung vitamin E có thể hỗ trợ quá trình làm lành vết thương và giảm hình thành sẹo

Sau khi rạch tầng sinh môn, việc bổ sung vitamin E có thể hỗ trợ quá trình làm lành vết thương và giảm hình thành sẹo. Để có thêm vitamin E, ăn nhiều mầm lúa mì, hạt hướng dương, hạnh nhân, lạc, các loại dầu thực vật như dầu cây rum và dầu đậu tương, rau bina, bông cải xanh…

Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, hy vọng đã giúp các mẹ trả lời được câu hỏi Nên ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành. Chúc các chị em có sức khỏe tốt và luôn hạnh phúc trong cuộc sống gia đình.

Rate this post

Viết một bình luận