Bạn sẽ thấy khá thú vị nếu biết được thêm một số cách chế biến các món ăn với sữa tươi dưới đây.
Cơm sữa trộn táo
Mách chị em món ăn dặm lạ lại ngon cho bữa sáng của bé mà mình học được ở nước Đức.
Trong thời gian đi du học ở Đức mình đã được làm quen và từng cực nghiện món cơm sữa vô cùng phổ biến ở nơi này. Đặc biệt đây là món ưa thích của các bà mẹ Đức chế biến cho các bé yêu trong bữa sáng và các bữa ăn nhẹ trong ngày, vừa để đổi vị, vừa để bổ sung các loại vitamin và dinh dưỡng, chất bổ sẵn có trong món cơm sữa này.
Tác dụng của món cơm sữa
Đặc điểm nổi bật của món ăn này là mềm, nhuyễn, rất phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Ở Đức các bà mẹ bắt đầu cho con ăn cơm sữa từ 7 tháng tuổi. Lượng tinh bột vừa phải có trong cơm được chế biến từ gạo nguyên hạt cung cấp năng lượng dồi dào cho các bé, chưa kể lượng protein và vitamin B1 dồi dào trong cơm làm tăng sức đề kháng và tham gia vào quá trình trao đổi chất của trẻ.
Ngoài ra sữa tươi hoặc sữa công thức được chế biến cho món ăn này có chứa đầy đủ các loại dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe của mỗi bé.
Món cơm sữa mùi vị hấp dẫn, béo ngậy còn có thể kết hợp được với rất nhiều loại trái cây ngon, bổ khác như táo, lê hay nho, hoàn toàn phù hợp với chế độ dinh dưỡng an toàn và bổ dưỡng cho trẻ nhỏ.
Chế biến món cơm sữa trộn táo
Thành phần nguyên vật liệu:
120ml sữa tươi hoặc sữa công thức (tùy thuộc vào độ tuổi ăn dặm cho các bé). Các mẹ chỉ nên chế biến sữa tươi cho các bé từ 1 tuổi trở lên thôi nhé.
20gr gạo tẻ trắng
1/2 quả Táo giòn, tươi
1 thìa cà phê bơ đun chảy
Cách chế biến:
Bước 1: Mẹ cho gạo vào nồi nước sôi, đun nhỏ lửa và nấu chín. Đảo đều tay liên tục để tránh gạo không bị sát đáy nồi.
Bước 2: Đun đến khi gạo đã chín, hạt cơm mềm và nước lúc này đã bay hơi, chỉ còn độ sền sệt, mẹ đổ sữa tươi vào đun cùng.
Chú ý khuấy đều và liên tục nhưng tránh khuấy mạnh làm vỡ hạt cơm nhé . Cơm sữa chín khi hạt cơm mềm, nhưng không bị vỡ hạt
Bước 3: Táo mẹ rửa sạch, gọt vỏ và nghiền nhuyễn.
Bước 4: Trộn táo, bơ vào hỗn hợp cơm sữa vừa nấu xong.
Bước 5: Vị ngọt của táo, vị thơm của bơ sữa và độ mềm của cơm rất thích hợp cho bé và chắc chắn sẽ quyến rũ bé từ ánh mắt đến hương vị.
Các mẹ hãy thay đổi khẩu vị cho bé và thử với món cơm sữa trộn táo ngon, lạ và bổ này nhé.
Món ăn ngon hơn khi bạn chế biến cùng sữa tươi.
Khoai tây nghiền trộn sữa.
Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ nấu với sữa cho nhừ. Dùng rây nghiền nhuyễn khoai tây sau đó trộn thêm sữa tươi vào. Món này không chỉ các bé mà người cao tuổi cũng thích ăn vì thơm ngon và không đòi hỏi… sức nhai!
Gà nấu sữa.
Thịt gà khi “bắt cặp” với sữa cũng tạo vị ngon vượt trội cho món ăn. Chặt gà từng miếng vừa ăn, sau đó dùng bơ phi tỏi xào qua thịt gà cho săn rồi cho khoai tây bi vào. Cuối cùng cho sữa tươi không đường vào nấu nhỏ lửa đến khi thị gà chín mềm là xong. Món này ăn với bánh mì mới ra lò rất ngon.
Nghêu hấp sữa.
Nghêu đem về ngâm nước muối pha mặn để nhả bớt cát. Nghêu càng lớn càng ngon. Sau đó đem nghêu bỏ vào nồi không cho nước, chỉ nấu bằng hơi, nghêu vừa há miệng cho sữa tươi vào nấu sôi. Nếu thích béo có thể cho thêm một miếng phô mai tán nhuyễn. Món này ăn nóng, thịt nghêu chấm muối tiêu chanh.
Tôm hấp sữa.
Món này ăn khi vừa chín tới, còn nóng sốt mới ngon. Thích hợp với các bữa tiệc nấu tại bàn. Chỉ cần phi bơ tỏi cho thơm, đổ sữa tươi vào nấu sôi. Xếp tôm vào dĩa sâu lòng rồi đổ sữa lên trên. Bật lửa chờ cho tôm co lại đỏ ửng là ăn được.
Mẹo chế biến món ăn với sữa tươi
– Luộc khoai tây: Khi luộc cho thêm một ít sữa, khoai vừa ngon, vừa không sợ bị ngả màu vàng.
– Luộc bắp cải: Cho thêm một thìa canh sữa, bắp cải sẽ trắng hơn.
– Hầm cá: Cho gia vị vào nước sôi, cho cá vào, thêm một thìa canh sữa, vừa khử mùi tanh, cá lại xốp mềm.
– Làm trứng cuốn: Cứ 2 quả trứng gà cho thêm một thìa sữa, quấy đều rồi đổ vào, trứng gà cuốn sẽ mềm và rất ngon.
– Làm bánh: Khi nhào bột cho thêm một chút sữa, bánh sẽ có màu vàng óng.
– Khử mùi gan bò: Dùng vải ướt lau sạch gan bò, cắt thành từng miếng mỏng, ngâm vào sữa sẽ hết mùi.
Một số món trộn với sữa chua cũng rất ngon.
Sữa chua trộn rau củ:
Là món trộn ăn chung với các loại thịt nướng, cá nướng… Nguyên liệu gồm các loại rau củ: bông cải, cà rốt, đậu bo, đậu Hà Lan. Chỉ cần chần rau củ chín tới rồi trộn xốt gồm: sữa chua, đường, chanh, muối nêm vừa ăn.
Sữa chua trộn trái cây:
Sữa chua trộn trái cây là “bản hòa tấu” hương vị của các loại trái cây, dùng để ăn tráng miệng ngon và dễ tiêu hóa. Cắt hạt lựu các loại: táo, lê, thơm, mít, xoài, thanh long, đu đủ…, trộn đều sữa chua vào.
Sữa bắp tại gia: An toàn – Ngon – Bổ
Với nhiều bé, sữa bắp thật sự hấp dẫn hơn nhiều so với các hộp sữa vuông vức ở tiệm tạp hóa. Ngặt nỗi mẹ rất lo khi bé dùng sữa bắp làm sẵn bên ngoài do không đảm bảo vệ sinh. Vậy mẹ đã làm món sữa bắp từ sữa tươi bé hay uống với các bước đơn giản đến bất ngờ.
Nguyên liệu:
• 1 trái bắp mỹ
• Sữa tiệt trùng
• Đường
Chế biến:
• Bắp lấy hột cho vào máy xay cùng ít nước để máy dễ quay
• Cho bắp vào rây lược lại bỏ xác. Nếu bé thích vị lợn cợn thì mẹ cứ giữ nguyên xác nhé.
• Cho sữa vào bắp vừa xay và nấu lên cho sôi để làm chín sữa
• Sau khi sữa sôi, mẹ tắt bếp. Để mang lại cảm giác ngon mát lạnh mùa hè, mẹ có thể cho đường và đá tùy khẩu vị của bé. Thế là hai mẹ con đã có món sữa bắp thơm ngon.
Với Dutch Lady 20+, món sữa bắp của mẹ sẽ càng thơm ngon, bổ dưỡng hơn
Cà ri tôm: Ngon, không ngán và không thể đơn giản hơn
Các mẹ thường rất ngại món cà ri vì cho rằng chế biến phức tạp. Tệ hơn, cà ri thường được nấu chung với nước cốt dừa nên dễ gây cảm giác ngán ngẩm và không phù hợp với mùa hè tí nào. Ngược lại, tuyệt chiêu cà ri tôm chỉ nấu với sữa tươi đơn giản là một “thành tựu” nấu nướng nho nhỏ đáng tự hào của những bà mẹ khéo léo.
Nguyên liệu:
• 5 con tôm thẻ
• 1 củ khoai tây
• 3-4 cây sả
• 1 hộp sữa tiệt trùng không đường 180ml
• 1 tép tỏi, hành tím, bột cà ri
• 100g đậu Hà Lan
Chế biến:
• Bước 1:
Hành, tỏi băm nhuyễn.
Tôm bỏ đầu, đuôi, lột vỏ, xẻ 1 đường giữa lưng, gỡ bỏ chỉ đen. Cho tôm vào ướp chung với hành tỏi, 1 muỗng bột cà ri, chút muối và đường.
• Bước 2:
Khoai tây gọt vỏ, cắt khối khoảng 2 cm, cho khoai vào tô nước để khoai không bị thâm.
Khi sắp cho vào nấu thì đổ bỏ nước, xóc ráo.
Đậu Hà Lan rửa sạch, để ráo.
• Bước 3: Bắc nồi lên bếp, làm nóng với 2 muỗng dầu ăn, cho tôm vào xào
• Bước 4: Khi tôm chín chuyển màu đỏ thì cho khoai tây, đậu Hà Lan vào xào chung khoảng 5 phút
• Bước 5: Rót vào nồi 1/2 hộp sữa tươi, để lửa vừa, đảo đều tay
• Bước 6:
Sữa trong nồi sôi khoảng 3 phút thì cho nửa tô nước vào
Sả đập dập, cho vào nồi nấu chung
Đậy nắp nồi, để lửa khoảng 100 độ C
• Bước 7:
Khi khoai và đậu mềm vừa ăn, cho thêm 1/2 hộp sữa còn lại vào. (Nếu bé không thích vị quá béo, mẹ có thể bỏ qua bước này, vì lượng sữa ở bước 5 cũng đã đủ ngon.)
Tắt bếp, nêm thêm các gia vị khác cho vừa miệng như muối, bột nêm…
• Bước 8:
Múc tôm, khoai và nước súp ra chén
Dùng rây để rây chút tiêu xay vào chén
Cho hành ngò vào trang trí món ăn và tăng thêm hương vị.
Mẹ cho bé dùng chung với bánh mì hoặc ăn không tùy thích. Cà ri tôm có thể dùng không cần bánh mì vì khoai tây có trong món ăn cũng cung cấp cho bé lượng tinh bột cần thiết cho bữa ăn rồi.
Cà ri tôm sẽ khiến bé thích mê đấy mẹ!
Mẹ thấy đấy, chỉ cần hai công thức đơn giản trên cho hai món mặn ngọt là đã đủ “hớp hồn” bé. Thích hơn là mẹ có thể “lén” cho sữa vào món ăn, cho món ăn đủ dưỡng chất mà không quên giúp bé tăng cảm giác ngon miệng. Vậy mới thấy, có được người mẹ khéo léo và nhạy bén thật sự là niềm hạnh phúc của bé yêu. Sự khéo léo ấy không cần thể hiện ở đâu xa, chỉ cần qua cách chăm sóc con từ bữa ăn hàng ngày đã cho biết mẹ bé đích thị là ai rồi!
Mách nhỏ: Dùng sữa Cô Gái Hà Lan 20+ được biến tấu với các công thức nêu trên cho bé món ăn ngon miệng và giàu dưỡng chất. Cô Gái Hà Lan 20+, với 20 dưỡng chất thiết yếu gồm: cholin, 5 vitamin, 6 khoáng chất và 9 axít amin mà cơ thể không thể tổng hợp được giúp đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để bé phát triển khỏe mạnh mỗi ngày.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Biết sử dụng sữa của động vật có vú là một bước tiến hóa lớn của con người khi chuyển từ săn bắt hái lượm sang nuôi trồng, thuần hóa và phát triển bầy gia súc của riêng mình. Cho đến năm 1863, khi Louis Pasteur phát minh ra cách tiệt trùng (Pasteurization), một phương pháp loại bỏ các vi khuẩn có hại trong đồ uống và thực phẩm, cùng với sự ra đời của các loại bao bì và phương pháp đóng gói, sữa bắt đầu có thể được lưu giữ với thời gian lâu hơn, bày bán rộng rãi, và đồng thời các chế phẩm từ sữa cũng đến được tay người tiêu dùng khắp mọi nơi dễ dàng hơn.
Có thể nói, sữa bò là loại sữa thông dụng nhất, được sử dụng rộng rãi và có các biến thể vô cùng phong phú. Sữa bò chứa trung bình 3,4% protein, 3,6% chất béo và 4,6% đường lactose, 0,7% các loại khoáng chất và vitamin, cung cấp 66 kcal năng lượng trên mỗi 100 gram.
Sữa bò – Nguồn: Inmagine
Các cách chế biến sữa
Sữa tươi, lấy trực tiếp từ bò sữa, rất dễ hỏng và nhạy cảm với ánh sáng cũng như nhiệt độ. Để trữ được sữa tươi, có thể thông qua các cách
- Thanh trùng: Các công ty sữa hay sử dụng cách gia nhiệt sữa ở nhiệt độ tương đối cao (85-90 độ C) trong thời gian ngắn từ 30 giây đến 1 phút rồi làm lạnh nhanh xuống 1-2 độ C. Sữa thanh trùng thường phải bảo quản lạnh từ 3-5 độ C và có thời hạn sử dụng ngắn, trong vòng 10 ngày. Sữa thanh trùng giữ được mùi vị thơm ngon của sữa tươi và hầu hết các khoáng chất.
Cách thanh trùng sữa tại nhà:
– Trước hết, khử trùng các chai lọ sẽ đựng sữa và nắp đậy bằng cách nấu trong nước sôi trong 10 phút hoặc bỏ vào lò mở nóng sẵn trong 20 phút ở 100 độ C
– Nấu sữa từ từ cho đến khi nhiệt độ của sữa tăng đến 63 độ C hoặc nóng hơn, và giữ nguyên ở nhiệt độ này ít nhất là 30 phút. Quậy sữa thường xuyên để không bị cháy và để sữa nóng đều. Có thể dùng nhiệt kế thực phẩm để chắc chắn sữa đã đạt và duy trì được nhiệt độ cần thiết trong quá trình thanh trùng.
– Nhanh chóng làm nguội sữa đã được khử trùng bằng cách đặt nồi vào thau nước đá lạnh. Quậy liên tục để sữa nguội nhanh hơn.
– Cho vào lọ, trữ trong tủ lạnh ở 4 độ C
– Sữa thanh trùng cách này có thể dùng trong vòng 10 ngày.
- Tiệt trùng: thường dùng công nghệ UHT (Ultra-High temperature). Sữa được xử lý ở nhiệt độ cao (135 – 150 độ C) trong khoảng thời gian cực ngắn 30 giây. Sau đó sữa được làm lạnh và đóng gói trong bao bì giấy tiệt trùng đặc biệt, giúp sữa giữ được 6 tháng đến 1 năm.
- Cô đặc: Sữa qua quá trình xử lý loại bỏ phần lớn lượng nước
- Làm khô: Gần như 100% lượng nước trong sữa được loại bỏ
Vai trò của sữa trong công nghiệp bánh kẹo
Giúp tăng màu sắc cho phần vỏ bánh, tăng vị ngon, thêm độ ẩm và chất béo, cải thiện hương vị cũng như các giá trị dinh dưỡng nhờ vào lượng khoáng chất và vitamin phong phú có trong sữa.
Santa cũng cần sữa – Inmagine
Các dạng sữa thường gặp
- Sữa nguyên kem (Whole milk): Chứa ít nhất 3.5% chất béo và 8.5% các protein, lactose cũng như khoáng chất trong sữa.
- Sữa ít béo (Low fat milk): Chứa ít nhất 2% chất béo và 1% các protein, lactose, khoáng chất
- Sữa gầy (Skim Milk): Phần lớn chất béo sẽ bị loại bỏ
- Sữa cô đặc (Evaporated Milk): Loại này không chứa đường, là sữa được rút bớt 60% nước. Vì không chứa đường nên có vẻ lỏng hơn loại chứa đường quen thuộc. Tiện cho người cần ăn kiêng.
- Sữa đặc có đường (Condensed Milk): Là sữa rút bớt 60% nước và thêm đường vào thành phần
- Sữa bột: được sản xuất bằng cách làm bốc hơi gần như 100% lượng nước trong sữa tươi. Mục đích để bảo quản lâu do độ ẩm gần như không có, và dễ dàng vận chuyển.
Nguồn: Inmagine
Các chế phẩm từ sữa
Vô cùng đa dạng và phong phú. Chỉ tiếc một điều là ở Việt Nam, các sản phẩm từ sữa không được phổ biến như nước ngoài, số lượng sản phẩm ít, giá lại đắt, nên sự lựa chọn của các bà nội trợ cũng hạn chế hơn. Hy vọng cùng với sự phát triển của phong trào homemade baking, dần dà chúng mình sẽ có nhiều cơ hội trải nghiệm các loại chế phẩm hấp dẫn của sữa với mức giá tốt hơn và chủng loại phong phú hơn
Điểm danh các tên quen thuộc hay được nhắc đến trong công thức nấu nướng:
– Cream: Là lớp váng kem béo nổi trên bề mặt sữa tươi nguyên chất. Kem mềm mượt, chất mịn như lụa và được đặt tên dựa theo độ béo. Thường bán ở dạng hộp giấy như sữa tươi hoặc dạng chai nén dùng ăn liền, đã có đường và chỉ cần lắc lắc rồi xịt xịt, có thể thẳng vào miệng như trong phim ý
- Heavy Cream: Chứa 36 – 40% chất béo, giữ được form khi đánh bông. Được sử dụng để làm nhân kem cho các loại bánh hoặc để trang trí. Loại này ít thấy bán ở Việt Nam
- Whipping Cream: thường được gọi là kem tươi, chứa 30% chất béo. Không giữ được độ đứng tốt như Heavy Cream. Do đó, thường được sử dụng làm nhân bánh, hoặc trang trí đơn giản. Ở dạng lỏng chưa đánh bông, có thể pha vào các hỗn hợp như flan, sữa chua… để tăng độ béo thơm. Có loại chứa 30% chất béo nhưng ghi chú là Cooking Cream, chuyên dụng để nấu các loại soup cho bọn trẻ và cả bọn hết trẻ thích đồ Tây . Có bán ở tất cả các siêu thị, quầy bơ sữa, với nhiều nhãn hiệu đa dạng như Anchor, President, Emborgh, Elle & Vilre…
- Light Cream: Chứa 18 – 30% béo. Ở Việt Nam có bán dưới dạng chai xịt hiệu Elle and Vilre. Màu trắng hơn loại thường và cũng lỏng hơn chút ít
- Half and Half Cream: là hỗn hợp giữa sữa nguyên kem và Kem tươi, chứa 10 – 18% chất béo. Thường dùng trong pha chế đồ uống và không thể đánh bông.
Whipped Cream – Nguồn: Inmagine
Bảo quản các loại Cream: Ngăn mát tủ lạnh. Tuyệt đối tránh đông đá. Nếu đông đá sẽ bị tách nước và ko dùng được nữa. Tips đánh whipping cream của mẹ Rùa: Trước khi đánh bông, bỏ kem và que đánh vào ngăn đá tủ lạnh trong 10ph, đánh từ số nhỏ rồi tăng tốc, đến khi thấy kem hơi sệt hãy cho đường vào.
Mọi người hay hỏi về Topping Cream. Loại này ko tính vào chế phẩm của sữa. Nó ko được tạo ra từ sữa động vật, mà được tổng hợp từ sữa nhân tạo và một số chất phụ gia tạo mùi. Topping đã bao gồm đường và thường được bảo quản ở ngăn đá, ngược với kem tươi whipping. Mình hoàn toàn không thích mùi vị của nó tí nào. Cảm giác không tự nhiên!!
- Buttermilk: Theo cách làm truyền thống, buttermilk được tạo ra trong quá trình sản xuất bơ. Nó là lượng chất lỏng sau khi vớt phần bơ đặc ra. Ngày nay, buttermilk được sản xuất từ sữa tươi có thêm men vi khuẩn acid lactic
- Sữa chua Yogurt: Là sản phẩm của quá trình lên men sữa động vật với các chủng vi khuẩn có ích cho đường ruột như stretococcus lactic, lactobacillus caucasicus, streptococcus cremoris, nấm men… Yogurt có thể được chế biến từ sữa nguyên kem hoặc ít béo, có đường hoặc không đường, tùy theo nhu cầu sử dụng
- Sour cream tạm dịch Kem chua, là sản phẩm của quá trình lên men kem tươi thông thường với một số loại vi khuẩn acid lactic có ích. Chứa 18 – 20% béo
- Crème fraiche là sản phẩm tạo ra từ Heavy cream được cho lên men, chế biến tương tự như Sour Cream, nhưng có hàm lượng béo cao hơn. Một số tài liệu ghi chú có thể làm Crème fraiche tại nhà bằng cách cho một ít buttermilk hoặc Sour cream vào Heavy Cream, để nhiệt độ phòng vài giờ đồng hồ để các “em” men hoạt động. Crème Fraiche phổ biến trong ẩm thực Pháp
Sữa ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong cuộc sống. Đối với một số người bị dị ứng với đường lactose có trong sữa, hay bị đau bụng khi uống sữa tươi, có thể thử tập uống sữa từng ít một hàng ngày để cơ thể quen dần. Hoặc chuyển sang dùng các sản phẩm từ sữa như bánh flan, sữa chua v..v. Đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức vị ngọt thơm của thứ chất lỏng kì diệu này
Ngoài ra, chế phẩm từ sữa còn một loại sản phẩm rất quan trọng là các loại phô mai, theo thỏa thuận với mẹ của ba-em-rùa-con, sẽ tách ra thành một bài riêng, đợi chị Rùa khi nào “tái xuất giang hồ” sẽ có bài viết rất hay về đề tài đấy. Nghe đồn lũ trẻ nhà Rùa có thể ăn phô mai thay cơm
Cách bảo quản sữa tươi an toàn đúng cách
Hướng dẫn làm yaourt bằng sữa tươi ngon
Cách làm mặt nạ sữa tươi để da mềm mịn như da em bé
Công thức làm bánh Flan bằng sữa tươi
Làm đẹp từ sữa tươi
Sữa tươi cho bà bầu
Cách bảo quản sữa bò tươi đúng cách
.
(ST)
Dùng sữa Cô Gái Hà Lan 20+ được biến tấu với các công thức nêu trên cho bé món ăn ngon miệng và giàu dưỡng chất. Cô Gái Hà Lan 20+, với 20 dưỡng chất thiết yếu gồm: cholin, 5 vitamin, 6 khoáng chất và 9 axít amin mà cơ thể không thể tổng hợp được giúp đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để bé phát triển khỏe mạnh mỗi ngày.