1. Giới thiệu về trường Đại học Thương Mại
Trường Đại học Thương Mại có tên giao dịch quốc tế là TMU (Thuongmai University) là một trường đại học hệ công lập trực thuộc hệ thống giáo dục nước Việt Nam ta. Là một ngôi trường có lịch sử khá lâu đời nằm giữa lòng Thủ đô, được thành lập vào năm 1960 với cái tên Trường Thương nghiệp Trung ương. Trải qua nhiều lần đổi tên đến năm 1994 trường chính thức lấy tên là trường Đại học Thương mại.
Giới thiệu về trường Đại học Thương Mại
Trường Đại học có hai cơ sở một cơ sở nằm trên đường Hồ Tùng Mậu, đến năm 2015 trường thành lập thêm một cơ sở tại Phủ Lý, Hà Nam. Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy trường đã đào tạo ra nhiều thế hệ học trò xuất sắc kèm theo đó là các thành tích về đào tạo và giảng dạy.
2. Đại học Thương mại giảng dạy những ngành nào?
Đại học Thương mại là một trường đào tạo đa ngành, đa nghề. Trường có các hệ đào tạo đại trà, chất lượng cao hay giảng dạy theo cơ chế đặc thù của ngành. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem trường có những hệ đào tạo nào nhé!
2.1. Hệ đào tạo đại trà tại trường Đại học Thương mại
– Ngành Kinh tế: Đào tạo chủ yếu là chuyên ngành quản lý kinh tế.
– Ngành Kế toán-Kiểm toán bao gồm các ngành: Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp; Chuyên ngành Kế toán công; Chuyên ngành Kiểm toán.
– Ngành Quản trị nhân lực chủ yếu đào tạo về chuyên ngành quản trị doanh nghiệp.
– Ngành Thương mại điện tử đào tạo chủ yếu về quản trị các lĩnh vực trong thương mại điện tử.
– Ngành đang có xu hướng trở nên nóng bỏng hiện nay: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
– Chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý đào tạo việc quản trị hệ thống này.
– Ngành Quản trị kinh doanh tại TMU bao gồm ba ngành nhỏ hơn đó là: Quản trị kinh doanh; chuyên ngành tiếng Trung thương mại và chuyên ngành tiếng Pháp thương mại.
– Ngành quản trị khách sạn.
Hệ đào tạo đại trà tại trường Đại học Thương mại
– Tại TMU có đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
– Khi theo học Marketing tại trường Đại học Thương mại bạn có thể chọn học Quản trị thương hiệu hoặc là Marketing thương mại.
– TMU cũng là một trong các địa chỉ tin cậy để có thể theo học chuyên ngành luật kinh tế.
– Ngành đào tạo Tài chính ngân – Ngân hàng cũng là một chuyên ngành đào tạo có tiếng tại trường nó bao gồm: Chuyên ngành Tài chính công và chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại.
– Trường Đại học Thương mại đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế chuyên ngành Thương mại quốc tế. Bên cạnh đó trường này cũng đào tạo ngành Kinh tế quốc tế chuyên ngành Kinh tế quốc tế.
– Ngành cuối cùng trong hệ đào tạo chính quy đại trà là ngành Ngôn ngữ Anh chuyên ngành tiếng Anh thương mại.
2.2. Hệ đào tạo chất lượng cao
Hệ đào tạo chất lượng cao tại trường Đại học Thương mại cung cấp cho sinh viên theo học hệ này những điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn hệ đại trà, tiêu chuẩn của đầu ra cũng được đòi hỏi ở một mức cao hơn kèm theo những đãi ngộ đó là mức học phí cao hơn hệ đào tạo đại trà tại trường này.
Hệ đào tạo chất lượng cao tại TMU chỉ đào tạo cho 2 ngành đó là: Ngành Tài chính – Ngân hàng với chuyên ngành là Tài chính – Ngân hàng thương mại và ngành Kế Toán với chuyên ngành là chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp. Khi theo học hai ngành này sinh viên hệ chất lượng cao sẽ được nhà trường cung cấp cho một môi trường để họ có thể phát triển, trau dồi đầy đủ các kỹ năng, kiến thức về chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm để có thể làm việc một cách hiệu quả trong môi trường doanh nghiệp.
2.3. Hệ đào tạo theo cơ chế đặc thù tại TMU đào tạo gì?
Hệ đào tạo theo cơ chế đặc thù của trường Đại học Thương mại có đặc điểm là sẽ được đào tạo theo hướng mở. Nhờ có đặc điểm này nên nó thực sự rất phù hợp với các bạn sinh viên có xu hướng mong muốn được chuyển đổi ngành học hay muốn học theo hình thức liên thông lên đại học chính quy. Theo học chương trình này sinh viên TMU cũng sẽ được học các học phần về chuyên ngành bên cạnh các học phần tự chọn.
Hệ đào tạo theo cơ chế đặc thù tại TMU đào tạo gì?
Hệ đào tạo theo cơ chế đặc thù tại Đại học Thương mại bao gồm 3 ngành đó là Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị kinh doanh khách sạn và ngành học hệ thống quản lý trực thuộc khoa quản trị hệ thống thông tin của trường học này.
3. Học TMU ra có dễ xin việc hay không?
Có thể thấy rằng trường Đại học Thương mại đào tạo rất đa ngành nghề và có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, đừng ngần ngại gì mà hãy nộp hồ sơ ngay vào Đại học Thương mại nếu bạn là một người đam mê kinh tế và có máu kinh doanh trong người. Học bất kỳ trường nào ra trường có xin được việc hay không đều dựa vào quá trình bạn học tập hay trau dồi như thế nào tại trường Đại học. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một vài lý do chứng minh rằng Đại học Thương mại hoàn toàn có thể cung cấp cho bạn các kỹ năng bài bản để có thể làm việc trong môi trường doanh nghiệp nhé!
3.1. Trường Đại học Thương mại sở hữu một đội ngũ giảng viên chất lượng cao
Một tiêu chí đồng thời cũng là một kinh nghiệm làm sao có thể chọn được trường Đại học tốt đó chính là xem xét chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường học. Một trường Đại học muốn đào tạo ra những thế hệ sinh viên giỏi, làm được việc sau này thì tiêu chí đầu tiên cần nhắc đến đó chính là phải có một đội ngũ giảng viên chất lượng. Đại học Thương mại là ngôi trường chú trọng về đào tạo kinh tế. Có lẽ bạn cũng biết rằng, thị trường là yếu tố thay đổi liên tục. Những người trẻ luôn luôn có thể theo kịp xu hướng của thời đại hơn.
Trường Đại học Thương mại sở hữu một đội ngũ giảng viên chất lượng cao
Vì nguyên nhân này, đội ngũ giảng viên của trường Đại học Thương mại đang được trẻ hóa dần. Đáp ứng được nhu cầu đào tạo cho các em sinh viên kinh tế. Đội ngũ giảng viên tại ngôi trường này đều là những thạc sĩ, tiến sĩ còn rất trẻ. Họ không chỉ là những người giỏi về chuyên môn mà giảng viên tại đây còn rất nhiệt tình và năng động trong việc hướng dẫn sinh viên tất cả mọi kỹ năng từ chuyên môn đến kỹ năng cuộc sống. Có đến khoảng một phần sáu giảng viên của trường đã tham gia các chương trình du học ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển.
3.2.
Đại học Thương mại có rất nhiều câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên thỏa sức thể hiện bản thân
Hiểu được rằng bên cạnh những kiến thức chuyên ngành, sinh viên cần có thêm các cơ hội rèn luyện để nâng cao kỹ năng mềm, thỏa sức thể hiện bản thân mình. Vì vậy, mỗi khoa, ngành riêng tại TMU đều có những câu lạc bộ riêng cho khoa, ngành của mình. KHi tham gia các câu lạc bộ này sinh viên có thể giao lưu với các anh, chị đi trước, các câu lạc bộ khác trong trường. Thông qua đó mà rèn luyện cho sinh viên Đại học Thương mại cả kiến thức chuyên môn lẫn kiến thức thực tế.
3.3. Các hoạt động liên kết Quốc tế tại trường Đại học Thương mại
Trường Đại học Thương mại là một trong những ngôi trường Đại học ở Việt Nam có nhiều điểm đáng nhắc tới trong các hoạt động liên kết quốc tế.
Trường Đại học Thương mại có rất nhiều chương trình trao đổi du học sinh với các trường Đại học từ nhiều quốc gia khác như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Bạn hoàn toàn có thể có được cơ hội đến các trường học này học tập thông qua các học bổng mà TMU cung cấp. Việc của bạn chính là cần thực sự cố gắng.
Các hoạt động liên kết Quốc tế tại trường Đại học Thương mại
Ngoài ra TMU còn là một trong những trường có đội ngũ giảng viên đến từ nước ngoài tham gia giảng dạy trực tiếp cho sinh viên.
3.4. Cơ sở vật chất của trường Đại học Thương mại
Trường có đầy đủ hệ thống thư viện có máy tính và rất nhiều đầu sách cho sinh viên có thể tự học tập. Có thể thấy rằng khuôn viên Đại học Thương mại có rất nhiều cây xanh,, làm cho không gian trong trường trở nên hài hòa và đẹp mắt.
Cơ sở vật chất của trường Đại học Thương mại
Qua những gì mà chúng tôi vừa giới thiệu về ngôi trường Đại học Thương mại. Có lẽ bạn đọc đã có thể thấy được sự đa dạng trong các ngành học tại ngôi trường này. Với hệ thống ngành học đa dạng và một số điểm mạnh chúng tôi vừa nêu. Hy vọng rằng bạn có thể tìm thấy ngành học phù hợp với bản thân mình tại ngôi trường này!