Các ngày lễ : Korea.net : The official website of the Republic of Korea

Ngày lễ

Cho đến đầu thế kỷ 20, Hàn Quốc vẫn là một quốc gia nông nghiệp và chủ yếu sử dụng lịch âm. Do vậy, ở Hàn Quốc có rất nhiều sự kiện cầu nguyện cho sự thịnh vượng của nông nghiệp. Những ngày lễ và lễ hội ở Hàn Quốc thường được tính theo lịch âm và gắn bó chặt chẽ với tín ngưỡng dân gian.

Trong ngày Tết âm lịch (ngày 1 tháng 1 âm lịch) là ngày đầu tiên của năm mới, người Hàn Quốc thường ăn canh bánh gạo, gọi là “Tteokguk”. Đó là lý do tại sao ăn canh bánh gạo được cho là thêm một tuổi nữa. Vào ngày này, còn có phong tục là quỳ lạy chúc người lớn trường thọ gọi, được gọi là Sebae. Người được lạy sau đó sẽ phát tiền mừng tuổi cho trẻ em, và tiền này được gọi là Sebaetdon.

Ngày 15 tháng 1 âm lịch, hay còn được gọi là rằm tháng Giêng, mọi người ăn “Ogokbap”, cơm được nấu từ năm loại ngũ cốc và dùng với các loại rau trộn. Mỗi vùng sẽ có một chút khác biệt, tuy nhiên vào dịp này người dân Hàn Quốc thường tổ chức chơi trò chơi thể hiện ước nguyện về mùa màng bội thu và cuộc sống hòa thuận đoàn kết.

Ngày Tết Trung thu, gọi là “Chuseok”, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Vào Tết trung thu, ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc, các thành viên trong gia đình lại quây quần bên nhau và cùng cúng bái tổ tiên bằng lương thực và hoa quả mới thu hoạch trong năm. Đây chính là mùa thu hoạch các loại ngũ cốc nên thực phẩm rất đa dạng và phong phú. Có câu nói rằng “Hãy vẹn toàn giống như ngày rằm trung thu, không thừa cũng không thiếu”.

Korean_Life_Festival_01.jpg

Sebae (Quỳ lạy chúc năm mới). Người Hàn Quốc có truyền thống vào ngày đầu năm mới (ngày 1 tháng 1 âm lịch), con cháu sẽ quỳ lạy chúc mừng năm mới với người lớn trong gia đình.

Chuseok and <i>Songpyeon</i>. During the mid-autumn holiday of Chuseok (15th day of the 8th lunar month), families gather together and make <i>songpyeon</i> (half-moon shape rice cake).

Chuseok và nặn bánh Songpyeon. Tết Trung thu Chuseok (ngày 15 tháng 8 âm lịch) là khoảng thời gian các gia đình sum vầy cùng nặn bánh Songpyeon (bánh hình trăng khuyết).

Ngày lễ kỷ niệm

Các bậc phụ huynh ở Hàn Quốc tổ chức tiệc cho con của họ để kỉ niệm những dịp đặc biệt như tiệc Baek-il (tiệc mừng em bé tròn 100 ngày tuổi) và Dol (tiệc thôi nôi). Trong dịp này gia đình và bạn bè sẽ tụ họp cầu chúc cho em bé lớn lên được khỏe mạnh và thành công trong tương lai. Theo truyền thống, họ hàng hoặc khách đến dự tiệc sẽ tặng cho em bé nhẫn vàng.

Lễ cưới cũng là một ngày lễ quan trọng của người Hàn Quốc. Ngày nay, hầu hết người Hàn Quốc chọn vợ chồng theo nguyện vọng cá nhân, nhưng ở giai đoạn trước thế kỷ 20, trong xã hội Nho giáo “nam nữ thụ thụ bất thân” thì các cuộc hôn nhân đều do cha mẹ sắp đặt hoặc thông qua mai mối.

Traditional Wedding. The traditional Korean wedding ceremony largely consists of three stages: Jeonallye, in which the groom visits the bride’s family with a wooden goose; Gyobaerye, in which bride and groom exchange ceremonious bows; and Hapgeullye, where the marrying couple share a cup of wine. The photo shows a bride and groom exchanging ceremonious bows during the Gyobaerye stage of their wedding ceremony.

Đám cưới truyền thống. Lễ cưới truyền thống của Hàn Quốc bắt đầu bằng việc chú rể mang lễ vật là đôi ngỗng bằng gỗ đến nhà cô dâu. Sau khi thực hiện giao bái, cô dâu và chú rể sẽ uống rượu giao bôi với ý nghĩa hai người đã thành vợ chồng. Người ta dùng đôi ngỗng bằng gỗ ở đây để thể hiện mong ước cô dâu và chú rể có cuộc sống vợ chồng hoà thuận, hạnh phúc như các cặp ngỗng trời. Trong bức ảnh là cảnh chú rể và cô dâu lễ bái trước bàn cưới.

Đám cưới truyền thống có sự tham gia của tất cả hàng xóm láng giềng, nên không khác gì lễ hội làng. Gia đình, họ hàng và những người hàng xóm đều tham dự để chúc mừng cô dâu và chú rể. Trong hôn lễ truyền thống, chú rể mặc quan phục được gọi là samogwandae, và cô dâu mặc trang phục đại lễ cung đình như hwarot hoặc wonsam, trên đầu đội mũ miện nhỏ đính hoa như hwagwan hoặc jokduri.

Ngày nay, trong các đám cưới Hàn Quốc cô dâu thường mặc váy cưới và tổ chức lễ cưới theo phong cách phương Tây, nhưng một số nghi thức truyền thống như Pyebaek (nghi lễ lạy chào chính thức của cô dâu và chú rể với những người lớn tuổi của gia đình chồng) và Ibaji (món ăn đáp lễ sau khi cưới mà cô dâu dâng lên gia đình nhà chú rể) vẫn còn tồn tại.

Tại Hàn Quốc, đứa trẻ được coi là một tuổi ngay sau khi sinh. Bởi khoảng thời gian đứa trẻ ở trong bụng mẹ được tính là một tuổi. Sinh nhật lần thứ 60 cũng được tổ chức bằng một bữa tiệc hoành tráng vì tuổi 60 đã được coi là đủ để trải nghiệm tất cả các nguyên tắc trong đất trời. Tuy nhiên, ngày nay tuổi thọ trung bình của người Hàn Quốc là hơn 80 tuổi, do đó tiệc sinh nhật lần thứ 60 không còn được tổ chức linh đình như trước đây nữa mà thay vào đó họ mở tiệc lớn hơn vào sinh nhật thứ 70.

Ngày lễ Quốc gia

Hàn Quốc có 5 ngày lễ Quốc gia. Ngày Samiljeol (Ngày kỷ niệm phong trào kháng Nhật) là ngày kỷ niệm Phong trào vận động độc lập hòa bình ngày 1 tháng 03 năm 1919, toàn dân Hàn Quốc đã đứng lên chống lại ách thống trị của thực dân Nhật. Ngày Jeheonjeol (Ngày Lập hiến) kỷ niệm ngày công bố Hiến pháp nước Đại Hàn Dân Quốc vào ngày 17 tháng 7 năm 1948. Ngày Gwangbokjeol (Ngày Giải phóng) kỷ niệm ngày giải phóng đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân Nhật vào ngày 15 tháng 8 năm 1945. Ngày Gaecheonjeol (Ngày Lập quốc) là ngày kỷ niệm sự ra đời quốc gia đầu tiên của Hàn Quốc vào ngày 3 tháng 10 năm 2333 Trước Công Nguyên (TCN). Ngày Hangeullal (Ngày hội tiếng Hàn) là ngày kỷ niệm sự sáng tạo và ban hành hệ thống chữ viết Hangeul vào ngày 9 tháng 10 năm 1446.

Các ngày nghỉ lễ chung

Tết dương lịch (ngày 1 tháng 1 dương lịch) là ngày đầu tiên của năm. Tết âm lịch Seollal (ngày 1 tháng 1 âm lịch) và Tết trung thu Chuseok (ngày 15 tháng 8 âm lịch), toàn dân được nghỉ trong 3 ngày vào mỗi dịp Tết này. Nhà nước cũng chỉ định ngày lễ Phật đản (ngày 8 tháng 4 âm lịch); ngày trẻ em (ngày 5 tháng 5); ngày tưởng niệm thương binh liệt sĩ (ngày 6 tháng 6) và Giáng sinh (ngày 25 tháng 12) là ngày nghỉ lễ chung. Tổng có 15 ngày nghỉ lễ chung trên toàn quốc (trừ ngày Lập hiến).

181220_About Korea_public holidays in Korea.jpg

Cho đến đầu thế kỷ 20, Hàn Quốc vẫn là một quốc gia nông nghiệp và chủ yếu sử dụng lịch âm. Do vậy, ở Hàn Quốc có rất nhiều sự kiện cầu nguyện cho sự thịnh vượng của nông nghiệp. Những ngày lễ và lễ hội ở Hàn Quốc thường được tính theo lịch âm và gắn bó chặt chẽ với tín ngưỡng dân gian.Trong ngày Tết âm lịch (ngày 1 tháng 1 âm lịch) là ngày đầu tiên của năm mới, người Hàn Quốc thường ăn canh bánh gạo, gọi là “Tteokguk”. Đó là lý do tại sao ăn canh bánh gạo được cho là thêm một tuổi nữa. Vào ngày này, còn có phong tục là quỳ lạy chúc người lớn trường thọ gọi, được gọi là Sebae. Người được lạy sau đó sẽ phát tiền mừng tuổi cho trẻ em, và tiền này được gọi là Sebaetdon.Ngày 15 tháng 1 âm lịch, hay còn được gọi là rằm tháng Giêng, mọi người ăn “Ogokbap”, cơm được nấu từ năm loại ngũ cốc và dùng với các loại rau trộn. Mỗi vùng sẽ có một chút khác biệt, tuy nhiên vào dịp này người dân Hàn Quốc thường tổ chức chơi trò chơi thể hiện ước nguyện về mùa màng bội thu và cuộc sống hòa thuận đoàn kết.Ngày Tết Trung thu, gọi là “Chuseok”, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Vào Tết trung thu, ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc, các thành viên trong gia đình lại quây quần bên nhau và cùng cúng bái tổ tiên bằng lương thực và hoa quả mới thu hoạch trong năm. Đây chính là mùa thu hoạch các loại ngũ cốc nên thực phẩm rất đa dạng và phong phú. Có câu nói rằng “Hãy vẹn toàn giống như ngày rằm trung thu, không thừa cũng không thiếu”.Các bậc phụ huynh ở Hàn Quốc tổ chức tiệc cho con của họ để kỉ niệm những dịp đặc biệt như tiệc Baek-il (tiệc mừng em bé tròn 100 ngày tuổi) và Dol (tiệc thôi nôi). Trong dịp này gia đình và bạn bè sẽ tụ họp cầu chúc cho em bé lớn lên được khỏe mạnh và thành công trong tương lai. Theo truyền thống, họ hàng hoặc khách đến dự tiệc sẽ tặng cho em bé nhẫn vàng.Lễ cưới cũng là một ngày lễ quan trọng của người Hàn Quốc. Ngày nay, hầu hết người Hàn Quốc chọn vợ chồng theo nguyện vọng cá nhân, nhưng ở giai đoạn trước thế kỷ 20, trong xã hội Nho giáo “nam nữ thụ thụ bất thân” thì các cuộc hôn nhân đều do cha mẹ sắp đặt hoặc thông qua mai mối.Đám cưới truyền thống có sự tham gia của tất cả hàng xóm láng giềng, nên không khác gì lễ hội làng. Gia đình, họ hàng và những người hàng xóm đều tham dự để chúc mừng cô dâu và chú rể. Trong hôn lễ truyền thống, chú rể mặc quan phục được gọi là samogwandae, và cô dâu mặc trang phục đại lễ cung đình như hwarot hoặc wonsam, trên đầu đội mũ miện nhỏ đính hoa như hwagwan hoặc jokduri.Ngày nay, trong các đám cưới Hàn Quốc cô dâu thường mặc váy cưới và tổ chức lễ cưới theo phong cách phương Tây, nhưng một số nghi thức truyền thống như Pyebaek (nghi lễ lạy chào chính thức của cô dâu và chú rể với những người lớn tuổi của gia đình chồng) và Ibaji (món ăn đáp lễ sau khi cưới mà cô dâu dâng lên gia đình nhà chú rể) vẫn còn tồn tại.Tại Hàn Quốc, đứa trẻ được coi là một tuổi ngay sau khi sinh. Bởi khoảng thời gian đứa trẻ ở trong bụng mẹ được tính là một tuổi. Sinh nhật lần thứ 60 cũng được tổ chức bằng một bữa tiệc hoành tráng vì tuổi 60 đã được coi là đủ để trải nghiệm tất cả các nguyên tắc trong đất trời. Tuy nhiên, ngày nay tuổi thọ trung bình của người Hàn Quốc là hơn 80 tuổi, do đó tiệc sinh nhật lần thứ 60 không còn được tổ chức linh đình như trước đây nữa mà thay vào đó họ mở tiệc lớn hơn vào sinh nhật thứ 70.Hàn Quốc có 5 ngày lễ Quốc gia. Ngày Samiljeol (Ngày kỷ niệm phong trào kháng Nhật) là ngày kỷ niệm Phong trào vận động độc lập hòa bình ngày 1 tháng 03 năm 1919, toàn dân Hàn Quốc đã đứng lên chống lại ách thống trị của thực dân Nhật. Ngày Jeheonjeol (Ngày Lập hiến) kỷ niệm ngày công bố Hiến pháp nước Đại Hàn Dân Quốc vào ngày 17 tháng 7 năm 1948. Ngày Gwangbokjeol (Ngày Giải phóng) kỷ niệm ngày giải phóng đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân Nhật vào ngày 15 tháng 8 năm 1945. Ngày Gaecheonjeol (Ngày Lập quốc) là ngày kỷ niệm sự ra đời quốc gia đầu tiên của Hàn Quốc vào ngày 3 tháng 10 năm 2333 Trước Công Nguyên (TCN). Ngày Hangeullal (Ngày hội tiếng Hàn) là ngày kỷ niệm sự sáng tạo và ban hành hệ thống chữ viết Hangeul vào ngày 9 tháng 10 năm 1446.Tết dương lịch (ngày 1 tháng 1 dương lịch) là ngày đầu tiên của năm. Tết âm lịch Seollal (ngày 1 tháng 1 âm lịch) và Tết trung thu Chuseok (ngày 15 tháng 8 âm lịch), toàn dân được nghỉ trong 3 ngày vào mỗi dịp Tết này. Nhà nước cũng chỉ định ngày lễ Phật đản (ngày 8 tháng 4 âm lịch); ngày trẻ em (ngày 5 tháng 5); ngày tưởng niệm thương binh liệt sĩ (ngày 6 tháng 6) và Giáng sinh (ngày 25 tháng 12) là ngày nghỉ lễ chung. Tổng có 15 ngày nghỉ lễ chung trên toàn quốc (trừ ngày Lập hiến).

Rate this post

Viết một bình luận