Các quốc gia châu Á thưởng thức những món ngon gì trong ngày Tết?

Nếu như Tết Việt Nam phải có cặp bánh chưng, bánh tét mới thành vị, thì Trung Quốc không thể thiếu sủi cảo, Hàn Quốc là món canh Tteoguk,…

Tùy vào phong tục và văn hóa của mỗi quốc gia, mà trong những ngày đầu năm mới người ta sẽ có những món ăn đặc trưng mang ý nghĩa riêng. Cùng dạo quanh một vòng châu Á để xem các nước ăn gì trong ngày Tết nhé!

1. Trung Quốc


Sủi cảo.
Sủi cảo.

Người Trung Quốc tin rằng, đầu năm ăn sủi cảo sẽ rước tài lộc vào nhà, bởi hình dạng của món ăn này giống với quan tiền. Ngoài ra, trên bàn ăn trong ngày Tết Nguyên đán của họ cùng không thể thiếu cá, bánh bao và mì trường thọ. Đây đều là những món ăn mang nhiều may mắn trong văn hóa ẩm thực năm mới của người dân quốc gia này.

2. Philippines


Bánh Tikoy.
Bánh Tikoy.

Không chỉ là ngày Tết, mà trong các dịp lễ của người Philipines đều không thể thiếu món Tikoy, một loại bánh có nguyên liệu chính là gạo nếp trộn với mỡ heo, đường và nước. Sau đó, hỗn hợp này sẽ được nhúng vào trứng gà trước khi chiên. Món ăn này được tin rằng sẽ giúp những người thân trong gia đình luôn bên nhau.

3. Nhật Bản


Bánh kagamimochi.
Bánh kagamimochi.

Nhật Bản đã bỏ Tết cổ truyền từ năm 1873. Từ đó đến nay, người Nhật chỉ ăn Tết Dương lịch. Trong mâm cơm ngày đầu năm mới của người Nhật không thể thiếu sự hiện diện của kagamimochi – một món bánh thể hiện sự tôn kính thần linh và được tin là mang lại may mắn, sức khỏe trong năm mới.

4. Hàn Quốc


Canh Tteokguk
Canh Tteokguk

Trong ngày đầu năm mới, người Hàn Quốc sẽ ăn món canh Tteokguk. Đây là món ăn chế biến từ bột gạo, hành hoa, thịt bò và nước xương bò. Người dân xứ sở kim chi tin rằng, Tteokguk sẽ mang lại may mắn cho họ suốt cả năm.

5. Mông Cổ


Sữa ngựa và bánh bao nhân thịt.
Sữa ngựa và bánh bao nhân thịt.

Theo phong tục ngày Tết Mông Cổ, trong mâm cơm ngày đầu năm không thể thiếu sữa ngựa và bánh bao nhân thịt cừu. Mặc dù, đây là món ăn được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày, nhưng vào dịp Tết, nó sẽ được chăm chút hơn. Người Mông Cổ sẽ ăn hai món này vào thời khắc giao thừa và cầu chúc cho nhau những điều an lành nhất trong năm mới.

6. Lào


Món lạp.
Món lạp.

Món lạp (Theo nghĩa tiếng Lào là lộc) chính là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Lào. Nguyên liệu chế biến món lạp gồm thịt gà hoặc thịt bò tương và thường được ăn cùng cơm nếp. Ngoài ra, người Lào cũng làm món ăn này để tặng cho người thân như một lời chúc tài lộc gửi đến cho người nhận.

7. Campuchia


Món cà ri Khơ-me.
Món cà ri Khơ-me.

Người Campuchia sẽ ăn món cà ri với vị cay nồng và thơm đặc trưng trong ngày Tết của mình. Đặc biệt, người Campuchia có phong tục rất đẹp trong ngày Tết Chol Chnam Thmay đó là mỗi gia đình sẽ có ít nhất một người đem thức ăn đến chùa nhờ nhà sư làm lễ dâng cúng tổ tiên trước khi cả nhà cùng quây quần bên nhau để thưởng thức món cà ri truyền thống.

8. Ấn Độ


Người Ấn Độ ăn đắng đầu năm để cầu may.
Người Ấn Độ ăn đắng đầu năm để cầu may.

Khá ngược với nhiều quốc gia châu Á khác, người Ấn Độ tâm niệm món ăn mang vị đắng mới mang lại may mắn cho năm mới, nên ngày đầu năm họ thường không ăn món ngọt. Người Ấn Độ còn tin rằng, việc nêm gấp đôi gia vị vào món ăn trong ngày Tết sẽ giúp họ xua đuổi ma quỷ. Ngoài ra, họ cũng thường uống trà pha sữa trâu bò để cầu mong một năm mới suôn sẻ, ngọt ngào.

9. Thái Lan


Người Thái hay ăn Larb Gai (salad gà cay) với cơm nếp, dưa leo, đậu cô-ve và cánh gà.
Người Thái hay ăn Larb Gai (salad gà cay) với cơm nếp, dưa leo, đậu cô-ve và cánh gà.


Ngoài ra còn có cà ri mít.
Ngoài ra còn có cà ri mít.

Tết năm mới của Thái Lan thường bắt đầu từ giữa tháng 4 dương lịch. Trong những ngày này, họ thường ăn Larb Gai (salad gà cay) hoặc cà ri mít gọi là Kaeng Kanun.

10. Malaysia và Singapore

Các quốc gia châu Á thưởng thức những món ngon gì trong ngày Tết?


Món Yu Sheng​.
Món Yu Sheng​.

Món ăn may mắn của người Singapore và Malaysia trong ngày đầu năm mới đó là Yu Sheng – một món ăn được chế biến từ cá hồi cùng nhiều loại rau củ thái sợi. Theo tâm niệm của người dân những nước này, cá hồi sẽ mang đến may mắn, còn dưa leo tượng trưng cho sự trẻ trung, cà rốt mang ý nghĩa cho sự phát đạt và dầu ăn là sự phát tài.

11. Việt Nam

Các quốc gia châu Á thưởng thức những món ngon gì trong ngày Tết?


Bánh chưng.
Bánh chưng.

Trong phong tục Tết cổ truyền của người Việt, trên bàn thờ tổ tiên hay trong mâm cơm ngày đầu năm đều phải có món bánh chưng, bánh tét ăn cùng với dưa hành, củ kiệu,… Đây là nét đẹp văn hóa ẩm thực lâu đời của người Việt trong ngày Tết đến xuân về.

Bạn đã may mắn được thưởng thức bao nhiêu món ăn dịp lễ, Tết của các quốc gia châu Á rồi? Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về những món ăn đặc trưng này nhé!

(Ảnh: Internet)

Rate this post

Viết một bình luận