Cái này không phải do mình viết mà là do lượm nhặt được bên Vsharing do bạn “Thapda” làm, nhưng post lên đây để mọi người hiểu hơn và có thể dễ dàng chọn lựa thể loại Đam Mỹ phù hợp bản thân ^o^
+ Cường công nhược thụ (强攻弱受) phát âm là Qiánggōng ruò shòu – đây là thể loại tương đối thường gặp, cũng là loại dễ viết nhất.
“Cường công”: cường trong quật cường (倔強) hay cường tráng (強壯), ở đây nhấn mạnh cường trong quật cường – Cường khí công (强气攻); công (攻) ý chỉ tư thế chủ động của nam nhân trong “make love”, còn cách ám chỉ khác là 1. ~ (* ≧ ∀ ≦ *). Cường công: anh công thân hình khỏe mạnh, vạn năng, tính cách cực kì cứng rắn, mạnh mẽ. Có thể thân hình anh công mảnh mai nhưng tuyết đối tính cách phải cứng rắn, mạnh mẽ, cường đạo mới được gọi là “cường công”.
“Nhược thụ”: trái ngược với cường (强), nhược trong nhu nhược (柔弱) hay yếu nhược (要弱), ở đây thường hiểu theo nghĩa yếu nhược (yếu đuối) – nhược khí thụ (弱气受); thụ (受) ý chỉ tư thế bị động của nam nhân trong “make love”, còn cách ám chỉ khác là 0. (。◕‿◕。) Nhược thụ: em thụ yếu đuối, thân hình mảnh mai, nằm chờ công đến ăn. Tính cách của “nhược thụ” được một số tác giả miêu tả gần giống (y hệt) nữ nhân: hay khóc, yếu hèn…. ( ˘ ³˘)
+ Nhược công nhược thụ (弱攻弱受) phát âm là Ruò gōng ruò shòu – đây là thể loại khó phát huy nhất, muốn viết tốt thật không dễ dàng. Có thể hình dung “nhược công nhược thụ” qua câu “Ngươi yêu ta, ta không dám nói, ta yêu ngươi, ta không dám làm.” ╮[╯▽╰]╭ Coi tốn nước mắt, nhiều màn ngược luyến ngược thân. Ít người coi vì tính cách công, thụ yếu đuối đến dáng khinh. =”=
+ Nhược công cường thụ (弱攻强受) phát âm là Ruò gōng qiáng shòu – đây là thể loại tương đối kỳ quái. Đọc loại này, cẩn thận kẻo nuốt không tiêu (anh công yếu đuối, hay khóc, hèn nhát không dám tỏ tình với thụ; khi “make love” đáng lý thụ đau, thụ la, thì anh công la, khóc lóc để thụ dỗ) ( ̄∀ ̄*). Ngoài ra, có thể anh công “nhược” do lập trường không vững (hoàn cảnh, tình cũ éo le, ..), em thụ được nuôi dạy nghiêm khắc, tính cách mạnh mẽ (hoàn cảnh, gia đình quân nhân,…) …)╭∩╮[︶︿︶]╭∩╮Hảo cẩn thận!
+ Cường công cường thụ (强攻强受) phát âm là Qiánggōng qiáng shòu – đây là thể loại khá được ưa chuộng vì đây mới đúng là nam nhân hảo yêu nhau nga ~XDD. Cường công cường thụ: cả anh công, lẫn em thụ đều cường, nên thường kèm thêm ngược luyến (虐恋) do công hay thụ cứng đầu không thừa nhận yêu nhau, … Ngoài ra, việc “make love” của 2 bạn có thể khiến chúng hủ bị “lôi”. Đó là hỗ công (互攻). =___________=
+ Hỗ công (互攻) phát âm là Hù gōng – đây cũng là thể loại khá được ưa chuộng. Hỗ công nghĩa là vừa làm công vừa làm thụ – công thụ kiêm bị (攻受兼備) hay lập trường đổi nhau (立场倒换); hỗ trong hỗ trợ (互助 ) hay giao hỗ (交互), thường dùng với nghĩa giao hỗ – luân phiên, thay nhau. (●´△`)ノ Vì ai cũng cường, “âm suy dương thịnh” ; nên xảy ra hỗ công là chắc chắn. Người vừa làm công vừa làm thụ được kí hiệu là 0.5.
+ Ngụy thụ / ngụy công (偽受/ 偽攻) phát âm là Wěi shòu/ wěi gōng. Đây thường là thể loại “lôi” cho chúng hủ. (゚Д゚) “Ngụy thụ” ý chỉ anh công bề ngoài giống thụ nhưng khi “make love” lại leo lên trên làm. “Ngụy công” ý chỉ bạn thụ bề ngoài cực kỳ giống công ấy vậy lại nằm dưới. (+–v–+)
+ Dụ thụ/công (诱受/攻) phát âm là Yòu shòu/gōng – đây là loại hình yêu thích dành cho tác giả chuyên viết đa công/ đa thụ (多攻/ 多受) (*^▽^*). Dụ (诱) trong dẫn dụ (引誘). Nếu là thụ thường có sắc đẹp mê hồn, câu dẫn người khác ( mang chủ lẫn bị động), nếu là công thường là tay chơi – play boy đào hoa, hảo suất. Cả công lẫn thụ loại này thường đa tình.
+ Nhất thụ nhất công (一受一攻) phát âm là Yī shòu yī gōng – đây là thể loại phổ biến nhất trong đam mỹ. Tình yêu đẹp nhất, mẫu hình chuẩn nhất trong đam mỹ – nhất thụ nhất công. (〃^∇^)ノ
+ Nhất thụ đa công/nhất công đa thụ (一受多攻/一攻多受) phát âm là Yī shòu duō gōng/yī gōng duō shòu – đây là thể loại chúng hủ yêu thích nha ~XDD. Nhất thụ đa công/nhất công đa thụ : 1 thụ nhiều công – NP ( thể loại bạn thích nè (●≧∇≦) )/ 1 công nhiều thụ (´¨д`●).
+ Tổng công/tổng thụ (总攻/总受) phát âm là Zǒnggōng/zǒng shòu – thường đi chung với đa thụ/ công. Nghĩa là mặc kệ là ghép với ai cũng đóng vai công/ thụ, hay hiểu theo cách khác là nhân vật chính (đứng đầu).
+ Phúc hắc công/thụ (腹黑攻/受) phát âm là Fù hēi gōng/shòu. “Phúc” là bụng dạ, tấm lòng, “hắc” là đen tối, không trong sáng hay nham hiểm; “Phúc hắc” nghĩa là công/thụ thông minh, nham hiểm, biểu hiện ra thoạt nhìn rất thiện lương thế nhưng trong lòng luôn suy nghĩ gian trá.
+ Quỷ súc công (鬼畜攻) phát âm là Guǐchù gōng. Nghĩa là anh công thuộc hệ SM, thường hay sử dụng đạo cụ để hành hạ đối phương (thụ) cả tình thần lẫn thể xác, luôn khiến cho người khác cảm giác sợ hãi. (-ω-`*)
+ Ngoạn cụ công/thụ (玩具攻/受) phát âm là Wánjù gōng/shòu. Nghĩa là công (thụ) xem thụ (công) như một món đồ chơi. Thường đi kèm với quỷ súc công. (*/Д\)
+ Đế vương công/thụ (帝王攻/受) phát âm là Dìwáng gōng/shòu. “Đế vương” nếu dành cho công thường chỉ tính cách bá đạo (霸道), khí thế áp bức người, hay chỉ huy, ra lệnh cho thụ và người khác. Loại này thường kèm theo tổng công. Nếu dành cho thụ thường ngược lại, thụ không có khí thế như công, thích công phục vụ mình nhưng không chủ động câu dẫn công hay có xu hướng SM. Đế vương thụ chỉ đơn giản là đế vương đơn thuần mà thôi.
+ Nữ vương công/thụ (女王攻/受) phát âm là Nǚwáng gōng/shòu – ít gặp nữ vương công, hay gặp nữ vương thụ và thường đi kèm với trung khuyển công/thụ (忠犬攻/受). Nghĩa: như cái tên của nó, công/ thụ thuộc loại này thường quen được nuông chiều, hay sai bảo người khác, tình tình kiêu căng. (^・ω・^) Ngoài ra, còn có thêm loại công chúa (公主) – tính cách giống nữ vương nhưng khác ở chỗ cấp thấp hơn.
+ Trung khuyển công/thụ (忠犬攻/受) phát âm là Zhōng quǎn gōng/shòu – thường đi kèm với nữ vương công/thụ. Nghĩa: “trung khuyển” – công/thụ 1 lòng 1 dạ nghe theo, trung thành với người mình yêu.
+ Niên thượng/ niên hạ ( 年上/ 年下) phát âm là Nián shàng/ nián xia – thường được dùng nhiều nhất trong huyết thống văn (血統文). “Niên thượng” nghĩa là công lớn tuổi hơn thụ, “niên hạ” nghĩa là công nhỏ hơn thụ. “Niên hạ” còn được QT dịch là “ngày tết”. (ノД≦ll);
+ Tự nhiên thụ/ tự nhiên công (天然受/天然攻) phát âm là Tiānrán shòu/tiānrán gōng. Loại này thường tính cách đơn thuần, không rõ ràng, có điểm trì độn (遲鈍).
+ Trong sáng thụ/ trong sáng công (小白受/小白攻) phát âm là Xiǎo bái shòu/xiǎo bái gōng. Loại này có điểm ngốc hơn tự nhiên thụ/công, khờ khạo về tình yêu, vô tri (無知). Thường đi kèm với ngược luyến (虐恋).
+ Thanh thủy văn (清水文) phát âm là Qīngshuǐ wén. “Thanh thủy” – nước trong, đây là thể loại trong sáng, ít cảnh xxx ( có khi không có), chỉ có chạm môi, nắm tay, … Chúng hủ không khoái nhưng cũng không bỏ được, thường để lại cục tức trong lòng chúng hủ. (#´∀`#)
+ H văn (H文) – một thể loại được chúng hủ quan tâm, ưu ái nhất, cũng phổ biến nhất. (つ∀`o) H gốc từ Nhật Bản là “Biến thái – Hentai” theo phiên âm lấy chữ đầu, thông thường chỉ những thứ 18+. H văn – là văn thường miêu tả dày đặc cảnh xxx, ít có nội dung. Trong truyện thường rape trước yêu sau, hoặc chỉ có rape – rape và rape. ヾ(´▽`*)ゝCảnh xxx được chúng hủ gọi tên thân mật là “xôi thịt” = ))), văn thiếu H thường rơi vào tình trạng cua đồng (河蟹).
+ Tra công tiện thụ/ tiện công tra thụ (渣攻賤受/賤攻渣受) phát âm là Zhā gōng jiàn shòu/jiàn gōng zhā shòu. “Tra” ý chỉ cặn bã, khốn nạn; “tiện” ý chỉ hèn nhát, ti tiện (卑賤), hèn mọn. Tra công tiện thụ: công đối xử tệ bạc với thụ, thụ mặt dày đeo bám công. Tiện công tra thụ: thụ đối xử tệ bạc với công, công mặt dày đeo bám thụ. Có “tra” thì có “tiện”, đúng là trời sinh 1 cặp. (●´△`)ノ. Ngoài ra, còn có loại cả công và thụ đều tra hoặc tiện nhưng hiếm gặp, có khi không thấy.
+ Lưu manh công/thụ (流氓攻/受) phát âm là Liúmáng gōng/shòu. Nghĩa: công hay thụ có tính lưu manh, côn đồ. Thường đi kèm với tốt bụng thụ/công (腹好受/攻).
+ Tốt bụng thụ/công (和善受/攻) phát âm là Héshàn shòu/gōng. Bạn thụ/công tính cách ôn hòa, hiền lành, tốt bụng, chưa phải thánh mẫu (聖母). ヽ(´ー`)ノ
+ Hacker văn (黑客文) phát âm là Hēikè wén. Hacker gần giống với đạo tặc, thích khách chỉ là trộm trên mạng thôi. Thể loại này thường kèm theo “thông minh thụ/công”. (ゝ∀・◎)
+ Mỹ nhân công/mỹ nhân thụ (美人攻/美人受) phát âm là Měirén gōng/měirén shòu. “Mỹ nhân” – người đẹp, ý chỉ diện mạo, hình dáng xinh đẹp (thụ), anh tuấn (công).
+ Đại thúc công/ đại thúc thụ (大叔攻/大叔受) phát âm là Dàshū gōng/dàshū shòu. “Đại thúc” – người không còn trẻ ( ~ U30 trở lên), thể loại “đại thúc thụ” thường kèm theo nhất thụ đa công (一受多攻). (≧∪≦) Vì sao á? “Gừng càng già càng cay, trai càng già càng hảo”. (〃^∇^)ノ
+ Ngạo kiều công/thụ (傲娇攻/受) phát âm là Ào jiāo gōng/shòu. Mặt ngoài thì làm bộ lạnh lùng, cường ngạnh nhưng bên trong lại ngại ngùng, xấu hổ, rất ôn nhu – đây chính là “ngạo kiều”. Nói đơn giản là “Ngoại lãnh nội nhiệt”.
+ Ôn nhu (温柔) phát âm là Wēnróu – tính cách ôn hòa, hiền lành, một người luôn đem lại cảm giác ấm áp cho người khác.
+ Công S thụ M/công M thụ S (S攻M受/M攻S受) phát âm là S gōng M shòu/M gōng S shòu – thể loại dị hình (つ皿`●)σ. S (Sadist) – là người khoái ngược đãi kẻ khác, M (Masochist) – là người bị ngược đãi mà vẫn khoái. Đúng là 1 đôi hảo hảo nga. (・д・`*) Ngoài ra, S&M có thể xem là viết tắt của cụm từ Servant & Master (Người hầu & chủ nhân) – thường thì cách hiểu này không phổ biến.
+ Huyết thống văn (血統文) hay Huyết duyến ky bán (血缘羁绊) bao gồm: phụ tử văn (父子文), huynh đệ văn (兄弟文), cậu cháu văn (舅姪文)… Nói chung, người có quan hệ huyết thống (incest). Huyết thống văn thường kèm theo niên thượng, niên hạ. Mình thì khoái niên hạ thôi. (≧∪≦)
+ Âu phong văn (欧风文) – thể loại viết theo văn phong phương Tây, hoàn cảnh, tên nhân vật Âu hóa.
+ Khảo cổ trộm mộ (考古盗墓) – thể loại mang đậm tính lịch sử, địa chất thường liên quan đến xác ướp, hầm mộ (Ai Cập).
+ Tiểu quan MB (小倌MB) – thời xưa có kỹ nữ chỉ gái bán xuân, nên tiểu quan chỉ trai bán sắc. ヾ(´∀`o) Hiện đại thì MB – Moneyboy ý chỉ các chàng trai phục vụ cho nam nhân khác vì tiền.
+ Đồng nghiệp – đồng nhân văn (同人文) – tiếng Anh còn gọi là fanfic, tiếng Nhật là doujinshi. Thể loại sử dụng các nhân vật trong các tác phẩm, phim truyện ( no BL) được yêu thích ghép đôi với nhau theo sở thích của người viết. Thường thì tên các nhân vật gốc được giữ nguyên, chỉ có nguyên tác bị thay đổi mà thôi. (´∀`) Chú ý, trước khi đọc đồng nghiệp văn phải đọc nguyên tác trước, nếu đọc đồng nghiệp trước thì suy nghĩ về nguyên bản của nguyên tác sẽ bị bẻ cong. Phi thường trả giá đắt đấy! ( ̄∀ ̄*)
+ Băng luyến văn (冰恋文) – http://www.handatuyet.com/2015/03/27/raw-dac-biet-cuoi-tuan-series-bang-luyen/
+ Sản nhũ văn (产乳文) – “sản nhũ” đây là bộ phận của người phụ nữ, dùng để cho con bú. Nhưng trong đam mỹ, 1 số tác giả cho nam nhân có bộ phận này và thường kèm thể loại sinh tử văn (生子文).
+ Sinh tử văn (生子文) – đây là 1 thể loại khá được ưa chuộng. Nam nhân yêu nhau thường không thể duy trì nòi giống. Để giải quyết vấn đề này, tác giả thường cho nhân vật của mình có khả năng sinh con. Các nguyên nhân dẫn đến việc nam nhân có thể có thụ tinh được thường song tính, khoa học hiện đại, loại thuốc đặc biệt, cơ thể và khí chất khác người, luyện võ công nào đó ( cổ trang), …
+ Bình thường công/ thụ (平凡攻/受) – thường kèm theo mỹ thụ/công. Bình thường nghĩa là không đẹp cũng không xấu, dễ nhìn. 丶(´ー`)ノ
+ Linh hồn chuyển hoán (灵魂转换) – thể loại rắc rối, ít được ưa chuộng. Thường linh hồn bị hoán chuyển là thụ. Ví dụ, công yêu thụ, 1 nguyên nhân gì đó thụ bị hoán chuyển linh hồn với kẻ thù công, rốt cuộc công yêu kẻ thù của mình ( linh hồn là em thụ).
+ Khiết phích văn (洁癖文) – thể loại cũng ít viết, nhưng không hiếm gặp. “Khiết phích” là người ưa sạch sẽ, thích dọn dẹp.
+ Ngược luyến tàn tâm(虐恋残心): thể loại kinh khủng nhất của đam mỹ, chuyên dùng lấy nước mắt của các fangirl, nhân vật đau đớn quằn quại chết đi sống lại thường là tình đơn phương, bị hiểu lầm, bị bắt làm thế thân…chia làm hai loại ngược tâm (虐心) và ngược thân (虐身).
+ Xuyên việt giá không (穿越架空): xuyên việt (穿越) – nhân vật xuyên qua thời gian hoặc không gian tới vùng không gian khác, giá không (架空) – không có thật, giả tưởng. Nếu thụ xuyên thì thường kèm theo chủ thụ, công xuyên thường kèm theo chủ công. Nhân vật chính có thể hồn xuyên (魂穿), thân xuyên (身穿) hoặc xuyên cả hồn và xác … Nếu xuyên trở lại gọi là phản xuyên việt (反穿越).
+ Tá thi hoàn hồn (借尸还魂) – nhân vật mượn xác nhập hồn vào, thường là thụ.
+ Thánh mẫu (聖母) – Công hay thụ thuộc loại thánh mẫu là người tốt đến bực mình, bất kể ai làm gì hại mình cũng đều tha thứ.
+ Cổ đại (古代) hay cổ trang (古装): Ám chỉ bối cảnh thời đại ngày xưa ở đất nước Trung Quốc (cụ thể). Thể loại này thường liên tưởng đến cổ phong nhã vận (古风雅韵) – thể loại nhẹ nhàng, mang tính lịch sử, nói về các phong tục mẫu mực thú vị thời xưa.
+ Hiện đại đô thị (现代都市): đam mỹ có bối cảnh nói về thời hiện đại.
+ Vị lai (未来): đam mỹ có bối cảnh ở tương lai.
+ Minh tinh văn (明星文): văn nói về nhân vật làm nghệ sĩ ( ca sĩ, diễn viên, … ).
+ Thâm tình (深情) – si tình (痴情): tình cảm chân thành, say mê với người mình yêu.
+ Thế thân văn (替身文): thế trong thay thế (代替), thân trong thân phận (出身) – ý chỉ người thay thế, cái bóng cho người đã khuất, hoặc ra đi.
+ Trùng sinh văn (重生文): trùng sinh (重生) – sống lại, quay về quá khứ, hồn ở hiện tại nhập vào xác cũ. P/s: Do sai sót của người đọc QT và cả QT nên bị hiểu nhầm chữ trùng trong trùng điệp (lặp lại) thành trọng trong trọng lượng (cân nặng).
+ Mặt than công/thụ (面瘫攻/受): là chỉ người mà xúc cảm không biểu hiện nhiều trên mặt, phần lớn thời gian khuôn mặt đều khá cứng & ít biểu tình.
+ Hài văn (諧文): thể loại có nhiều tình tiết gây cười, khôi hài (詼諧).
+ Dân quốc & văn cách (民国 & 文革): thể lại nói về lịch sử, văn hóa Trung Quốc nhưng có cải biên, sửa đổi 1 số sự kiện lịch sử hay con người.
+ SP = 训诫 Đại khái là chỉ sự giáo huấn răn dạy, có thể là đánh đòn, xử phạt, cũng có thể có cả tình tiết SM nữa (chỉ là bao gồm tình tiết thôi, chứ ko thì thành SM văn luôn rồi cần gì phân ra SP nữa).
+ 强取豪夺 (cường thủ hào đoạt) nghĩa là dùng sức mạnh hoặc quyền thế để giành lấy/cướp lấy thứ mình muốn. Cường trong cường bạo (強暴); thủ là ra tay, giành lấy; hào đoạt (豪奪) là ngang ngược, trắng trợn cướp.
+ Thảo căn (草根): thảo trong thảo trạch 草澤, căn trong Căn bổn 根本 – thảo căn theo nghĩa này là gốc nhà quê (bình dân). Thảo trong thảo suất (草率), căn trong căn tính(根性) – thảo căn theo nghĩa này là bản tính cẩu thả. Ngoài ra, theo yên nhiên@VNS, thảo căn còn có nghĩa là ương ngạnh (xuất phát từ câu “Dã hoả thiêu bất tận, Xuân phong xuy hựu sinh” – “Lửa đồng thiêu chẳng rụi, Gió xuân lại sinh sôi.”); chỗ nào cũng thấy; chỉ 1 nhóm người ưu tú nhưng đơn giản, không khoa trương, không tự đại, vui vẻ mà sống.
+ Trung nhị (中二) Xuất phát từ cụm từ “bệnh trung nhị” (gọi là chứng mồng hai) là tục ngữ của người Nhật Bản – chỉ sơ trung năm hai (tương đương với lớp 8 bên mình), thanh thiếu niên ý thức về cái tôi quá lớn đặc biệt là trong lời nói và hành động, tự tưởng coi mình là trung tâm. Mặc dù gọi là “bệnh” nhưng nó không cần thiết phải chữa, y học cũng không cho vào “bệnh tật”. Ở Việt Nam, “bệnh trung nhị” có tên gọi khác là “bệnh tuổi dậy thì”.
+ Sát thủ văn (杀手文): sát thủ (杀手) – người chuyên đi giết thuê, chém mướn.
+ Cẩu thối (狗腿) – đây là cách nói bóng gió của người Hồ Nam (Trung Quốc) đối với người khác. Ý tứ là đồ xấu xa, bày đặt thông minh hơn người (có ý ghen tị); người chuyên làm việc xấu (không biết phân biệt tốt xấu), cậy chủ lớn, khi dễ người khác cũng bị mắng là “cẩu thối”. Ở Việt Nam thường chửi là “đồ con chó”.
Share this:
Thích bài này:
Thích
Đang tải…