Các thực phẩm kiêng kỵ và những sai lầm tai hại khi uống trà mà bạn nhất định phải hết mức lưu ý

Trà là một loại thực phẩm rất thông dụng trong đời sống hằng ngày và có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng cũng giống như những loại thực phẩm khác, đều có những thực phẩm kiêng kỵ và những lưu ý khi dùng. Cùng nhau điểm qua những thực phẩm kỵ với trà và những sai lầm khi dùng trà để lưu ý hơn nhé!

Những thực phẩm kỵ với trà

Đường kính ức chế trà

Lá trà có tác dụng kích thích tuyến tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết dịch tiêu hóa và tăng cường chức năng tiêu hóa. Trà cũng có tính hàn nên có hiệu quả thanh nhiệt giải độc, nếu cho thêm đường kính vào sẽ làm ức chế hiệu quả thanh nhiệt, giải độc này của trà. 

Nhiều người thường có thói quen uống trà đường, thậm chí uống rất ngọt. Cũng có thông tin uống trà đường giúp giảm chóng mặt, tuột đường huyết. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng có mục đích, với liều lượng vừa phải (1 cốc trà khoảng 300ml chỉ nên pha cùng 1 muỗng cà phê đường) và không nên uống thường xuyên như 1 loại nước giải khát.

Trà ức chế tác dụng của thuốc Tây

Trong lá trà chứa axit tannic, nếu kếu hợp với một số loại thuốc sẽ có phản ứng hóa học dẫn tới kết tủa, ảnh hưởng tới sự hấp thụ thuốc vào cơ thể. Các chất kích thích như caffeine và theophylline nơi lá trà làm suy yếu hoặc có thể còn chống lại tác dụng an thần trong thuốc.

Thịt dê cùng trà gây táo bón

Thịt dê là loại thực phẩm có tác dụng bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên khi đang hoặc vừa ăn xong, bạn không nên uống trà vì trong thịt dê có nhiều protein, trong khi trà xanh có chứa axit tannic. Hai chất này phản ứng với nhau tạo thành hợp chất không thể tiêu hóa được, lại gây mất chất dinh dưỡng, bên cạnh đó gây ra táo bón. Nếu tình trạng tích tụ, táo bón này diễn ra thường xuyên, chất độc sẽ lưu trữ lại trong ruột, thấm ngược trở lại cơ thể, gây nguy hại cho sức khỏe.

Sau khi ăn thịt dê không nên lập tức uống trà, tốt nhất nên đợi từ 2 -3 tiếng sau.

Uống trà cùng bia rựu làm tổn thương thận

Chất theophylline có trong lá trà có tác dụng lợi tiểu. Còn chất acetaldehyde trong rượu khi uống vào chưa hoàn toàn được phân hủy. Nếu như bạn uống trà sau khi uống rượu sẽ làm cho chất acetaladehyde này chuyến hóa đi vào trong thận, dẫn tới một sự kích thích lớn trong thận. Điều đó đó gây ra tổn thương tới các chức năng của thận. Kéo theo đó nó có thể sản sinh ra một loạt các triệu chứng khác như lạnh thận, tiểu dắt, đau tinh hoàn ở nam giới.

Đậu nành đi cùng trà gây tổn hại sức khỏe

Đậu nành là một thực phẩm rất giàu chất đạm thực vật. Còn trà chứa axit amin có thể tạo ra đạm axit tannic, đây vốn là một chất gây hại cho sức khỏe.

Trứng và trà khống chế hấp thụ đạm

Trong trà đặc có chứa rất nhiều axit tannic, có thể khiến đạm trong trứng gà biến thành một chất khó tiêu, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và sử dụng chất đạm của cơ thể. Vì thế, nên hạn chế ăn hai loai này cùng nhau.

Những sai lầm nguy hiểm khi uống trà sai cách

Pha trà mà không qua tráng rửa

Vào gian đoạn hiện nay, quy trình thu mua và sản xuất trà đã có nhiều thay đổi.  Những công đoạn chế biến chè từ khi gieo trồng, thu hoạch cho đến chế biến, chúng ta đều không thể kiểm soát về vấn đề vệ sinh, dư lượng thuốc trừ sâu và các chất có hại có thể sẽ còn tồn đọng trong chè khô.

Vì vậy, khi uống trà, cần phải tráng rửa trà nước đầu tiên. Bạn hãy tráng trà qua nước ấm khoảng 30 giây nhằm loại bỏ bớt dư chất độc hại.

Uống trà trong lúc đói hoặc gần bữa ăn

Rất nhiều người có thói quen uống nước trà trước bữa ăn, kể cả uống trà trong khi ăn và khi vừa ăn xong. Điều này vô tình làm giảm sự tiết dịch dạ dày, làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn..

Bên cạnh đó, nước trà sau khi vào cơ thể sẽ làm loãng dịch dạ dày, dễ dàng hấp thụ một lượng lớn cafein vào cơ thể, gây chóng mặt, đánh trống ngực, yếu tay run chân.

Thói quen uống trà sau bữa ăn nếu duy trì lâu dài sẽ gây ra sự thiếu hụt sắt trong cơ thể, thậm chí gây ra chứng bệnh thiếu máu. Cách uống trà tốt nhất là nên cách một giờ trước và sau các bữa ăn, lúc bụng bạn không quá đói hoặc quá no.

Uống trà để qua đêm

Rất nhiều ngườicó thói quen nấu trà và để qua đêm, đến tận sáng hôm sau mới uống tiếp. Trên thực tế, trà để qua đêm có khả năng sẽ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm.

Không những vậy, trà càng ngâm trong nước lâu, những tồn dư như chất trừ sâu hoặc tạp chất trong quá trình sản xuất sẽ đủ thời gian để tan vào trà, gây nguy hiểm cho sức khỏe một cách nghiêm trọng.

Pha trà với nước đang sôi

Nhiều người thường đun sôi nước và bỏ trà vào ngay khi nước đang sôi và nghĩ điều đó sẽ giúp ra trà nhanh hơn. Tuy nhiên, thói quen này lại gây ra nồng độ axit cao trong dạ dày.

Cách chính xác để pha trà là đun sôi ấm nước, sau đó đặt ra ngoài bếp rồi bỏ trà vào trong ấm. Nhiệt độ tuyệt vời để pha trà là từ 58 đến 62 độ C.

Uống trà quá nhiều

Cơ thể tiêu thụ quá nhiều hàm lượng caffeine trong trà có thể dẫn đến bồn chồn, lo lắng và làm tăng nhịp tim. Bên cạnh đó, bổ sung caffeine quá mức (khoảng 300 mg caffeine tương đương với 6 cốc trà hay khoảng 1,2 lít nước trà) mỗi ngày có thể khiến bạn bị gián đoạn giấc ngủ và mệt mỏi.

Uống trà như thế nào là đúng cách

  • Chỉ nên uống khoảng 500 ml nước trà một ngày
  • Uống trà sau bữa ăn ít nhất 1 giờ
  • Luôn tráng sơ trà qua một nước trước khi pha
  • Pha trà với nước ấm ở nhiệt độ từ 58 đến 62 độ
  • Hạn chế cho đường vào trà
  • Không uống trà đã để qua đêm

Trà là một thực phẩm tốt, nhưng hãy sử dụng thật đúng cách để bảo vệ sức khỏe chúng ta nhé!

Rate this post

Viết một bình luận